Nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể là gì

Nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể là gì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Liên quan đến nội dung về phát triển kinh tế tập thể, trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Hội nghị Trung ương lần này đã thống nhất cao về sự cần thiết phải tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và những kết quả quan trọng đã đạt được của kinh tế tập thể nước ta trong suốt 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX; đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân.

Trung ương cho rằng, có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, đặc biệt là do: Nhận thức của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đảng viên và người dân về bản chất, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa thật đầy đủ, thiếu thống nhất, thậm chí còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ đảng và chính quyền còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn lúng túng, hoài nghi về sự thành công của kinh tế tập thể. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, xây dựng thể chế, chính sách còn chậm, thiếu cụ thể, hiệu quả chưa cao. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy đã có nhiều nhưng còn dàn trải, phân tán, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực để tổ chức thực hiện.

Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa được kiện toàn, còn nhiều bất cập, không thống nhất, thiếu chặt chẽ, phân tán, hoạt động chưa hiệu quả; ở một số nơi còn tình trạng buông lỏng quản lý hoặc can thiệp quá sâu, không đúng đối với tính chất tổ chức, hoạt động của hợp tác xã; hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh tế tập thể chưa sâu sát, chưa thường xuyên. Việc đánh giá về hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể còn phiến diện, thiên về mặt kinh tế, chưa chú ý đúng mức đến mặt chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường,... dẫn đến hạ thấp vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã phần lớn có quy mô còn nhỏ, năng lực nội tại còn yếu; đội ngũ cán bộ hợp tác xã cơ bản chưa được đào tạo chuyên sâu. Việc tổng kết lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể chưa kịp thời; tâm lý xã hội nói chung còn rất e ngại đối với kinh tế tập thể; thành viên hợp tác xã vẫn còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm lẫn nhau hoặc trông chờ sự trợ cấp của Nhà nước.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu, trong thời gian tới phải tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc hơn nữa, đầy đủ hơn nữa, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết của Trung ương lần này về phát triển kinh tế tập thể phù hợp với yêu cầu và tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Phải thường xuyên quan tâm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới; coi đây là một thành phần kinh tế quan trọng cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể là gì

Hội nghị Trung ương năm đã thống nhất cao về sự cần thiết phải tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và những kết quả quan trọng đã đạt được của kinh tế tập thể nước ta trong suốt 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẳng định phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu khách quan và phải xuất phát từ nhu cầu thiết thực của các thành viên; bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho các thành viên hăng say làm việc, lao động tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững; tôn trọng các giá trị, nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng và của cả nước. Kinh tế tập thể có nhiều hình thức tổ chức, hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...), trong đó hợp tác xã là nòng cốt.

Kinh tế tập thể phát triển dựa trên sở hữu riêng của thành viên và sở hữu chung của tổ chức; tổ chức hoạt động theo nguyên tắc đối nhân, không chỉ phụ thuộc vào vốn góp; phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ, theo lao động và theo vốn góp. Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là chính, bao gồm cả lợi ích của thành viên, của tập thể và lợi ích của xã hội, của Nhà nước; đồng thời coi trọng lợi ích về chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm các cá nhân và pháp nhân, thành viên chính thức và thành viên liên kết, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Khuyến khích việc tích lũy và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản chung trong tổ chức kinh tế hợp tác.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển kinh tế tập thể cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng về chất lượng; bảo đảm sự hài hoà trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa bàn của nền kinh tế; có chính sách ưu tiên các tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Đánh giá hiệu quả của kinh tế tập thể phải toàn diện, cả về kinh tế lẫn chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; về hiệu quả của tổ chức và của các thành viên.

Phải nhận thức rõ: Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể và coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh hợp tác xã phải phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phát triển kinh tế tập thể.

Nguyễn Hoàng


Với mục tiêu trọng tâm là “Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX); xây dựng Liên minh HTX ngày càng vững mạnh và thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên”, hôm nay (13-11), Đại hội Liên minh HTX tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra trong niềm phấn khởi về kết quả đạt được của nhiệm kỳ qua và những kỳ vọng mới được mở ra cho nhiệm kỳ tới.

Nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể là gì

Tới đây, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ thành lập một số liên hiệp hợp tác xã cùng ngành nghề, trong đó có ngành lúa - gạo để tăng hiệu quả sản xuất và sản lượng cung ứng cho thị trường. 

Thực hiện thắng lợi chỉ tiêu nghị quyết

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Liên minh HTX tỉnh trong nhiệm kỳ qua là đơn vị đã hoàn thành các lớp đào tạo, tuyên truyền vận động nhằm nâng cao trình độ cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và thành viên ở các mô hình KTTT trong tỉnh. Thông qua lớp đào tạo, tập huấn thì các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về KTTT được truyền đạt và nâng tầm hiểu biết đến với các mô hình KTTT trong tỉnh. Bên cạnh đó, trình độ quản lý, điều hành, vận động người dân tham gia vào mô hình KTTT tại các HTX trong tỉnh được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, hiện toàn tỉnh có nhiều HTX được vận hành, quản lý, hoạt động rất hiệu quả như một doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Phường, Giám đốc HTX dịch vụ vận tải thủy bộ Vị Thanh, ở phường III, thành phố Vị Thanh, thông tin: Khi mới thành lập, HTX chỉ có 46 thành viên, với 46 phương tiện làm dịch vụ vận tải. Những ngày đầu mới thành lập, HTX gặp không ít khó khăn trong quá trình điều hành, quản lý, cũng như thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan và công tác kế toán. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Liên minh HTX tỉnh trong việc mở các lớp đào tạo, tập huấn nên trình độ chuyên môn của các thành viên HTX đã nâng lên rõ rệt và ngày càng đi vào hoạt động hiệu quả. Hiện tại, HTX đã nâng lên 204 thành viên, với 204 phương tiện vận tải. Ngoài ra, HTX cũng thành lập được bộ phận kinh doanh và bộ phận vận tải. Cũng thông qua các lớp tập huấn, các thành viên HTX đều thực hiện tốt trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của mình.   

Với sự quyết tâm chính trị và đoàn kết nội bội, nhiệm kỳ qua, Liên minh HTX tỉnh cùng các thành viên đã thực hiện đạt và vượt những chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ đã đề ra. Nổi bật là công tác triển khai Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, HTX được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả; nhiều chương trình, dự án được hỗ trợ kịp thời đến với các mô hình KTTT của tỉnh. Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh còn tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo để kịp thời giải quyết vướng mắc, khó khăn cho HTX. Qua đây, giúp các HTX trong tỉnh dần thích nghi với điều kiện của nền kinh tế thị trường và ngày càng có nhiều HTX với đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ năng động, sáng tạo, tâm huyết, cũng như tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Luật và Điều lệ HTX hiện hành nên được thành viên tín nhiệm, đồng thuận.

Ông Ngô Minh Long, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết: Nhiệm kỳ qua, Liên minh HTX tỉnh luôn giữ vai trò nòng cốt trong phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh, làm cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với khu vực KTTT, HTX. Xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị; tuyên truyền, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên. Bộ máy tổ chức và hoạt động từng bước được củng cố và hiệu quả hơn; vị thế của Liên minh HTX tỉnh ở khu vực nông thôn dần được khẳng định.

Nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể là gì

Ông Ngô Minh Long (thứ 2 từ phải sang), Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thường xuyên đến thăm các mô hình sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Mở ra nhiều định hướng mới

Theo đánh giá của lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh thì trong nhiệm kỳ qua và định hướng nhiệm kỳ tới, Tỉnh ủy và UBND tỉnh luôn đặc biệt quan tâm đối với hoạt động của KTTT. Điển hình là trong báo cáo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020, có rất nhiều đoạn đã đề cập đến vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực của lĩnh vực KTTT tỉnh nhà. Đặc biệt, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 thì có đến 4 lần nhắc đến vai trò quan trọng của mô hình KTTT trong việc góp phần hoàn thành Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra cho nhiệm kỳ tới. Qua đây thấy rằng, tới đây mô hình KTTT của tỉnh sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của Tỉnh ủy và UBND tỉnh bằng những chính sách hỗ trợ để giúp phong trào KTTT của tỉnh ngày càng phát triển.

Theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ngô Minh Long thì sở dĩ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang và sẽ tiếp tục quan tâm đến mô hình KTTT là bởi trong quá trình sản xuất hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp thì việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh đã gần như đạt ở mức độ cao. Do đó, để nâng cao giá trị nông sản, ngoài vấn đề quan tâm đến chất lượng, mẫu mã hàng hóa thì việc liên kết sản xuất để tạo ra lượng hàng hóa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thời hội nhập đang là xu thế bắt buộc. Vì vậy, không có con đường nào khác là nông dân phải tham gia vào các mô hình KTTT để có hướng đi phù hợp. Trên thực tế hiện nay, bình quân thành viên HTX nông nghiệp trong tỉnh chỉ ở mức khoảng 21 thành viên/HTX. Với số lượng thành viên như trên thì rất khó làm chuyện lớn, nhất là trong khâu liên kết với doanh nghiệp. Vì vậy, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh thì trong nhiệm kỳ 2020-2025 tới đây, Liên minh HTX tỉnh sẽ tiến hành thành lập các HTX cùng ngành nghề để tăng số lượng lên từ 500-700 thành viên/HTX, từ đó sẽ cùng tạo ra sản phẩm hàng hóa vô cùng lớn và được thị trường trong, ngoài nước biết đến. Trước mắt là xem xét gom lại 3 lĩnh vực để thành lập Liên hiệp HTX lúa - gạo, Liên hiệp HTX trái cây và Liên hiệp HTX thủy sản. Việc làm này sẽ giúp thuận lợi trong việc đàm phán với doanh nghiệp được giá tốt nhất, quy trình sản xuất đồng nhất và có sản lượng tốt nhất để hợp tác lâu dài với đối tác. 

Cùng với nhiệm vụ trên, cũng trong nhiệm kỳ tới đây, Liên minh HTX tỉnh sẽ thực hiện khâu đột phá là thành lập Trung tâm sự nghiệp trực thuộc Liên minh HTX tỉnh, được gọi là Trung tâm tư vấn và dịch vụ. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm kết nối với những doanh nghiệp về đầu vào nhằm hỗ trợ tốt nhất ở các mặt cho mô hình KTTT của tỉnh. “Bên cạnh khâu đột phá trên thì tới đây Liên minh HTX tỉnh sẽ chuyển mạnh từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ cho HTX; đồng thời ngoài quan tâm hỗ trợ HTX sản xuất hiệu quả thì Liên minh HTX tỉnh còn đẩy mạnh hơn việc xúc tiến thương mại bằng hình thức liên kết đầu vào và đầu ra cho nông sản HTX. Song song đó sẽ tìm công nghệ tiên tiến, nhất là ở khâu cơ giới hóa trong sản xuất để giải phóng sức lao động, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho người nông dân. Mặt khác, tại trụ sở Liên minh HTX tỉnh đang và sẽ tiếp tục mở quầy trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đã được công nhận OCOP cấp tỉnh. Đây là hình thức quảng bá và kết nối doanh nghiệp đến với các HTX là chủ thể sản phẩm OCOP được thuận lợi hơn”, ông Ngô Minh Long, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết thêm.

Một số chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020-2025 được Liên minh HTX tỉnh đề ra là: Phấn đấu ít nhất 65% số hộ sản xuất nông nghiệp tham gia THT, HTX nông nghiệp; hỗ trợ thành lập mới 150 HTX, 2-3 liên hiệp HTX, 500 THT; tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 70%, trong lĩnh vực phi nông nghiệp đạt 80%; xây dựng toàn diện 15 HTX và 3 liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả với doanh thu đạt trên 1 tỉ đồng/năm đối với HTX và trên 2 tỉ đồng/năm đối với liên hiệp HTX; tỷ trọng đóng góp của khu vực KTTT, HTX vào GRDP của tỉnh từ 5% trở lên...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC