Ví dụ tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện

Mục lục bài viết

  • 1. Bản chất của nhà nước CHXHCNVN Việt Nam
  • 2. Các đặc trưng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 3.Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 3.1. Chức năng đối nội
  • 3.2. Chức năng đối ngoại

1. Bản chất của nhà nước CHXHCNVN Việt Nam

Điều 2 Hiếnpháp năm2013 khẳng định:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.

NhànướcCộnghòaxãhộichủnghĩaViệtNamlàkiểunhànước xã hội chủ nghĩa (XHCN).

>> Xem thêm: Phân tích bản chất, đặc trưng, chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam

NhànướcCHXHCNViệtNamnằmtrongtaygiaicấpcôngnhânvànhândânlaođộng.Đólàkiểunhànướccóbảnchấthoàntoànkhácvớikiểunhànướcbóclộtvàlàkiểunhànướccaonhấttronglịchsử,lànhànướccủadân,dodânvàvìdân.Tấtcảquyềnlựcnhànướcthuộcvềnhândânvàvìnhândânmànềntảnglàliênminhgiaicấpcôngnhânvớigiaicấpnôngdânvàđộingũtríthức.”(Điều2,Hiếnpháp1992).

Nhànướcbảođảmchonhândânthựcsựthamgiavàoquảnlýnhànướcvàquảnlýxãhội,đảmbảoquyềnứngcửcũngnhưquyềnbầucửcủanhândân,thựcsựcóquyềnlựachọnnhữngngườiđạibiểuxứngđángcủamìnhvàocơquanquyềnlựcnhànước.

2. Các đặc trưng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:

a) Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp công nhân

được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.

>> Xem thêm: M&A là gì ? Những thương vụ M&A lớn tại Việt Nam

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.

b) Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.

c) Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.

>> Xem thêm: Chức năng của nhà nước là gì ? Cách phân loại chức năng của nhà nước ?

Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.

d) Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

3.Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.1. Chức năng đối nội

>> Xem thêm: Phân tích chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chức năng đối nội lànhững mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trongnộibộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chốngđốichế độ, bảo vệ chế độ kinh tế …lànhữngchức năng đối nộicủa các nhà nước.

- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .

Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.

Nhà nước ta là người đại diện cho ý chí, quyền lực của Nhân dân lao động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý (chính sách, kế hoạch, pháp luật, tài chính, ngân hàng…) và quản lý việc sử dụng tài sản quốc gia. Trên cơ sở đó, Nhà nước có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trong nước cũng như hợp tác quốc tế.

- Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp thống trị bị lật đổ và những âm mưu phản cách mạng khác.

- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công nhân và các tổ chức.Đây là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, do đó, bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật.

- Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.

3.2. Chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.

>> Xem thêm: Hình thức cấu trúc nhà nước là gì ? Phân tích hình thức của nhà nước ?

Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …

Nhà nước ta thực hiện chức năng đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với phong trào cách mạng thế giới. Đảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân loại thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.ST, H.1991, tr19).

Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩagiữ vững ổn định và xây dựng đất nước

Tất cả chức năng đối nội của nhà nước chỉ có thể được triển khai thực hiện tốt khi Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân, tạo điều kiện ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chức năng củng cố ,mở rộng, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống chính sách gây chiến và chạy đua vũ trang, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều vào cộng đồng thế giới. Vì vậy, bất cứ nhà nước tiến bộ nào cũng đều có nghĩa vụ ủng hộ phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới. Ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay số:1900.6162để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!Luật Minh Khuê (Sưu tầm & biên tập)