Ví dụ về thành tựu khoa học công nghệ

Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ văn hóa – Câu 3 trang 109 SGK GDCD lớp 11. Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết.

Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết.

Ví dụ về thành tựu khoa học công nghệ

–         Từ một nền kinh tế kém phát triển đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, nước ta coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thức đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.

Để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ: giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

–         Ví dụ: KHKT trong nông nghiệp tạo ra máy gặt, máy cấy thay cho sức lao động của con người

[ĐCSVN] – Khoa học công nghệ được ứng dụng trong ngành nông nghiệp, cùng với sự vào cuộc của các địa phương đã góp phần đổi mới và đóng góp hiệu quả vào phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN] Huỳnh Thành Đạt, Bộ đang hoàn thiện tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia, sắp xếp lại các chương trình quốc gia và đề xuất các giải pháp đổi mới cách thức triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia để đạt hiệu quả nhất, thuận lợi nhất.

Theo đó, đối với các nhiệm vụ địa phương phải đánh giá để đề xuất cách triển khai mới nhằm tăng hiệu quả; khai thác kết quả những dự án hiện có để ứng dụng cho địa phương thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng cho rằng, những thành tựu khoa học và công nghệ của ngành nông nghiệp đã đóng góp chung vào thành tựu của ngành khoa học và công nghệ, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung. Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp đưa Việt Nam trở thành một trong 15 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản, nhiều nông sản Việt Nam đã có mặt trên các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất. Khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Tuy nhiên, dư địa và nguồn lực phát triển ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều, thời gian tới cần ưu tiên tập trung vào nhiệm vụ đặc thù và sản phẩm chủ lực của địa phương để khẳng định giá trị thương hiệu nông sản Việt trong nước cũng như xuất khẩu.

Để khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ KH&CN sẽ ưu tiên nguồn lực để tập trung nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thực hiện thí điểm hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn - lĩnh vực đặc thù nên cần sự ưu tiên đặc biệt, trong đó chú trọng nhiệm vụ đặc thù, sản phẩm chủ lực của địa phương.

Ứng dụng KH&CN phát triển kinh tế địa phương

Theo Bộ KH&CN, để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp nhiều địa phương đang đẩy mạnh ứng dụng KH&CN để thực hiện mục tiêu sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh.

Có thể thấy, tại Bến Tre, việc ứng dụng KH&CN đã giúp nhiều sản phẩm dừa của tỉnh tăng giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Dừa Bến Tre từng bước nâng tầm thế giới. Những năm trước đây, công nghệ và thiết bị ngành công nghiệp chế biến dừa của Bến Tre còn thô sơ, sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, trình độ chỉ ở mức thấp đến trung bình. Các sản phẩm chế biến từ dừa có giá trị thấp, gặp khó khăn khi gia nhập vào thị trường xuất khẩu.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 182 doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động đa dạng. Một số ngành chính như chế biến vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, nước dừa chiếm 28,52% tổng số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 9.500 lao động.

Theo Sở KH&CN tỉnh Bến Tre, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực. Việc nhập nội nguồn gen cây dừa và bình tuyển cây đầu dòng đã cung cấp nhanh số lượng lớn các cây dừa giống đủ tiêu chuẩn, cây giống đã thích nghi tự nhiên với các điều kiện sinh thái.

Đối với các vùng trồng dừa và các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ dừa, được hỗ trợ kinh phí xây dựng, áp dụng và chứng nhận lần đầu tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP.

Còn tại Tiền Giang, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, ứng dụng KH&CN vào khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây là môt trong những bước đi quan trọng của tỉnh. Tiền Giang có lợi thế về sản xuất nông nghiêp, trọng điểm là cây ăn trái. Do vây, viêc lựa chọn chiến lược đầu tư và thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây là hướng đi phù hợp và được triển khai thực hiện nhiều năm qua. Đến nay, Tiền Giang có khoảng 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động, với công suất trên 47.000 tấn/năm.

Để tận dụng và phát huy tối đa các tiềm năng sẵn có của tỉnh và gắn tái cấu trúc công nghiệp với tái cơ cấu nông nghiệp, trong thời gian tới Tiền Giang tiếp tục tập trung thu hút các doanh nghiệp công nghiệp chế biến trái cây đầu tư vào tỉnh.

Về lâu dài, tỉnh Tiền Giang sẽ thực hiên liên kết để hình thành vùng nguyên liệu lớn vừa phát huy hiệu quả của khoa học công nghệ, vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu với số lượng lớn, đáp ứng cho công nghiệp chế biến; hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn nguyên liệu đầu vào mang tính ổn định và bền vững cho công nghiệp chế biến…/.

BL

Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết.

Câu 3: Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết.

Bài làm:

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

  • Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra
  • Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
  • Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
  • Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ

- Ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết:

  • Trong nông nghiệp, tạo ra máy cày, máy gặt, máy cấy để phục vụ sản xuất lúa nước cho bà con nông dân, giảm sức lao động tay chân.
  • Trong cuông nghiệp sáng tạo ra hệ thống lắp ráp tự động cuộn cảm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ [KH&CN] Việt Nam đẩy mạnh việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu, thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống của nhân dân, thương mại hóa các sản phẩm khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 5 [18/5] và kỷ niệm 43 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam [20/5/1975-20/5/2018], cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ. Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.

Theo Giáo sư, Viện sỹ, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Châu Văn Minh, sau 43 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam hiện có 52 đơn vị trực thuộc, trong đó có 33 viện và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành là những đơn vị thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản và phát triển công nghệ, 1 học viện khoa học và công nghệ, 1 trường đại học khoa học và công nghệ, đóng trên nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó có 2 trung tâm xuất sắc lần đầu tiên ở Việt Nam về toán học và vật lý đã được UNESCO công nhận và bảo trợ.

Trải qua 43 năm thành lập và phát triển, qua nhiều lần chuyển đổi tên gọi và nhiều thế hệ lãnh đạo, Viện luôn là cơ quan nghiên cứu khoa học quan trọng hàng đầu của cả nước về khoa học công nghệ. Viện đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Độc lập hạng nhất [2000] và Huân chương Hồ Chí Minh [2010]. Nhiều tập thể và cá nhân các nhà khoa học được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ và nhiều giải thưởng khoa học khác. Hiện nay, Viện đang chủ trì thực hiện nhiều chương trình, dự án quan trọng như: chương trình khoa học công nghệ vũ trụ, chương trình Tây Nguyên 3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; dự án về công nghệ tế bào gốc phục vụ chữa bệnh; dự án Trung tâm giám định ADN hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin; dự án Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; dự án sản xuất thép từ bùn đỏ, chất thải của quá trình chế biến quặng bô xít ở Tây Nguyên...; tiếp tục thực hiện các dự án hợp tác với Pháp về vệ tinh quan sát trái đất sau khi đã thực hiện thành công dự án VNREDSAT-1; các dự án trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; các dự án phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn…

Nhân Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và Ngày truyền thống của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận những thành tích xuất sắc mà Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, các thế hệ trí thức, các nhà khoa học đã lao động quên mình, vượt qua khó khăn, gian khổ để đạt được trên tất cả các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, nghiên cứu phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở trình độ cao cho đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, với truyền thống vẻ vang của Viện qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học tiêu biểu của cả nước, với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của các bộ, ngành, địa phương, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển bền vững đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, với tiềm lực khoa học và công nghệ đạt trình độ tiên tiến ở khu vực Đông Nam Á, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nhiệm vụ trong Quy hoạch phát triển Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là rất nặng nề, với nhiều chỉ tiêu phấn đấu ở mức cao đòi hỏi toàn thể cán bộ, viên chức, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm phải đoàn kết, nỗ lực phấn đấu mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện cần quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 19 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo của các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu, triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các hướng khoa học và công nghệ mũi nhọn, có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu của cách mạng 4.0.

Cùng với đó, Viện tiếp tục nghiên cứu nhằm đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ, tạo môi trường, động lực cho các nhà khoa học cống hiến, sáng tạo. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Viện cần chủ động đổi mới cơ chế từ việc đề xuất đến việc cấp kinh phí, thanh quyết toán, nghiệm thu các chương trình, nhiệm vụ, dự án, đề tài khoa học, làm sao phải đảm bảo được chất lượng hiệu quả khoa học của các kết quả nghiên cứu và phải tiết kiệm, chống lãng phí trong nghiên cứu khoa học. Tiếp tục triển khai các chương trình phát triển khoa học cơ bản trong một số lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như: Toán học, vật lý, đa dạng sinh học, khoa học sự sống, khoa học trái đất, khoa học biển.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đẩy mạnh việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu, thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống của nhân dân, thương mại hóa các sản phẩm khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ trong và ngoài nước, đặc biệt hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Tăng cường chủ động hội nhập quốc tế theo hướng mở rộng hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia, hợp tác nghiên cứu chung với đối tác chiến lược, các nước tiên tiến để chuyển giao hoặc tạo ra được những sản phẩm khoa học và công nghệ đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; xây dựng mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ của Viện tại các địa bàn trọng điểm có công nghệ nguồn, công nghệ cao.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu, đề xuất của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Châu Văn Minh; Giáo sư, Viện trưởng Viện Toán học Phùng Hồ Hải; Phó Giáo sư,Viện trưởng Viện công nghệ sinh học Chu Hoàng Hà, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ, ngành, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định cho phù hợp nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học yên tâm cống hiến, phục vụ đất nước.

Ngày 18/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ, trong đó quy định lấy ngày 18/5 hằng năm là “Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam”. Đây là một ngày có ý nghĩa không chỉ nhằm tôn vinh các nhà khoa học và thành tựu khoa học công nghệ, tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học mà còn nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, về tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn: //www.dangcongsan.vn/preview/newid/484056.html