Vì sao bát chánh đạo là con đường trung đạo

chỉ thực hành từng bướclàm trong sạch thân-tâm để làm trừ bỏ dục vọng. Đó là con đường tự thân, tự mình bước đi, tự mình thực hành chứ không dựa vào bất kỳ thế lực nào bên ngoài, không nhờ vào thánh thần siêu nhiên, không phụ thuộc vào ơn huệ của bề trên hay thượng đế. Đó là con đường “tự mình nỗ lực làm trong chính mình”.

Những hướng dẫn hay cách thức để thực hành con đường chánh đạo đó thì được gọi là Giáo Pháp (Dhamma), tức là những lời-dạy của Đức Phật. Vì Giáo Pháp là chân lý, cho nên những người bước vào con đường đạo là sống với Giáo Pháp, sống với những quy luật phổ quát của thế gian. Sống với những “lẽ thật” của sự-sống.

Con đường Bát Chánh Đạo cũng giống như một bản đồ chỉ đường vậy. Một lữ khách trên đường đời cần có nó để tìm ra cách để đi đến một mục tiêu mà mình muốn đến. Chúng ta học và thực hành con đường Bát Chánh Đạo để đi đến mục tiêu là tiêu trừ dục-vọng [tham, sân, si], làm trong sạch thân-tâm, tu dưỡng tâm thanh tịnh để đi đến mục tiêu cuối cùng là được giải thoát khỏi mọi dục-vọng và sự khổ do dục-vọng gây ra.

Bước đi trên con đường này, chúng ta để ý có ba (03) mảng mà con đường này được hình thành, đó là mảng sống theo Giới-hạnh, mảng Thiền tập, và mảng Trí tuệ.

Ba mảng thực hành này cần phải được thực hành một cách cùng-lúc với nhau trong đời sống hàng ngày. Đạo Phật bao gồm những phần như vậy.

Nguyên lý là như vầy: Một người bình thường sống theo Giới Hạnh thì luôn sống kiêng giữ không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống rượu và hút chích ma túy. Khi một người luôn sống giữ giới hạnh đạo đức thì lẽ thường người ấy sẽ có được tâm trong sạch. Mà tâm trong sạch thì mới giúp cho việc thiền tập. Ngay cả việc tu tập tâm (thiền) cũng tiếp tục tu dưỡng tâm trong sạch, và quay giúp phần kiêng giữ những giới hạnh đạo đức. Khi tâm được trong sạch và tĩnh lặng (định) thì trí tuệ sẽ có thể phát sinh trong tâm. Trí tuệ là cần thiết cho việc nhìn thấy mọi sự việc một cách khoa học, nhìn thấy đúng bản chất mọi sự như chúng đích thực là.

Theo giảng giải của Phật giáo thì nhiều người đã phải thực hành “con đường” này trong rất nhiều nhiều kiếp mới được kết quả tròn vẹn của sự giác ngộ và sự giải thoát hoàn toàn.

Con đường Bát Chánh Đạo bao gồm tám (08) phần thuộc ba mảng sau đây:

Trí Tuệ (panna)

  1. Hiểu biết đúng đắn (chánh kiến)
  2. Suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy)

Giới Hạnh (sila)

  1. Lời nói, ngôn từ đúng đắn (chánh ngữ)
  2. Hành động đúng đắn (chánh nghiệp)
  3. Nghề nghiệp, việc làm đúng đắn (chánh mạng)

Bao gồm: Lời nói ngôn từ đúng đắn, Hành động đúng đắn, và Nghề nghiệp đúng đắn.

1. Lời nói, ngôn từ đúng đắn (chánh ngữ) là những lời nói, ngôn từ, cách nói để mang lại sự thật, sự tôn trọng và ích lợi cho mình và người khác. Điều đó có nghĩa là kiêng cữ không nói dối, không nói láo; không nói lời vu khống bịa đặt; không nói lời khó nghe, không chửi bới, lăng mạ, dèm pha; không nói lời chia rẽ, gây thù hận; không nói tầm phào, tán dóc, nói kiểu ăn không ngồi rồi.

Chúng ta thường không coi trọng sự tác động “rất mạnh mẽ và nhanh chóng” của lời nói và cách nói. Lời nói và cách nói có thể làm một mối quan hệ bị cắt đứt ngay, làm một công việc to lớn bị sụp đổ ngay, hoặc có thể làm đau khổ một người ngay hoặc gây ra hận thù ngay!. Chúng ta thường không coi trọng việc kiểm soát lời nói và cách nói. Chúng ta đã từng biết lời nói nhục mạ của người khác có thể làm cho ta bực bội và thù hận họ. Vậy thì người khác cũng vậy, họ cũng bực bội và thù hận khi chúng ta nói lời không tử tế với họ.

Một lời nói đầy ác ý có thể làm tổn thương lòng người còn hơn vết thương do dao kiếm gây ra. Trong khi đó một lời nói nhẹ nhàng, đúng đắn (ái ngữ) có thể làm xoa dịu những vết thương, có thể làm yên ủi và thậm chí làm cảm động trái tim của những kẻ hung bạo nhất!.

Vì vậy, giới hạnh chánh-ngữ khuyên dạy chúng ta nên nói lời chân thật, nói sự thật; nói lời nhẹ nhàng, dễ nghe, nói lời thân mến, thân tình; nói lời tạo sự hòa đồng, đoàn kết, cảm thông nhau, nói cho vui lòng người, cho toại lòng ta; và nói những lời có nghĩa, có ý nghĩa, nói khi cần phải nói. Nói những lời lương thiện.

Đức Phật đã từng nói rằng: “Lời nói dễ nghe thì ngọt ngào như mật ong, lời nói chân thật thì đẹp như một bông hoa, lời nói sai trái thì không lành, giống như rác rưởi bỏ đi.”

2. Hành động đúng đắn (chánh nghiệp) là sự thể hiện sự tôn-trọng đối với sự sống, đối với tài sản và những mối quan hệ của người và của mình trong đời sống.

Tôn trọng sự sống có nghĩa là không sát sinh, không giết hại, không gây ra giết hại người và sinh vật khác [không sát sinh]. Tôn trọng tài sản là không ăn cắp, không lấy thứ không được cho; không lừa gạt, chiếm đoạt, cướp bóc của cải của người khác. [không trộm cắp]. Tôn trọng những mối quan hệ của mình và người khác là không quan hệ nam nữ bất chính, không ngoại tình, không làm phương hại đến tình cảm của người khác, không gây chia rẽ, không làm mất hạnh phúc của người khác. [không tà dâm].

3. Nghề nghiệp, công việc đúng đắn (chánh mạng) là cách một người làm công việc để sống, cách để mưu sinh trong đời. Ý nghĩa của nó cũng giống các giới hạnh Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp: làm việc gì cũng phải tôn trọng sự sống, sự bình an, và lợi lạc của người và sinh vật khác; không làm gì phương hại đến người và sinh vật khác; nói chung đó là chọn làm những việc lương thiện và hợp pháp.

Dễ hiểu hơn, nghề nghiệp, công ăn việc làm phải đúng đắn, chân chính, không làm tổn hại người khác, sinh vật khác, và môi trường sống. Đức Phật đã phân loại những nghề nghiệp bất thiện là những nghề: những nghề gây hại người, buôn bán người, kinh doanh trên thân xác hay sinh mạng con người; buôn bán thịt động vật; buôn bán những chất gây ghiền và độc hại như rượu bia, ma túy, và chất độc như thuốc độc, thuốc trừ sâu…

Nhiều người biện minh rằng mình phải làm những công việc đó vì xã hội có nhu cầu, hoặc vì đó là công việc phải làm để mưu sinh cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, một khi nghề nghiệp là bất thiện, là gây phương hại cho người và vật khác, là trái với truyền thống đạo đức và thậm chí là trái pháp luật hiện hành, thì đó là nghề nghiệp sai trái cần phải nên tránh bỏ. Ngược lại, ai cũng biện minh như vậy thì kẻ trộm cắp, kẻ cướp đêm cướp ngày, bọn lưu manh, kẻ buôn lậu vũ khí, kẻ kinh doanh tình dục, ma túy…cũng cho rằng họ làm những nghề đó để mưu sinh là đúng hay sao?

Nguyên tắc đạo đức của đạo Phật là: “Phàm khi mình làm gì cũng nên nghĩ đến hậu quả của nó. Nếu hành động, nghề nghiệp gì khi làm gây phương hại đến người khác, vật khác và chính mình, là trái đạo đức và pháp luật thì nên tránh bỏ!”. Hãy làm những nghề nghiệp chân chính. Những nghề nghiệp không đúng đắn và bất thiện luôn gây ra đau khổ cho người khác và xã hội thì phải nên tránh bỏ. Những người làm nghề nghiệp không chân chính, bất thiện, phi pháp thì cũng là kẻ thù của chúng sinh, của đồng loại, của xã hội, của cả chính quyền.

Dù sống cả trăm năm,

Không giới hạnh đạo đức, Và cũng không tự chủ

Cũng không bằng một ngày, Sống một ngày thật sự,

Đạo đức và hành thiền.

(Kinh Pháp Cú – Kệ 111)

Thiền tập (bhavana)

  1. Nỗ lực đúng đắn (chánh tinh tấn)
  2. Chú tâm, quán niệm đúng đắn (chánh niệm)
  3. Tập trung tâm một cách đúng đắn (chánh định)

“Cả ‘biển’ người bên sông không mấy ai sang được, bờ giải thoát bên kia.

Mọi người đi lên xuống luẩn quẩn bên bờ này".

Ai thực hành Giáo Pháp Như đã được giảng bày

Sẽ vượt qua Sinh Tử, vốn rất khó vượt qua”.

(Kinh Pháp Cú – Kệ 85 & 86)

Thiền Tập (Tu dưỡng tâm):

Ba phần còn lại của con đường Bát Chánh Đạo là dành việc tu tập tâm, phát triển tâm, bằng cách làm trong sạch tâm. Về lý thì đơn giản là vậy.

Con người còn đau khổ là còn dính dục-vọng và những sự không-trong-sạch (ô nhiễm, bất tịnh) trong tâm. Bây giờ chúng ta tập làm trong sạch tâm. Việc tu tập và tu dưỡng tâm như vậy gọi là “thiền”.

Ba phần của mảng này là Nỗ lực đúng đắn (chánh tinh tấn), Chú tâm đúng đắn (chánh niệm) và Định tâm đúng đắn (chánh định). Thực ra Đức Phật chưa bao giờ nói riêng về thiền định, thiền tuệ chánh niệm, nhưng sự kết hợp ba phần này được Phật gọi chung là thiền, là tu tập tâm.

1. Nỗ lực đúng đắn(chánhtinhtấn) là thái độ phấn đấu và phát huy hết những năng lực thân- tâm để kiên trì thực hành việc tu tập tâm. Đó là lòng nhiệt-thành về đạo, là tính kiên-trung, kiên- nhẫn để tu theo con đường đạo, không thoái chí, và đặc biệt không đi sai lầm, không đi lệch đường, không phí công sức theo những cách thực hành sai trái. Đó là :

  1. Nỗ lực tránh những điều xấu sai chưa làm (chưa có);
  2. Nỗ lực trừ bỏ những điều xấu sai đã lỡ làm (đã có);
  3. Nỗ lực làm những điều thiện tốt chưa làm (chưa có); và
  4. Nỗ lực phát huy và tu dưỡng những điều thiện tốt đã làm (đã có).

Về nguyên lý, nếu luôn nỗ lực làm tốt bốn điều trên, thì tạo cơ duyên để phát triển những phẩm chất trong sạch trong tâm và loại bỏ dần những phẩm chất ô nhiễm trong tâm. Lý chỗ này cũng là điều dễ hiểu.

Chánh tinh tấn luôn đi kèm và giúp đỡ cho chánh niệm.

2. Sự chú tâm đúng đắn (chánh niệm) là một kỹ-thuật và một công cụ quan trọng bậc nhất trong thực hành tu tập tâm theo đạo Phật—đặc biệt rất quan trọng đối với những người tu thiền để dẫn đến trí-tuệ minh sát mang tính giải thoát. Sự chánh- niệm được tu tập bằng cách chú-tâm, chú-ý, ý-thức, luôn-biết rõ ràng về những gì xảy đến và biến mất, về những điều là đúng hay sai, về những bản chất đích thực của sự-sống.

Cụ thể, trong kinh "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm" Đức Phật đã hướng dẫn mọi người chú-tâm [chánh niệm, quán niệm] về bốn phần chính của thân và tâm của mình.

Cụ thể là: chúng ta tu tập sự chú tâm chánh niệm vào những phần thuộc Thân chúng ta. Đó là chú tâm vào từng tư thế của thân [đi, đứng, nằm, ngồi; bao gồm cả hơi-thở vào-ra của chúng ta]; (ii) chú tâm vào từng cảm giác của thân [cảm giác dễ chịu, không dễ chịu, cảm giác trung tính]; (iii) chú tâm vào tâm của mình [trạng tái tâm tham hay không tham; sân giận hay không sân giận; ngu mờ, si mê hay không ngu mờ si mê); và (iv) chú tâm vào từng đối-tượng-của-tâm [như những chướng- ngại nào cản trở sự định tâm ; những vấn đề giáo pháp như Tứ Diệu Đế, Năm Uẩn, Bảy yếu tố giúp giác ngộ…).

Công cụ và mục tiêu chánh niệm đã được Đức Phật giảng dạy rất rõ trong bào kinh "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm" (Tứ Niệm Xứ) đó.

[Sau Phật, có rất nhiều hướng dẫn về phương pháp thiền Chánh Niệm này. Ngày nay cũng có rất nhiều sách hướng dẫn về thiền Chánh Niệm, tức thiền minh sát. Không có phương pháp thiền chánh niệm này (sau thiền định) thì người tu không thể đạt đến trí-tuệ giác ngộ và mục tiêu giải thoát của đạo Phật.]

Ngoài giờ thiền tập chính thức, sự chú tâm đúng đắn (chánh-niệm) cũng nên được áp dụng và thực hành trong suốt thời gian sống của mỗi người; người tu tập chú-tâm, ý thức rõ, qians sát, tỉnh giác vào từng hành động, từng cảm giác, và từng tâm ý của mình trong suốt thời gian sinh hoạt hằng ngày. Mục đích là làm cho tâm luôn luôn ý thức, tỉnh thức, tỉnh giác về mọi thứ đang xảy ra trong thân- tâm của chúng ta.

3. Tập trung tâm đúng đắn (chánh định) là việc định tâm một cách đúng đắn, sự thiền định một cách đúng đắn. Thiền định là tu tập tâm tập trung [cố định, hợp nhất, hội tụ] vào một đối tượng duy nhất nào đó [ví dụ hơi-thở] để làm cho tâm không bị xao lãng, không lăng xăng chạy nhảy, làm cho tâm tĩnh-lặng, đạt định, đạt đến mức độ chánh-định thâm sâu. Đây mục-tiêu của “thiền định”.

Sự chú-tâm (chánh niệm) là công cụ và cách thức của thiền-quán [hay thiền tuệ minh sát, thiền chánh niệm]; trong khi đó sự tập-trung tâm vào một đối tượng, hội tụ tâm vào một điểm là công cụ và cách thức của thiền-định để đạt đến trạng tái đạt định của tâm (chánh định).

Chánh-định hay thiền-định là cố-định tâm, tập- trung tâm, hay “dán” tâm vào một đối tượng duy- nhất, một điểm duy-nhất (nhất-điểm). Tâm ‘ghim’ chặt vào đối tượng, không chú tâm hay dướng tâm qua chỗ khác hay đối tượng khác.

Còn chánh niệm hay thiền-quán chú tâm, quán sát, tỉnh giác, “nhìn vào” tất cả từng đối tượng của thân hoặc tâm, không bỏ sót một đối tượng nào đến và đi, khởi lên và biến mất.

Mục đích sơ khởi của hai công cụ thiền này cũng là làm an-định tâm, giúp tâm tránh-xao-lãng, tránh-phản-xạ lăng xăng với những đối tượng và tác động của cảnh trần bên ngoài; làm cho tâm không còn bất an, lo lắng, buồn ngủ, si mê, lười biếng, hoặc khởi sinh tham, sân, si... khi gặp phải những đối tượng của cảnh trần. Nguyên lý là vậy.

Từ những nguyên lý trên, chánh-định cũng như chánh-niệm mang lại hai ích lợi rất lớn cho việc tu dưỡng tâm. Đó là (i) làm thân và tâm khỏe mạnh, lành mạnh, dễ chịu, hoan hỷ, bình lặng, bình an. Và huấn luyện tâm, tu dưỡng được cái “tâm trong- sạch và định-sâu” làm công cụ để nhìn-thấy mọi sự vật đúng thực như bản chất của chúng. Và làm như vậy là tạo ra trí tuệ.

Tóm lại, con đường Bát Chánh Đạo gồm tám phần, được chia làm ba “mảng” tu tập. Theo Đức Phật, đó là con đường tốt nhất và duy nhất giúp dẫn đến (a) khả năng từ bỏ dục-vọng, (b) khả năng tu tập tâm trong-sạch và đạt-định, và nhờ đó (c) khả năng nhìn thấy mọi sự đúng thực như chúng là: đó là trí tuệ, sự giác ngộ, và sự giai thoát (khỏi mọi sự khổ).

Theo luận giảng, Phật cũng giống như một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc đã định rõ được nguyên- nhân căn bệnh của chúng sinh và con người; sau đó vị thầy đã kê ra những toa-thuốc và những phương- pháp trị liệu. Nguyên-nhân bệnh và cách-chữa bệnh được nói ra trong Tứ Diệu Đế. Còn việc có chịu làm theo toa-thuốc và cách-chữa bệnh hay không là tùy thuộc ở nơi chúng ta—những ‘bệnh-nhân’ của căn-bệnh sinh-tử của thế gian.

Hãy cố gắng tu tập từ bước đầu của “con đường” của Đức Phật. Về mặt tâm lý và lẽ thật, có vẻ đó là con đường rõ-ràng và đáng-hy-vọng nhất cho vấn đề khổ và sinh-tử của chúng ta. Đừng để đến khi gần lúc gần đất xa trời mà vẫn chưa một lần tìm-hiểu và đặt-chân lên “con đường” này.

Đức Phật nói rằng:

“Có hai lỗi lầm mà người đời hay mắc phải trên con đường đi đến chân lý: Đó là không đi hết trọn con đường, và/hoặc không bao giờ khởi hành.”

Nguồn:Vấn Đáp Phật Giáo- Lê Kim Kha (biên soạn)