Ví dụ về cái đơn nhất trong kinh tế

Mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung” là một trong những vấn đề quan trọng nhất và nan giải nhất của triết học nói riêng và nhận thức nói chung.

I. Khái niệm 

– “Cái riêng” là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

Ví dụ:

+ 01 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 01 quả bưởi ở trên bàn là cái riêng B. Cái riêng A khác với cái riêng B.

+ 01 trận bóng đã giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan diễn ra vào ngày 05/9/2019 là một cái riêng.

– “Cái chung” là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Ví dụ: Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi nào khác. (Quả quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi).

– Ta cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”.

“Cái đơn nhất” là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác.

Về mặt ngữ nghĩa, “cái đơn nhất” gần giống với cái cá biệt.

Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850 mét của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này.

Ví dụ về cái đơn nhất trong kinh tế

Phần giao thoa giữa 03 “cái riêng” A, B, C là “cái chung”. Phần không giao thoa với bất cứ cái gì là “cái đơn nhất”.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung” và “cái đơn nhất”

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất” có mối quan hệ qua lại như sau:

1. “Cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”.

“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại trong “cái riêng”.

Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng, cùi, múi, tép ở đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng).

2. “Cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến “cái chung”.

– Điều này có nghĩa “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có nghĩa là cô lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, “cái riêng” của loại này có liên hệ với những “cái riêng” của loại khác.

– Bất cứ “cái riêng” nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, tương tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quan mình.

Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “cái chung” nào đó.

– Bất cứ “cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi.

Mỗi “cái riêng” sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi biến thành một “cái riêng” khác. “Cái riêng” khác này lại biến thành “cái riêng” khác thứ ba…v.v., cứ như vậy đến vô cùng tận. Kết quả của sự biến hóa vô cùng tận này là tất cả “cái riêng” đều có liên hệ với nhau.

Thậm chí, có những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không dính dáng gì đến nhau, nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, ta vẫn thấy chúng liên quan nhau.

3. “Cái chung” là một bộ phận của “cái riêng”, còn “cái riêng” không gia nhập hết vào “cái chung”.

– Do “cái chung” được rút ra từ “cái riêng”, nên rõ ràng nó là một bộ phận của “cái riêng”.

– Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính (cái chung) được lặp lại ở các sự vật khác, bất cứ “cái riêng” nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ “cái riêng” đó mới có. Tức là, bất cứ “cái riêng” nào cũng chứa đựng những “cái đơn nhất”.

4. “Cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại.

– Sự chuyển hóa “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và “cái chung” biến thành “cái đơn nhất” sẽ xảy ra trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định.

– Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng “cái đơn nhất”, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay thế cái cũ và trở thành “cái chung”.

Ngược lại, “cái cũ” ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là “cái chung”, cái cũ biến dần thành “cái đơn nhất”.

III. Ý nghĩa phương pháp luận 

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung”, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1. Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”.

Vì “cái chung” chỉ tồn tại trong và thông qua “cái riêng”, nên chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về “cái chung” trong “cái riêng” chứ không thể ngoài “cái riêng”.

Để phát hiện, đào sâu nghiên cứu “cái chung”, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.

2. Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào từng trường hợp “cái riêng”.

– Vì “cái chung” tồn tại như một bộ phận của “cái riêng”, bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận còn lại của “cái riêng” mà không gia nhập vào “cái chung”, nên bất cứ “cái chung” nào cũng tồn tại trong “cái riêng” dưới dạng đã bị cải biến.

Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa “cái chung” nằm trong “cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia. Sự khác biệt đó là thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của “cái chung”.

– Do đó, bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa. Nếu không chú ý đến sự cá biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh.

Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn nhất”, thì lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà không tiếp thu cái hay từ bên ngoài. Đó là sai lầm của những người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.

3. Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những vấn đề riêng.

Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại bên ngoài mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng một cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung.

Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề mang ý nghĩa lý luận – thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện. Nếu bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ không có định hướng mạch lạc.

4. Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và ngược lại.

Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại, nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở thành “cái chung” nếu điều này có lợi.

Ngược lại, phải tìm cách làm cho “cái chung” tiêu biến dần thành “cái đơn nhất” nếu “cái chung” không còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người.


Page 2

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Ví dụ về cái đơn nhất trong kinh tế

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này?
Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước v.v., nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau.
1. Khái niệm
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng
Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác.
2. Mối quan hệ biện chứng
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng,cái chung, cái riêng và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng
Ví dụ, không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu, con bò, con gà cụ thể. Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào cũng đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
- không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào... nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm "cây". Đó là cái chung của những cái cây cụ thể.
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không cso cái riêng tồn tạiđộc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
Ví dụ, nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là những cái riêng. Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi các quy luật chung như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng v.v..
- mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.
Ví dụ: người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những đk xác định
Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất

Ý nghĩa phương pháp luận


-Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.
-Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ, -khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.
-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất"