Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC      NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Oanh Vũ Kim                                                                                                                                                                                    1 month ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Thanh Tú Đinh Thị                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Thắng Quang                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Phương Thu                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

vanduongNguyen3                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Huynh Thieu luong                                                                                          , Student at Cao đẳng Y dược pasture                                                                                                                         1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

TrnCc6                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Dương Phạm Đình                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Vân Đỗ Thị Thu                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Acous Huy                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

nguyenthuvan0803                                                                                                                                                                                    1 year ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

HChuHi                                                                                                                                                                                    2 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Sarah Emi                                                                                                                                                                                    2 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

conmehue                                                                                                                                                                                    2 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

ssuser33684f                                                                                                                                                                                    2 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Giang Giang                                                                                                                                                                                    3 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Nhật Trường Hồ                                                                                                                                                                                    3 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Hoàng Hiển                                                                                                                                                                                    3 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

huongngoc123                                                                                                                                                                                    3 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Tara Mokomis                                                                                                                                                        at Ho Chi Minh City, Vietnam                                                            5 years ago

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Oanh Vũ Kim 1 month ago Oanh Vũ Kim

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Thanh Tú Đinh Thị 1 year ago Thanh Tú Đinh Thị

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Thắng Quang 1 year ago Thắng Quang

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Phương Thu 1 year ago Phương Thu

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

vanduongNguyen3 1 year ago vanduongNguyen3

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Huynh Thieu luong                                                              , Student at Cao đẳng Y dược pasture                                                                                                                       1 year ago Huynh Thieu luong                                , Student at Cao đẳng Y dược pasture

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

TrnCc6 1 year ago TrnCc6

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Dương Phạm Đình 1 year ago Dương Phạm Đình

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Vân Đỗ Thị Thu 1 year ago Vân Đỗ Thị Thu

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Acous Huy 1 year ago Acous Huy

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

nguyenthuvan0803 1 year ago nguyenthuvan0803

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

HChuHi 2 years ago HChuHi

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Sarah Emi 2 years ago Sarah Emi

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

conmehue 2 years ago conmehue

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

ssuser33684f 2 years ago ssuser33684f

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Giang Giang 3 years ago Giang Giang

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Nhật Trường Hồ 3 years ago Nhật Trường Hồ

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Hoàng Hiển 3 years ago Hoàng Hiển

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

huongngoc123 3 years ago huongngoc123

Ví dụ về luận đề trong nghiên cứu khoa học

Tara Mokomis                                                                                                                            at Ho Chi Minh City, Vietnam                                                           5 years ago Tara Mokomis                                 at Ho Chi Minh City, Vietnam

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  1. 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. ********* *********** ĐỀ CƯONG CHI TIẾT MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Khoa học 1.1.1. Định nghĩa 1.1.2. Quy luật hình thành và phát triển khoa học 1.1.3. Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học 1.1.4. Phân loại khoa học 1.2. Công nghệ 1.2.1. Khái niệm công nghệ 1.2.2. Phân biệt giữa khoa học và công nghệ 1.3. Nghiên cứu khoa học 1.3.1. Chức năng cơ bản của NCKH: 1.3.2. Nhận thức khoa học (tri thức khoa học) 1.3.3. Các đặc điểm của NCKH 1.3.4. Các loại hình NCKH 1.4. Đề tài NCKH: 1.4.1. Khái niệm 1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.4. Mục tiêu nghiên cứu 1.4.5. Đặt tên đề tài 1.4.6. Tổ chức đề tài Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1. Thiết lập sự kiện 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Phát hiện vấn đề nghiên cứu: 2.1.3. Ý tưởng nghiên cứu 2.2. Xây dựng khái niệm 2.2.1. Định nghĩa 2.2.2 Cấu trúc của khái niệm: 2.2.3. Định nghĩa một khái niệm. 2.2.4. Các thao tác trên khái niệm
  2. 2. 2.3. Xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu: 2.3.1. Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu 2.3.2. Chức năng cơ bản của giả thuyết khoa học là tiên đoán 2.3.3. Nội dung khoa học của giả thuyết nghiên cứu 2.3.4. Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu 2.3.5. Cách kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2.4.1.1. Xây dựng khái niệm và lựa chọn thuật ngữ 2.4.1.2. Nghiên cứu tư liệu 2.4.1.3. Nhận dạng sơ bộ các qui luật của sự vật 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 2.4.2.1. Khái niệm: 2.4.2.2. Phân loại các phương pháp thực nghiệm: 2.4.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 2.4.2.4. Nơi tiến hành thực nghiệm 2.4.2.5. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm 2.5. Trình tự nghiên cứu khoa học 2.5.1. Lựa chọn đề tài 2.5.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu 2.5.3. Tiến hành nghiên cứu Chương 4. VIẾT VÀ CÔNG BỐ KÊT QUẢ NCKH 4.1. Viết báo cáo 4.1.1. Mục đích: 4.1.2. Nội dung: 4.1.3. Kết cấu chung của báo cáo 4.1.4. Cách đánh số chương, mục của báo cáo 4.1.5. Kết luận 4.2. Công bố kết quả nghiên cứu 4.3. Các loại sản phẩm công bố 4.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu
  3. 3. NỘI DUNG MÔN HỌC CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khoa học là gì? Công nghệ là gì? NCKH là gì? 1.1. Khoa học: 1.1.1. Định nghĩa: - Là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên , xã hội, tư duy. - Là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. - Là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác (ở đối tượng và hình thức và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt). 1.1.2. Quy luật hình thành và phát triển khoa học: Trong nghiên cứu, người nghiên cứu có thể xuất hiện nhiều loại ý tưởng: - Hình thành một phương hướng khoa học mới - Đề xướng một trường phái khoa học mới - Xây dựng một bộ môn khoa học mới Quy luật về sự phân lập các khoa học Chúng được sinh ra từ những quy luật nội tạng: Quy luật về sự tích hợp các khoa học Các khái niệm cơ bản Nội dung cơ bản của NCKH Viết và công bố các kết quả NCKH Viết luận văn tốt nghiệp thạc sĩ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NCKH
  4. 4. a, Sự phân lập khoa học là gì? Là sự tách một bộ môn khoa học mới ra khỏi một bộ môn khoa học đang tồn tại. Bản chất của quá trình phân lập các khoa học là đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học để hình thành một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn. Hoá học  Hoá vô cơ, Hữu cơ, Phân tích... Toán học  Số học, Đại số, Hình học, Lượng giác... b, Sự tích hợp các khoa học là gì? Là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ môn khoa học riêng lẻ để hình thành một bộ môn khoa học mới. Hoá học + Vật lý  Hoá lý Hoá học + Sinh vật  Hoá sinh Hoá học + Nông nghiệp  Hoá nông Hoá học + Công nghiệp  Hoá công nghiệp 1.1.3.. Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học: Tiêu chí 1: Có một đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là gì? Là bản thân sự vật hoặc hiện tượng được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học. Tiêu chí 2: Có một hệ thống lý thuyết Bao gồm: Những khái niệm, phạm trù, qui luật, định luật, định lý... Hệ thống lý thuyết của một bộ môn Khoa học bao gồm: - Bộ phận riêng có (đặc trưng) - Những cơ sở lý thuyết kế thừa từ các bộ môn khoa học khác Tiêu chí 3: Có hệ thống phương pháp luận Gồm 2 bộ phận - Phương pháp luận riêng có - Phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác Tiêu chí 4: Có mục đích ứng dụng 1.1.4. Phân loại khoa học: Các quan điểm tiếp cận phân loại khoa học - Phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học - Phân loại theo mục đích ứng dụng khoa học - Phân loại theo mức độ khái quát hoá của khoa học - Phân loại theo tính tương liên giữa các khoa học - Phân loại theo kết quả hoạt động chủ quan của con người - Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hay chương trình đào tạo
  5. 5. - Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học 2.. Công nghệ là gì? - Là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề kỹ thuật - Công nghệ là một cơ thể kiến thức + Một hoặc một số giải pháp để quyết một số vấn đề kỹ thuật + Con đường để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật + Toàn bộ kiến thức được chuyển vào hệ thống, bất kể từ nguồn nào để luận cứ cho sự phát triển - Công nghệ là một phương tiện - Công nghệ gồm bốn phần + Phần kỹ thuật + Phần thông tin + Phần con người + Phần tổ chức Khái niệm công nghệ hiện được dùng không chỉ trong công nghiệp mà đã thâm nhập vào hàng loạt bộ môn khoa học và lĩnh vực hoạt động khác nhau như: công nghệ dạy học, công nghệ quản lý, công nghệ kiểm tra... Phân biệt giữa khoa học và công nghệ Khoa học - NCKH mang tính xác suất - Hoạt động khoa học luôn đổi mới, không lặp lại - Sản phẩm khó được định hình trước - Sản phẩm mang đặc trưng thông tin - Lao động linh hoạt và tính sáng tạo cao - Có thể mang mục đích tự thân - Phát minh khoa học tồn tại mãi với thời gian Công nghệ - Điều hành công nghệ mang tính xác định - Hoạt động công nghệ được lập theo chu kỳ - Sản phẩm được định hình theo thiết kế - Đặc trưng sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào - Lao động bị định khuôn theo qui định - Không mang mục đích tự thân - Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật
  6. 6. 3. Nghiên cứu khoa học là gì? 3.1. Chức năng cơ bản của NCKH: Mục đích của NCKH: - Nhận thức thế giới - Cải tạo thế giới Thông qua các chức năng cụ thể: a, Mô tả: - Là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật - Mục đích: đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho con người một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác biệt về bản chất giữa một sự vật này với một sự vật khác. Bao gồm: + Mô tả định tính (chỉ rõ các đặc trung về chất) + Mô tả định lượng (chỉ rõ các đặc trưng về lượng) b, Giải thích: - Là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. - Mục đích: đưa ra những thông tin thuộc về thuộc tính bản chất của sự vật để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài mà còn cả những thuộc tính bên trong của sự vật. Bao gồm: + Giải thích nguồn gốc + Giải thích quan hệ + Giải thích tác nhân + Giải thích mối liên hệ + Giải thích hậu quả + Giải thích quy luật chung c, Tiên đoán: Là sự nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự vật trong tương lai. d, Sáng tạo: Là sự làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại 3.2. Nhận thức khoa học (tri thức khoa học) a, Nhận thức thông thường: - Được tích luỹ thông qua công việc, hoạt động hàng ngày - Kết quả: kinh nghiệm, riêng lẻ, phỏng đoán, là cái mới nhưng mang tính chủ quan Tri thức thông thường chỉ giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn hẹp và trực tiếp b, Nhận thức khoa học; - Được tích luỹ từ quá trình NCKH - Được biểu hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, tiền đề, quy luật, định luật, định lý, lý thuyết, học thuyết... Nhận thức thông thường là cơ sở, là tiền đề để nhận thức khoa học.
  7. 7. Nhận thức thông thjường càng sâu sắc, phong phú là điều kiện quan trọng để có nhận thức khoa học đúng đắn. 3..3. Các đặc điểm của NCKH a, Tính mới NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật mà con người chưa biết. Vì vậy, quá trình NCKH luôn là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học b, Tính tin cậy Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khã năng kiểm chứng lại nhiều lần, do nhiều người khác nhau thực hiện trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. c, Tính thông tin Sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin sản phẩm của NCKH được thể hiện: một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm... d, Tính khách quan Vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn của người NCKH. e, Tính rủi ro Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau: - Do thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu. - Do trình độ, kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu kiểm chứng giả thuyết. - Do khã năng của người nghiên cứu chưa đủ tầm xử lý vấn đề - Do giả thuyết nghiên cứu đặt sai - Do những tác nhân bất khả kháng g, Tính kế thừa Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong trong các lĩnh vực khoa học rất khác xa nhau. Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu. h, Tính cá nhân Vai trò cá nhân trong sáng tạo mang tính quýêt định
  8. 8. i, Tính phi kinh tế - Lao động NCKH rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất. - Những thiết bị chuyên dụng trong NCKH hầu như không thể khấu hao nếu được đặt trong Labo của các nhà nghiên cứu - Hiệu quả kinh tế của NCKH hầu như không thể xác định 3.4. Các loại hình NCKH a. Nghiên cứu cơ bản - Là nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và qui luật của sự vật hoặc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người. - Hình thức: + Nghiên cứu thuần tuý lý thuyết + Nghiên cứu thực nghiệm (nghiên cứu một quy luật chưa biết nào đó) Nghiên cứu cơ bản thuần tuý Chia làm 2 loại Nghiên cứu cơ bản định hướng - Sản phẩm: các phát hiện, phát kiến, công thức, phát minh và thường dẫn đến việc hình thành 1 hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Trong nghiên cứu cơ bản cần làm rõ một khái niệm sau: - Phát minh là sự phát hiện ra những qui luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giối vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi nhận thức của con người - Phát minh chỉ mới là những phát hiện về qui luật, không thể áp dụng ngay vào sản xuất hoặc đời sống và vì vậy phát minh không có giá trị thương mại, không có quốc gia nào bảo hộ pháp lí đối với phát minh. - Nghiên cứu cơ bản thuần tuý: là những nghiên cứu chỉ mới nhằm mục đích duy nhất là tìm ra bản chất và qui luật của tự nhiên và xã hội để nâng cao nhận thức, chưa có sự vận dụng nào vào một hoạt động cụ thể của con người. - Nghiên cứu cơ bản định hướng: là nghiên cứu đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Chia làm 2 loại: + Nghiên cứu nền tảng: là những nghiên cứu dựa trên các quan sát, đo đạc để thu thập số liệu và dữ kiện nhằm mục đích tìm hiểu và khám phá qui luật của tự nhiên (điều tra cơ bản) + Nghiên cứu chuyên đề: là những nghiên cứu có hệ thống một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên (gen di truyền) b. Nghiên cứu ứng dụng: - Là sự vận dụng các qui luật từ nghiên cứu cơ bản (thường là nghiên cứu cơ bản định hướng) để đưa ra nguyên lý về các giải pháp có thể bao gồm công nghệ, sản phẩm, vật liệu thiết bị, nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào trong một môi trường mới của sự vật và hiện tượng.
  9. 9. - Sản phẩm; có thể là một giải pháp mới về tổ chức, quản lý, xã hội hoặc công nghệ, vật liệu, sản phẩm... * Cần lưu ý: mặc dù gọi là nghiên cứu ứng dụng nhưng kết quả của nó thì chua ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng trong thực tế thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác tên gọi là triển khai. - Triển khai là sự vận dụng các qui luật (thu được từ trong nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được trong nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra ccá hình mẫu với những tham số đủ mang tính khã thi về kỹ thuật. Cần lưu ý: kết quả triển khai thì chưa triển khai được vì sản phẩm của hoạt động triển khai mới chỉ là những vật mẫu, hình mẫu có tính khã thi về kỹ thuật nghĩa là chỉ mới được khẵng định không còn xác suất rủi ro về mặt kỹ thuật trong áp dụng. Điều này chưa hoàn toàn có nghĩa đã có thể áp dụng vào một địa chỉ cụ thể nào đó, bởi vì, để áp dụng được vào một điều kiện kinh tế hoặc xã hội nào đó, người ta áp dụng còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khã thi về tài chính, khã thi về kinh tế, khã thi về môi trường, khã thi về xã hội và chính trị... Hoạt động triển khai được phân chia thành các loại hình sau: - Triển khai trong phòng thí nghiệm - Triển khai bán đại trà (pilot) - Triển khai đại trà 4. Đề tài NCKH: 4.1.Thế nào là một đề tài NCKH? Là một nhiệm vụ nghiên cứu do một người hoặc một nhóm người thực hiện. 4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Là cơ sở để xây dựng kế hoạch Có các nguồn nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia - Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên - Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác - Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình 4.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng được lựa chọn để xem xét trong nhiệm vụ nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là giới hạn nghiên cứu của đề tài 4.4.Mục tiêu nghiên cứu Là cái đích nghiên cứu mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hướng nổ lực nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm
  10. 10. Cần lưu ý: trong mối liên hệ giữa nhiệm vụ, vấn đề, đối tượng, mục tiêu thì nhiệm vụ, vấn đề, đối tượng là sự vật tồn tại khách quan trước người nghiên cứu, còn mục tiêu là sự lựa chọn mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Xây dựng cây mục tiêu: Cây mục tiêu là gi/ Là phạm trù của lý thuyết hệ thống được vận dụng như một hướng tiếp cận trong phương pháp luận NCKH. Cây mục tiêu bao gồm 1 mục tiêu gốc và các mục tiêu nhánh  Mỗi mục tiêu nhánh lại được phân chia thành các mục tiêu phân nhánh. CÂY MỤC TIÊU Mục tiêu cấp 1 Mục tiêu cấp 2 Mục tiêu cấp 3 4.5. Đặt tên đề tài Phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu đề tài Nên tránh đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin như: Vấn đề về Thử bàn về Vài suy nghĩ về Góp phần vào việc nghiên cứu về 4. 6. Tổ chức đề tài Đề tài có thể do một người hoặc một nhóm thực hiện. Nếu là một nhóm người thực hiện thì gồm có: - Chủ nhiệm đề tài - Thư ký đề tài - Các thành viên của đề tài (mỗi thành viên phụ trách một mục tiêu) Mục tiêu gốc Mục tiêu nhánh 1 Mục tiêu nhánh 2 Mục tiêu nhánh 3 Mục tiêu phân nhánh 1a Mục tiêu phân nhánh 1b
  11. 11. CHƯƠNG 2. . NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NCKH Thiết lập sự kiện Xây dựng khái niệm XD & kiểm chứng giả thuyết N/cứu lý thuyết N/cứu thực nghiệm N/cứu phi thực nghiệm Trình tự NCKH: - Bước 1: lựa chọn đề tài - Bước 2: xây dựng đề cương nghiên cứu - Bước 3: tiến hành nghiên cứu 2.1. Thiết lập sự kiện 2.1.1. Thiết lập sự kiện là một phần của đối tượng nghiên cứu, được bóc tách ra từ đối tượng nghiên cứu để quan sát Sự kiện tồn tại trong tự nhiên, trong đời sống xá hội Người nghiên cứu có thể thiết lập theo 1 trong 2 trường hợp sau đây: + Chọn những sự kiện tồn tại vốn tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội để quan sát + Người nghiên cứu phải chủ động tạo ra sự kiện nhờ thực nghiệm Việc chọn sự kiện vốn đã tồn tại hoặc thực nghiệm suy cho cùng là để quan sát. Quan sát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong NCKH bởi vì: - Quan sát để phát hiện vấn đề nghiên cứu - Quan sát để xây dựng khái niệm - Quan sát để đặt giả thuyết - Quan sát để kiểm chứng giả thuyết 2.1.2. Phát hiện vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là gì? Là những điều chưa biết hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất hoặc hiện tượng, cần được làm rõ trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi cần được giải đáp trong nghiên cứu. Khi đã phát hiện được một vấn đề trong nghiên cứu, ở người nghiên cứu tất yếu sẽ nãy sinh hàng loạt ý tưởng giải quyết vấn đề. Ý tưởng đó được gọi là ý tưởng nghiên cứu (ý tưởng khoa học). Đây chính là cơ sở ban đầu đi đến những giải quyết nghiên cứu. * Cần phân biệt vấn đề và giả vấn đề: Khi nhận một nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu trước hết phải xem xét có những vấn đề nghiên cứu nào cần được đặt ra. Có thể có một số tình huống:
  12. 12. - Sau khi xem xét sơ bộ nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu phát hiện thấy có vấn để nghiên cứu. Trong trường hợp này công việc của nghiên cứu được thực hiện. - Cũng có trường hợp người ta tưởng có vấn đề nghiên cứu trong một nhiệm vụ nghiên cứu nào đó, nhưng sau khi phân tích kỹ lại nhận ra không có vấn đề gì phải xử lý. Trường hợp này gọi là giả vấn đề, nếu sớm phát hiện không chỉ tiết kiệm những khoản chi phí lơn, mà trong một số trường hợp còn tránh được những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn, nhất là trong các nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội. 2.1.3. Ý tưởng nghiên cứu a. Ý tưởng: - Là một giai đoạn tiền - giả thuyết - Là những phán đoán trực cảm về bản chất sự vật hoặc hiện tượng - Ý tưởng nghiên cứu xuất hiện theo cảm nhận, chưa được tổng kết đầy đủ về mặt phương pháp luận nhận thức b. Một số loại ý tưởng nghiên cứu: - Ý tưởng về qui luật: Những phán đoán trực cảm về mô tả hoặc giải thích sự vật hoặc hiện tượng, về qui luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng đều thuộc phạm trù của loại ý tưởng này. - Ý tưởng về giải pháp: Đây là ý tưởng về những biện pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng. - Ý tưởng về hình mẫu: Đây là ý tưởng được phát triển từ ý tưởng về giải pháp với một sự hình dung đến một mô hình cụ thể với qui mô và hình mẫu với các tham số đủ mang tính khả thi (về kỹ thuật) của sự vật hoặc hiện tượng được hình thành do kết quả nghiên cứu. c. Con đường hình thành ý tưởng nghiên cứu - Phát hiện những kẽ hở trong khoa h ọc - Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học - Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường - Sự nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế - Sự kêu ca phàn nàn của những người không am hiểu - Những ý tưởng khoa học bất chợt xuất hiện 2.2. Xây dựng khái niệm - Là công việc đầu tiên của người nghiên cứu - Trong bất kỳ nghiên cứu nào, người nghiên cứu cũng cần phải chuẫn xác hoá những khái niệm vốn đã được sử dụng trong các lĩnh vực khác. + Thống nhất hoá những khái niệm được hiểu khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau
  13. 13. + Xây dựng những khái niệm hoàn toàn mới để đáp ứng cho sự đòi hỏi của nhiệm vụ nghiên cứu mới - Khái niệm là gì? Là một hình thức tư duy, có phương án những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của sự vật. 2.2.1. Cấu trúc của khái niệm: Gồm 2 bộ phận hợp thành: nội hàm và ngoại diện - Nội hàm của khái niệm là gì? Là những hiểu biết của toàn thể thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. - Ngoại diện của khái niệm là gì? Là toàn thể những cá thể có chứa các thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. 2.2.2. Định nghĩa một sự vật hoặc hiện tượng là sự tách ngoại diện của sự vật cần định nghĩa ra khỏi sự vật gần nó và chỉ rõ nội hàm. Như vậy, định nghĩa khái niệm bao gồm hai nội dung cơ bản: loại biệt ngoại diện và xác định nội hàm. 2.2.3. Các thao tác trên thí nghiệm: Trong NCKH người ta luôn phải thực hiện các thao tác logic để chuyển từ khái niệm này sang khai niệm khác, từ khái niệm hẹp sang khái niệm rộng và ngược lại. Các thao tác ấy bao gồm: mở rộng, thu hẹp và phân chia khái niệm - Mở rộng khái niệm: + Là thao tác logic nhằm cuối cùng xác định lại phạm trù của khái niệm, tìm mối liên hệ bản chất khái niệm với những phạm trù chi phối nó. + Mở rộng khái niệm là chuyển từ một khái niệm có ngoại diện hẹp sang một khái niệm có ngoại diện rộng hơn bằng cách bỏ bớt những thuộc tính phổ biến trong nội hàm của khái niệm xuất phát. + Mục đích của việc mở rộng khái niệm: là để xác định những phạm trù liên quan đến đối tượng nghiên cứu. - Thu hẹp khái niệm: Là chuyển từ một khái niệm có ngoại diện rộng sang một khái niệm có ngoại diện hẹp hơn bằng cách đưa thêm những thuộc tính mới vào nội hàm của nội hàm ban đầu. - Phân chia khái niệm; Là thao tác logic nhằm vào ngoại diện của khái niệm để vạch rõ các khía niệm hẹp hơn hàm chứa trong khái niệm đó. 2.3. Xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu: 2.3.1. Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu Gỉa thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết.
  14. 14. Có một giả thuyết sai, vẫn hơn không có một giả thuyết nào cả (Mendeleev). Tiêu chí xem xét một giả thuyết nghiên cứu: + Phải được xây dựng trên cơ sở các sự kiện được quan sát + Không được trái với những lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học + Phải có thể kiểm chứng bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm 2.3.2. Chức năng cơ bản của giả thuyết khoa học là tiên đoán (phán đoán) a. Phán đoán là gi? Là một thao tác logic nhờ đó người ta nối liền các khái niệm để khẳng định khái niệm này là hoặc không phải khái niệm kia. b. Một số loại hình phán đoán: Có bao nhiêu loại hình phán đoán trong logic học hình thức thì có bấy nhiêu loại giả thuyết được sử dụng trong NCKH. - Phán đoán đơn: chỉ do một phán đoán tạo thành + Phán đoán khẳng định S là P + Phán đoán phủ định S không là P + Phán đoán hoặc nhiên S có thể là + Phán đoán minh nhiên Trong trường hợp này S là P + Phán đoán riêng Có một số S là (hoặc không là) P + Phán đoán đơn nhất Chỉ duy nhất có S là (hoặc không là) P - Phán đoán phức hợp + Phán đoán liên kết: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau bởi các từ liên kết và, nhưng, mà, song, cũng, đồng thời... + Phán đoán lựa chọn: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau bởi từ hoặc + Phán đoán giải định: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau theo kết cấu nếu... thì 2.3.3. Nội dung khoa học của giả thuyết nghiên cứu Một giả thuyết nghiên cứu được xây dựng nhằm: + Phát hiện quy luật + Mô tả giải thích nguyên nhân vận động của sự vật hoặc hiện tượng + Sáng tạo nguyên lý những giải pháp phục vụ cho các hoạt động xã hội khác nhau của con người Tuỳ thuộc mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu này ta chia làm những loại hình nghiên cứu khác nhau: - Nghiên cứu cơ bản - Nghiên cứu ứng dụng - Nghiên cứu triển khai Như vậy để có thể đặt ra những giả thuyết phù hợp, người nghiên cứu cần nhận dạng đúng đắn loại hình nghiên cứu và các giả thuyết tương ứng.
  15. 15. a. Nghiên cứu cơ bản: giả thuyết về quy luật Gỉa thuyết về quy luật là phán đoán về qui luật vận động của sự vật, nó gắn liền với chức năng mô tả, giải thích, dự báo b. Nghiên cứu ứng dụng: Gỉa thuyết về giải pháp Có thể là một giải pháp công nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý... nó gắn liền với chức năng sáng tạo. c. Nghiên cứu triển khai: Gỉa thuyết về hình mẫu. Khi xem xét loại hình và giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu cần chú ý: Trong 1 đề tài nghiên cứu có thể chứa đựng cả 3 loại hình nghiên cứu, hoặc chỉ có một hoặc hai trong ba loại hình. Trong một loại hình nghiên cứu có thể chứa đựng một hoặc một số giả thuyết nghiên cứu. 2.3.4. Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu Để xây dựng được một giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu cần nắm vững 2 yếu tố: 1. Nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và ngghiên cứu triển khai). 2. Phương pháp đưa một phán đoán Xét về mặt logic học, xây dựng giả thuyết nghiên cứu là đưa ra một phán đoán mới được hình thành từ những phán đoán cũ. Thao tác logic này được gọi là suy luận. Suy luận là gì? Là một hình thức tư duy, từ một hay một số phán đoán đã biết (tiền đề) phán đoán mới (kết đề) phán đoán mới chính là giả thuyết. Có 3 hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận qui nạp và loại suy. a, Suy luận diễn dịch: Là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng. Bao gồm: - Diễn dịch trực tiếp: gồm 1 tiền đề và 1 kết đề - Diễn dịch gián tiếp: gồm 1 tiên đề và 1 kết đề Trong suy luận diễn dịch gián tiếp có một trường hợp đặc biệt được gọi là tam đoạn luận là loại suy luận diễn dịch gồm 2 tiên đề và một kết đề. Ví dụ: Tiên đề 1: Mọi người đều chết Tiên đề 2: Ông Socrát là người Kết đề: Ông Socrát rồi cũng phải chết thôi. Cần thận trọng để khỏi mắc những sai phạm logic + Loại sai phạm thứ nhất: Thiếu tiên đề Tiên đề 1: Nhà ông Mười vừa mất cái xe đạp
  16. 16. Tiền đề 2: Thằng Chín bên hàng xóm chuyên ăn cắp xe đạp Kết đề: Vậy thằng Chín ăn cắp xe đạp của ông Mười. + Loại sai phạm thứ 2: đánh tráo tiền đề với kết đề Tiên đề 1: Mọi người đều chết Tiền đề 2: Con chó cún vừa chết Kết đề: Con chó cún là người b, Suy luận qui nạp: Là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung Có 2 loại suy luận qui nạp: - Quy nạp hoàn toàn: là qui nạp đi từ tất cả những cái riêng đến cái chung - Quy nạp không hoàn yòan: là qui nạp đi từ một số cái riêng đến cái chung. c, Loại suy: Là hình thức suy luận đi từ riêng đến riêng Quy nạp không hoàn toàn và loại suy là những hình thức suy luận phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu và là sự lựa chọn thông minh trong nghiên cứu khoa học. 2.3.5. Cách kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu Thực hiện nhờ các thao tác logic: chứng minh hoặc bác bỏ. a. Chứng minh - Là một hình thức suy luận, là việc dựa vào những kết luận khoa học đã được công nhận (luận cứ) để chứng minh tính chân xác của một giả thuyết nghiên cứu (luận đề). - Cấu trúc logic của pháp chứng minh: + Luận đề: là phán đoán mà tính chân xác của nó đang cần được chứng minh  Đây chình là giả thuyết nghiên cứu. + Luận cứ: là những kết luận khoa học mà tính chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh giả thuyết mà người nghiên cứu đã đặt ra. + Luận chứng: là cách thức nối kết các tiền đề. (Luận cứ đã được thực tiễn kiểm nghiệm) và liên hệ chúng với các luận đề cần chứng minh nhằm khẳng định hoặc phủ định luận đề cần chứng minh. Các quy tắc chứng minh - Luận đề phải rõ ràng và nhất quán - Luận cứ phải chân xác và có liên hệ trực tiếp với luận đề - Luận chứng không được vi phạm các nguyên tắc suy luận b, Bác bỏ: - Là một hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác của một phán đoán.
  17. 17. * Chú ý: Mặc dù bác bỏ là một cách chứng minh, nhưng trong quy tắc của bác bỏ không đòi hỏi đủ ba bộ phận hợp thành như trong chứng minh mà chỉ cần bác bỏ một trong ba yếu tố. - Bác bỏ luận đề: tức là người nghiên cứu phải chứng minh được rằng luận đề không hội đủ các điều kiện của một giả thuyết. - Bác bỏ luận cứ: phải chứng minh được rằng luận cứ được đưa ra để chứng minh luận đề sai cần bác bỏ. - Bác bỏ luận chứng: vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm các qui tắc trong chứng minh. * Khi giả thuyết nghiên cứu được chứng minh thì quá trình nghiên cứu kết thúc. Ngược lại khi một giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ (không chứng minh được) thì người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết hoặc phải xem lại giả thuyết và thậm chí phải đặt lại một giả thuyết khác. CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Bao gồm nhiều nội dung: - Nghiên cứu tư liệu - Xây dựng khái niệm, phạm trù - Thực hiện các suy luận toán học... Chất liệu cho nghiên cứu chỉ gồm, những khái niệm, qui luật, định luật, định lý, tư liệu, số liệu... đã tồn tại trước đó 3.1.1. Xây dựng khái niệm và lựa chọn thuật ngữ - Xây dựng khía niệm: Là sự phát triển tiếp tục việc nhận thức và xác định các phạm trù nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải gọi sự vật bằng tên thật của nó. - Lựa chọn thuật ngữ: Người nghiên cứu cần tự mình lựa chọn hoặc đạt thuật ngữ để biểu đạt khái niệm. 3.1.2. Nghiên cứu tư liệu - Trong nghiên cứu tư liệu, phương pháp tiếp cận lịch sử được sử dụng - Trong tiếp cận lịch sử, người nghiên cứu càn quan tâm: vấn đề lịch sử, sự kiện lịch sư và hiện tượng lịch sử. - Nội dung tiếp cận lịch sử bao gồm: + Sưu tập tư liệu + Phân tích tư liệu + Tổng hợp tư liệu 3.1.3. Nhận dạng sơ bộ các qui luật của sự vật - Những qui luật này có thể là những kiến thức đã được công bố, trong trường hợp này người nghiên cứu chỉ cần tiến hành nghiên cứu tài liệu để thu thập những thông tin ban đầu.
  18. 18. - Song cũng có thể không sẵn hoặc không có đầy đủ những tài liệu như thế, trong trường hợp này, người nghiên cứu phải tiến hành một số nghiên cứu cơ bản để làm rõ nhưng qui luật của bản thân đối tượng nghiên cứu hoặc những qui luật ngoại biên chi phối hành vi của đối tượng nghiên cứu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 3.2.1. Khái niệm: - Thực nghiệm là gì? Là để quan sát  quan sát để phát hiện bản chất của sinh viên hoặc hiện tượng  cuối cùng là để đặt giả thuyết hoặc kiểm chứng giả thuyết đã đặt ra. - Nghiên cứu thực nghiệm: là những nghiên cứu thực hiện bởi những quan sát các sự vật hoặc hiện tượng diễn ra trong những điều kiện có gây biến đổi đối tượng nghiên cứu chủ định. - Nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp được áp dụng phổ biến không chỉ trong KHTN, KHKT và công nghệ, y học mà cả trong KHXH và các lĩnh vực khoa học khác, nó có ưu điểm là người nghiên cứu có thể chủ động tạo ra tình huống có thể nhanh chóng thay đổi tình huống, có thể xem xét nhiều khí cạnh khác nhau của tiến trình nghiên cứu. 3.2.2. Phân loại các phương pháp thực nghiệm: - Phân loại theo mục đích quan sát: + Thực nghiệm thăm dò  phát hiện bản chất sự vật  Xây dựng giả thuyết + Thực nghiệm kiểm tra  kiểm chứng các giả thuyết khoa học + Thực nghiệm song hành  đối tượng khác nhau, điều kiện giống nhau  rút ra ảnh hưởng + Thực nghiệm đối nghịch  đối tượng giống nhau, điều kiện khác nhau  rút ra ảnh hưởng + Thực nghiệm so sánh đối tượng khác nhau, chọn một đối tượng làm đối chứng rút ra ảnh hưởng - Phân loại theo diễn trình thực nghiệm + Thực nghiệm cấp diễn: Thực nghiệm trong thời gian ngắn + Thực nghiệm trường diễn: Thực nghiệm trong thời gian dài, liên tục 3.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm Trong thực nghiệm có một số nguyên tắc cần được tôn trọng - Đề ra những chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá - Gĩư ổn định các nhân tố không bị nghiên cứu khống chế - Mô hình được lựa chọn trong thực nghiệm phải mang tính phổ biến - Đưa ra một số giả thuyết trong thực nghiệm để loại bớt những yếu tố tác động phức tạp. a, Phương pháp thử và sai:
  19. 19. Đây là phương pháp cổ điển nhất trong NCKH b, Kế hoạch hoá thực nghiệm: Là phương pháp thực nghiệm được tiến hành với một trình tự được thiết kế chặt chẽ dưới dạng một mô hình toán học, với sự khai thác tối đa các công cụ của tin học. 3.2.4. Nơi tiến hành thực nghiệm - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Ở đây người nghiên cứu; + Hoàn toàn chủ động tạo một mô hình nghiên cứu + Khống chế các thông số Nhưng không tạo ra đầy đủ những yếu tố của môi trường thực  có khoảng cách rất xa thực tế - Thực nghiệm tại hiện trường; Đây là thực nghiệm trong môi trường thực - Thực nghiệm trong quần thể xã hội Đây là dạng thực nghiệm được tiến hành trên một cộng đồng người 3.2.5. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm - Là công cụ để nghiên cứu thực nghiệm Cơ sở logic học của phương pháp mô hình hoá chính là phép loại suy. - Các loại mô hình; + Mô hình toán + Mô hình vật lý + Mô hình sinh thái + Mô hình xã hội 3.3. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm - Quan sát tự nhiên: là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật - Phương pháp trắc nghiệm: Là phương pháp quan sát đối tượng với những chương trình đặt trước, nhưng không gây biến đổi bất cứ một thông số nào trên đối tượng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu nghiên cứu, người nghiên cứu có thể sử dụng các loại trắc nghiệm khác nhau; - Trắc nghiệm có  không - Trắc nghiệm với câu hỏi trả lời sẵn - Trắc nghiệm câu hỏi mở - Phương pháp chuuyên gia: đây là một phương pháp thu thập và xử lý thông tin thông dụng trong NCKH - Phương pháp hội đồng; Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra bầu không khí tranh luận, người nghiên cứu có thể thu được nhiều ý kiến khác nhau để phân tích và rút ra kết luận cho nghiên cứu của minh. Ngoài ra còn có phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi...
  20. 20. Việc chọn phương pháp nghiên cứu do mục đích và đối tượng nghiên cứu quy định. 3.4. Trình tự nghiên cứu khoa học Bước 1: Lựa chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài có những đặc điểm sau; - Đề tài được chỉ định - Đề tài tự chọn - Việc lựa chọn đề tài phải dựa trên những căn cứ sau; + Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? + Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không? + Đế tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? + Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không? + Đề tài có phù hợp với sở thích hay không? Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu - Lý do chọn đề tài: Phân tích sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu  phát hiện vấn đề nghiên cứu Giải thích lý do lựa chọn của tác giả về mặt lý thuyết, về mặt thực tiễn - Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (XD cây mục tiêu) - Đặt tên đề tài Có thể đặt theo một số cấu trúc sau: Đối tượng nghiên cứu giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Ngoài ra còn một số cấu trúc khác như; Mục tiêu + phương tiện Mục tiêu + môi trường Mục tiêu + phương tiện + môi trường - Phát hiện vấn đề nghiên cứu - Lựa chọn phương pháp nghiên cứu - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch về tiến độ Kế hoạch về nhân lực Lập dự toán tài chính - Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu - Bước 3: Tiến hành nghiên cứu - Lập danh mục tư liệu Lập phiếu thư mục Quản lý dữ liệu bằng máy tính
  21. 21. - Xây dựng khái niệm - Làm tổng quan về những thành tựu liên quan đến đề tài - Đặt giả thuyết nghiên cứu * Trong kiểm chứng cần lưu ý: Nắm vững các qui tắc logic về kiểm chứng giả thuyết Nắm vững các phương pháp nghiên cứu Xây dựng chỉ tiêu phân tích Lặp lại và kiểm tra chéo giữa các phương pháp CHƯƠNG 4. VIẾT VÀ CÔNG BỐ KÊT QUẢ NCKH 4.1. Viết báo cáo 4.1.1. Mục đích: - Ghi nhận và công bố các kết quả nghiên cứu - Văn bản báo cáo cơ quan quản lý NC hoặc cơ quan cấp tài trợ Hình thức: + Viết báo cáo từng phần + Viết báo cáo trung hạn (báo cáo định kỳ) + Viết báo cáo hoàn tất 4.1.2. Nội dung: - Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu - Trình bày vắn tắt hoạt động của nhóm nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết được sử dụng (kế thừa của người đi trước, tự mình xây dựng) - Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện - Trinh bày, mô tả những kết quả đạt được - Thảo luận kết quả và những vấn đề cần tiếp tục đặt ra để NC - Kết luận 4.1.3. Kết cấu chung của báo cáo - Báo cáo được trình bày trên khổ giấy A4, đánh một mặt (cỡ chữ 13). - Bìa, trang bìa, trang phụ bìa trình bày hoàn toàn giống nhau được viết theo thứ tự từ trên xuống + Tên cơ quan chủ quản + Tên cơ quan chủ trì đề tài, chương trình, dự án + Tên đề tài (chữ lớn) + Tên tác giả (ở góc bên phải) + Địa danh, tháng, năm bảo vệ công trình - Trang ghi ơn (nếu cần) - Mục lục - Ký hiệu và viết tắt - Lời nói đầu (không thành chương) + Lý do và bối cảnh của đề tài
  22. 22. + Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đề tài + Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại + Những dự kiến sau công trình nghiên cứu - Tổng quan (trình bày 1 chương) + Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu + Tổng quan lịch sử nghiên cứu (trình bày cụ thể những chỗ trống trong các nghiên cứu trước đây và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu) + Trình bày vắn tắt hoạt động nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu (trình bày 1 chương) + Cơ sở lý thuyết được sử dụng (bao gồm cả cơ sở lý thuyết thừa kế của người đi trước và cơ sở lý thuyết tự mình xây dựng) + Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện - Nội dung nghiên cứu và kết quả (có thể trình bày một chương hoặc một số chương) + Trình bày những giả thuyết và phương pháp kiểm chứng + Trình bày những kết quả đã đạt được + Thảo luận kết quả và nêu những vấn đề chưa được giải quyết - Kết luận và kiến nghị (không đánh số chương, là một phần tách riêng) + Kêt luận về toàn bộ công trình nghiên cứu + Các kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu - Tài liệu tham khảo (không đánh số chương) - Phụ lục (nếu có) 4.1.4. Cách đánh số chương, mục của báo cáo Có nhiều cách đánh Cách 1: Phần thứ 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung Chương I. Chương II. 1, 2, a/ b/ ... Phần thứ 3: Kết luận Cách 2: Mở đầu Chương I. 1.1 1.2 1.2.1 Chương 2
  23. 23. 2.1 2.2 2.2.1 ... Kết luận và kiến nghị 4.1.5. Ngôn ngữ của báo cáo - Lời văn: Dùng ở thể bị động - Văn phong: Văn phong trong các công trình khoa học thể hiện tính khoa học, thái độ và văn hoá của người nghiên cứu. Do đó vấn đề cần được trình bày một cách khách quan. 4.1.6. Cách ghi cước chú: - Chú thích bảng: ghi ở phía trên bảng Ví dụ: Bảng 1........ (Nguồn) - Chú thích hình (biểu đồ): ghi ở phía dưới hình vẽ Hình 1....... 4.1.7. Cách ghi tài liệu tham khảo - Cách ghi tài liệu tham khảo: 1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Đức, Pháp , Anh, Nga, Trung, Nhât...) các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết còn có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu). 2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước; - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ - Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
  24. 24. - Tài liệu không có tên tác giả thì sắp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v... 3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau đây: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) (xem ví dụ trang sau tài liệu số 2, 3, 4,...,28, 29...). Tài liệu tham khảo là bài bài báo trong tạp chí, bài báo trong một cuốn sách... ghi đầy đủ các thông tin sau: tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) tên bài báo, (đặt trong ngoặc kép, thông tin in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) tập (không có dấu ngăn cách) (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) (xem ví dụ trang sau tài liệu số 1, 28, 29) Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi. Dưới đay là ví dụ về cách trình bày tài liệu tham khảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Quách Ngọc Ân (1992), Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr.10  16. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992  1996) phát triển lúa lai, Hà nội. 3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến  Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp Hà nội. 4. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam, Hà nội. ... 5. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị bệnh... Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà nội, Hà nội. Tiếng Anh
  25. 25. 6. Andeson, J. E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 751(1), pp.178  90. 7. Boulding, K. E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton. London. ... - Cách đánh số tài liệu tham khảo 4.2. Viết tóm tắt báo cáo 4.2.1. Mục đích: - Để hội đồng nghiệm thu làm việc - Để xin ý kiến nhận xét phản biện - Để làm một phương tiện trao đổi khoa học 4.2.2. Yêu cầu Phải nêu được những nội dung cốt lõi nhất của báo cáo 4.2.3. Mẫu của một bản tóm tắt báo cáo Không dài quá 16 trang - Trang bìa, trang phụ bìa giống như báo cáo toàn văn - Bố cục; a. Phần mở đầu (cần viết ngắn gọn xúc tích) Tính cấp thiết của đề tài Mục đích và nhiệm vụ của báo cáo Đối tượng và phạm vi của báo cáo Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đóng góp mới về mặt khoa học của báo cáo Kết cấu của báo cáo được giới thiệu qua từng phần, từng chương b. Phần tóm tắt nội dung báo cáo Từng chương của báo cáo được giới thiệu rất tóm tắt chỉ nêu những phần cốt lõi. c. Phần kết luận: - Nêu những kết luận quan trọng nhất - Ý nghĩa quan trọng nhất - Kiến nghị quan trọng nhất CHƯƠNG 5. CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Các loại sản phẩm công bố 5.1.1. Bài báo khoa học Mục đích:
  26. 26. - Công bố một ý tưởng khoa học khi người nghiên cứu thấy cần thiết phải giữ bản quyền. - Công bố kết quả nghiên cứu từng chuyên đề trong quá trình thực hiện 1 công trình nghiên cứu - Công bố toàn bộ công trình sau khi kết thúc công trình nghiên cứu - Tham gia những cuộc tranh luận khoa học công khai trên báo hoặc tạp chí Bài báo khoa học phải mang đặc trưng sau: - Phải chứa đựng những thông tin mới - Có luận cứ xác thực, không đưa những thông tin mập mờ - Tối kỵ trong các bài báo khoa học là sử dụng những thuật ngữ nguỵ biện hoặc đánh tráo khái niệm để làm sai lạc sự thât, dù vô tình hay cố ý. Cơ cấu nội dung của một bài báo có thể bao gồm: - Lý do dẫn đến những vấm đề được đề cập bài báo - Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Hiện trạng nghiên cứu, những thành tựu và những chỗ chưa được giải quyết - Nội dung của ý tưởng khoa học và triển vọng của đề tài - Dự kiến phương pháp nghiên cứu để thực hiện hoá ý tưởng nghiên cứu Mẫu: TÊN BÀI BÁO Họ và tên tác giả: (không ghi chức vụ và chức danh khoa học) Đơn vị công tác Tóm tắt báo cáo (5  7 dòng) - Bằng tiếng nước ngoài (Anh hoặc Pháp) - Bằng tiếng Việt Nội dung bài báo 5.1.2. Báo cáo tham dự hội nghị khoa học Mục đích: + Trao đổi tranh luận về những luận điểm, giả thuyết + Công bố một kêt quả nghiên cứu Cơ cấu của một báo cáo tham dự hội nghị khoa học + Vị trí của báo cáo trong bối cảnh chung + Nội dung các vấn đề được trình bày + Các luận cứ và luận chứng của các vấn đề được trình bày + Đề xuất ý kiến thảo luận của tác giả 5.1.3. Thông báo khoa học
  27. 27. Mục đích là cung cấp thông tin vắn tắt về hoạt động nghiên cứu hoặc một thành tựu nghiên cứu, không trình bày luận cứ hoặc luận chứng. Thông báo thường rất ngắn (không quá 100 chữ) 5.1.4. Tổng luận khoa học - Là một bản mô tả khái quát thành tựu và những vấn đề đang tồn tại liên quan đến 1 công trình nghiên cứu - Nội dung Giới thiệu chung về toàn bộ vấn đề được làm tổng quan Tóm lược các thành tựu Tóm lược các phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và các trường phái trong nghiên cứu Nhận xét của người viết tổng quan về các thành tựu, phương pháp tiếp cận và chỉ ra những vấn đề chưa được giải quyết hoặc chỗ yếu của nghiên cứu. 5.1.5. Tác phẩm khoa học: Là sự tổng kết một cách có hệ thống toàn bộ pmột phương hướng nghiên cứu của tác giả. Đặc điểm: - Tính mới - Tính hệ thống - Tính hoàn thiện về mặt lý thuyết 5.1.6. Sách giáo khoa - Là một công trình khoa học - Phải được xuất phát từ những nghiên cứu sau; Qui luật tâm lý của người học Đặc điểm của nền văn hoá và nền học vấn Lựa chọn những vấn đề trong số những thành tựu hiện đại liên quan đến môn học - SGK có những tính chất khác với một tác phẩm khoa học Tính hệ thống trong toàn bộ khối lượng kiến thức cần thiết truyền thụ cho người học 5.2. Cách thức làm việc trong hội nghị khoa học 5.2.1. Triệu tập hội nghị: - Gởi thông báo số 1 kèm theo đề cương dự kiến của hội nghị Để thăm dò ý kiến Để nắm được nhu cầu tham gia + Nội dung của thông báo Trình bày rõ ý đồ
  28. 28. Nội dung hội nghị Thời gian dự kiến tiến hành hội nghị Mời gửi báo cáo Đề nghị nhà nghiên cứu có thông tin trở lại 5.2.2. Tiến trình hội nghị - Diễn văn khai mạc - Các báo cáo - Câu hỏi của hội nghị và trả lời của tác giả - Bình luận của thành viên Hội nghị và chủ toạ - Bổ sung của các thành viên - Kiến nghị của các thành viên đối với các báo cáo 5.2.3. Công bố kỷ yếu hội nghị Nhằm ghi nhận hoạt động của hội nghị khoa học, ghi nhận một mốc nghiên cứu Cơ cấu của kỷ yếu nói chung bao gồm: - Bìa: Tên hội nghị Ngày, tháng, năm Cơ quan chủ trì Cơ quan đăng cai Cơ quan tài trợ Cơ quan đỡ đầu - Giấy triệu tập - Chương trình hội nghị - Danh sách thành viên Thành viên chính thức Thành viên dự thính Khách mời - Phát biểu ý kiến Lời khai mạc Phát biểu ý kiến của các nhà lãnh đạo Phát biểu ý kiến của khách mời - Các báo cáo và thông báo khoa học - Phụ lục - Biên bản hội nghị - Thư ghi nhớ hoặc thoả thuận hợp tác sau hội nghị - Danh sách và địa chỉ các thành viên tham gia Tính hiện đại, SGK phải cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học trong lĩnh vực được đề cập Cập nhật những phương pháp hiện đại trong khoa học Tính sư phạm
  29. 29. 5.2.4. Các nguyên tắc đối với sản phẩm công bố - Tôn trọng nguyên tắc bảo mật - Tôn trọng quyền tác giả khi công bố, có trích ghi xuất xứ khi trích dẫn 5.3. Tham dự hội nghị khoa học 5.3.1. Các loại hội nghị 5.3.1.1. Bàn tròn Là sinh hoạt thường xuyên của một đề tài nghiên cứu để thảo luận tranh luận những vấn đề khoa học. 5.3.1.2. Hội thảo (seminar) Là loại hội nghị khoa học không lớn với muạc đích đưa ra một số vấn đề khoa học nhất định để thảo luận, tranh luận. Qui mô: 20  30 người 5.3.1.3. Lớp huấn luyện Là một sinh hoạt khoa học, trong đó những chuyên gia có uy tínđược mời để trình bày các chuyên đề theo chủ đề của lớp. Người tham gia được mời đến chủ yếu là để học tập. 5.3.1.4. Hội nghị khoa học - Đây là hội nghị có quy mô lớn gồm: + Các nhà nghiên cứu, các nhà công nghệ + Các nhà quản lý + Các nhà hoạt động xã hội + Đại diện các cơ quan Đảng và đoàn thể xã hội + Các nhà lãnh đạo hoặc các chính khách lớn - Tại hội nghị khoa học có một số báo cáo được chỉ định trước, có thể có những phiên họp toàn thể, cũng có thể chia thành các tiểu ban để thảo luận. - Tại hội nghị khoa học thường có những mục tiêu ở tầm chiến lược + Tổng kết một giai đoạn nghiên cứu của nghành, địa phương, quốc gia, liên quốc gia hoặc quốc tế + Ra tuyên bố về một hướng nghiên cứu + Tập hợp lực lượng cho nghiên cứu mới và quan trọng + Đưa ra những kiến nghị về chính sách liên quan đến khoa học công nghệ. 5.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học 5.4.1. Mục đích đánh giá Đây là công việc thường xuyên của NCKH 5.4.2. Chỉ tiêu đánh giá
  30. 30. 1. Tiến bộ nghiên cứu phù hợp với kế hoạch đã vạch từ trước 2. Phương pháp nghiên cứu đúng đắn 3. Kết quả nghiên cứu phù hợp mục đích 4. Triển vọng áp dụng Mãu: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------------ PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.Họ và tên (thành viên Hội đồng):.................................................................................... 2. Tên cơ quan công tác và địa chỉ liên hệ:........................................................................ 3. Mã số, tên đề tài: 4. Họ, tên chủ nhiệm đề tài: 5. Cơ quan chủ trì đề tài: 6. Ngày họp 7. Địa điểm họp 8. Quyết định thành lập Hội đồng 9. Ý kiến đánh giá của thành viên Hội đồng theo các tiêu chuẩn sau: TT Các tiêu chuẩn đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá 1. Mức độ đáp ứng mục tiêu, nội dung, sản phẩm, thời gian thực hiện đề tài và các yêu cầu khác đã đăng ký 20 2. Ý nghĩa khoa học, tính sáng tạo (giải pháp hữu ích, sáng chế...) 15 3. Khã năng áp dụng, phát triển sau khi kết thúc 15 4. Mức độ thực hiện các quy định về tài chính 10 Tổng cộng 60 (Ghi chú: Đề nghị theo điểm bình quân < 30 điểm: không đạt yêu cầu, từ 30 đến < 40 điểm: đánh giá đạt; từ 40 đến < 55 điểm đánh giá khá; từ 55 đến 60 điểm đánh giá tốt) 10. Ý kiến khác: Đà Nẵng, ngày.........tháng.........năm 200 Ký tên
  31. 31. 5.4.3. Phương pháp đánh giá 1. Phương pháp chuyên gia 2. Phương pháp Hội đồng 5.4.4. Nhận xét phản biện khoa học - Là văn bản viết, được chuẩn bị nhằm mục đích bình luận, phân tích, đánh giá một công trình khoa học và được sử dụng làm căn cứ cho việc xem xét, đánh giá công trình khoa học hoặc một luận văn. - Nội dung; Phần mô tả thủ tục + Tên công trình được nhận xét + Số trang chung và trang qua từng phần và chương Phần mô tả nội dung chung và nội dung qua các chương Phần nhận xét tổng quan về cái mới trong thành tựu + Phát hiện mới về quy luật + Sáng tạo mới về các giải pháp nói chung hoặc về nguyên lý công nghệ Phần nhận xét những chỗ chưa giải quyêt Phần đánh giá các suy luận + Tính đúng đắn của các luận đề + Luận cứ + Luận chứng Đây là phần cốt tử đảm bảo tính xác thực của những kết luận khoa học. Phần kiến nghị o Chấp nhận hay không/ o Cần bổ sung chỉnh lý điều gì? PHẦN IV. VIẾT LUẬN VĂN (Ban QLKH và ĐTSĐ
  32. 32. PHIẾU ĐĂNG KÝ CHUYÊN GIA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ I. Thông tin cá nhân 1. Họ và tên (viết bằng chữ in hoa) 2. Ngày, tháng, năm sinh ..../..../..... 3. Nam/ Nữ 4. Quê quán: 5.Học hàm và học vị (Đánh dấu vào các ô dưới đây) TSKH TS ThS CN GS PGS KS 6. Trình độ ngoại ngữ (Điền và đánh dấu (+) vào các ô dưới đây) TT Tên ngoại ngữ Nghe Nói Viết Đọc hiểu tài liệu Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB 1. 2. 6. Tốt nghiệp Đại học: Trường ; Nước Chuyên nghành: Năm tốt nghiệp: 7. Tốt nghiệp Thạc sỹ: Nơi đào tạo: ; Nước Chuyên nghành: Năm tốt nghiệp: 9. Bảo vệ Tiến sỹ: Nơi bảo vệ: ; Nước Chuyên nghành: Năm tốt nghiệp: 10. Bảo vệ Tiến sỹ khoa học: Nơi bảo vệ: ; Nước Chuyên nghành:
  33. 33. Năm tốt nghiệp: 11. Hướng dẫn làm tiến sỹ (Liệt kê tên các nghiên cứu sinh đã và đang hướng dẫn. Ghi rõ năm bắt đầu, năm bảo vệ của NCS, hướng dẫn chính hay phụ) * * ... 12. Nơi công tác: 12.1. Nơi công tác hiện nay hoặc nơi công tác trước khi nghỉ hưu (đánh dấu vào 1 trong 2 ô sau): Đang làm việc Đã nghĩ hưu - Bộ: - Cục/ vụ: - Viện / Trường - Phòng / Khoa: - Ban / Tổ bộ môn: - Chức vụ quản lý/ Chuyên môn đang đảm nhiệm: - Năm bắt đầu công tác tại cơ quan hiện nay/ năm nghỉ hưu: 12.2. Nơi đã công tác trong thời gian 10 năm trở lại đây (ghi rõ thời gian, địa chỉ công tác, chức vụ quản lý/ chuyên môn đảm nhiệm): 13. Địa chỉ để liên hệ thường xuyên: - Số nhà: - Đường phố (thôn): - Quận (huyện): - Thành phố (Tỉnh): - Điện thoại: - Email: - Fax: II. Thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay 1. Lĩnh vực chuyên môn hiện đang làm (Xin tham khảo bảng phân loại gửi kèm. Ghi rõ: LV  Lĩnh vực, CN  Chuyên môn; thời gian bắt đầu; ví dụ; LV: HOÁ HỌC; từ năm 1990; CN: Hoá vô cơ; từ năm 1990; CM: 1  Hoá học các kim loại chuyển tiếp; từ năm 1990; 2
  34. 34. Hoá học) LV CN CM 2. Hướng nghiên cứu (Ghi rõ các hướng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà ông / bà nghiên cứu từ năm 2000 đến nay): TT Hướng nghiên cứu 1. 2. 3. Kinh nghiệm nghiên cứu (Ghi tên đề tài dự án trong nước và nước ngoài mà ông/ bà đã làm chủ nhiệm hoặc tham gia nghiên cứu từ năm 2000 đến nay và ghi rõ các nội dung đã thực hiện) TT Tên đề tài/ Dự án Nội dung nghiên cứu đã thực hiện Hình thức thạm gia (chủ nhiệm, tham gia, hoặc tên học bổng nghiên cứu như Fulbrght,) 1. 2. 3. 4. 5. 4. Kết quả nghiên cứu: 4.1. Bằng sáng chế (Liệt kê cụ thể theo các ô dưới đây. Nếu ông/ bà là tác giả của sáng chế thì đánh dấu (+) vào ô tác giả, nếu là đồng tác giả thì đánh dấu (+) vào ô đồng tác giả: TT Tên sáng chế Số hiệu sáng chế Năm cấp Nước cấp Tác giả Đồng tác giả 1. 2. 4.2. Bằng giải pháp hữu ích (Liệt kê cụ thể theo các ô dưới đây. Nếu ông/ bà là tác giả của gi ải ph áp h ữu ích thì đánh dấu (+) vào ô tác giả, nếu là đồng tác giả thì đánh dấu (+) vào ô đồng tác giả: TT Tên giải pháp Số hiệu Năm cấp Nước cấp Tác giả Đồng tác giả 1. 2. 3.
  35. 35. 4.3. Sách xuất bản (Liệt kê theo các ô dưới đây, đánh dấu (+) vào ô tương ứng tác giảhoặc đồng tác giả) T T Tên sách Nhà xuất bản Năm xuất bản Tác giả Đồng tác giả 1. 2. 3. 4.4 Các giải thưởng về khoa học và công nghệ T T Tên giải thưởng Tổ chức và nước cấp Năm cấp 1. 2. 4.5. Liệt kê các Hiệp hội khoa học, Ban biên tập các tạp chí quốc tế, Ban tổ chức các hội nghị quốc tế về Khoa học và Công nghệ mà ông/ bà là thành viên từ năm 2000 đến nay TT Tên Hiệp hội, Tạp chí, Hội nghị quốc tế Ch ức dan h Thời gian (Bắt đầu, kết thúc) 1. 2. 3. 4.6 Danh mục công trình khoa học (Xin gữi kèm bản liệt kê công trình từ năm 2000 đến nay theo thứ tự: Tên tác giả; Tên bài báo; Tên tạp chí và số của tạp chí; trang đăng bài báo; Năm xuất bản của Tạp chí; Xin xem mẫu ví dụ dưới đây) A. Tạp chí quốc tế 1. N. V. Dung, B. Keller. Theorem on the conductitity of composite medium jounal of Mathematical Physics 40, 548-552 (2000) _ Cited by 11 B. Tạp chí trong nước 1. P. Q. Thanh, B. T. Cong, P. X. Thao, N. V. Dung, High Temperature Thermoelectric properties of CaMnO3. VNU.Journal of Science, Matthematics  Physics. T. XXII, No2AP, 45-48, (2006) C. Tuyển tập báo cáo hội nghị (Chỉ liệt kê báo cáo được in toàn văn trong một tuyển tập báo cáo hội nghị bởi một nhà xuất bản có uy tín) 1. N. T. No. N. V. Dung. Conductivity of a two-phase system. Mechanics of Microstrctured materials, Proceedings of the IUTAM Symposium, Sydney 8/2001 (Ed. C. Huet), pp. 128- 134. North-Holland, Amsterdam, 2002.
  36. 36. III. Thông tin khác 1. Kinh nghiệm về quản lý, đánh giá KH & CN 1.1. Liệt kê tên các chương trình trong nước và nước ngoài mà ông/ bà đã làm chủ nhiệm; là thành viên của ban chủ nhiệm; từ năm 2000 đến nay: TT Tên chương trình Chức danh Thời gian 1. 2. 1.2. Liệt kê tên các hội đồng tư vấn, xét duyệt, nghiệm thu, đánh giá các đề tài dự án KH & CN trong nước và nước ngoài mà ông/ bà đã tham gia từ năm 2000 đến nay: TT Tên hội đồng Chức danh (Chủ tịch, uỷ viên, Thư ký HĐ) T h ờ i g i a n ( N ă m ) 1. 2. ... ... 2. Ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá kết quả nghiên cứu (Liệt kê theo các cột dưới đây) Tên công nghệ/ giải pháp hữu ích đã chuyển giao, đối tượng nhận chuyển giao, năm chuyển giao Tên doanh nghiệp được thành lập dựa trên kết quả nghiên cứu/ tên kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất, đời sống 1. 1. 2. 2. . .
  37. 37. IV. Đề nghị ông/ bà giới thiệu những chuyên gia khác trong cùng lĩnh vực vhuyên môn mà ông/ bà biết rõ TT Họ và tên Nơi công tác Địa chỉ liên lạc Email Điện thoại 1. 2. 3. 4. 5. 6. V. Các ý kiến khác (nếu có) .ngày tháng năm 2007 Xác nhận của cơ quan Chuyên gia ký tên

Share Clipboard        Name*        Description          Others can see my Clipboard CancelSave