Nav ccq là gì

Thông tin chung
Mã giao dịch DCDS
Loại quỹ -
Thời điểm đóng sổ lệnh -

(*) Giá trị tài sản ròng (NAV/CCQ) này được sử dụng làm giá khớp lệnh của ngày giao dịch kế tiếp gần nhất.

Xem thêm

  • 02873-036-527
  • Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
  • 500000-10000000 VND
  • https://oncredit.vn/images/logo-img.svg

Nav ccq là gì

NAV là gì? NAV là viết tắt của Net Asset Value - giá trị tài sản ròng. Đây là một trong những chỉ số được dùng để xác định giá trị đầu tư chứng khoán. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các thông tin về chỉ số NAV trong chứng khoán, cách tính NAV.

NAV là gì? NAV là Net Asset Value, tức là giá trị tài sản ròng. NAV được hiểu là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư của một Quỹ đầu tư trừ đi Tổng nợ phải trả của Quỹ đó tại thời điểm định giá.

Công thức xác định NAV

NAV = (Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ) / Số lượng chứng khoán phát hành.

Trong đó: Tổng giá trị tài sản = Tổng giá trị chứng khoán của quỹ tính theo giá thị trường + tiền mặt.

Nav ccq là gì

NAV là chỉ số giúp nhà đầu tư xác định có đầu tư vào chứng khoán của một đơn vị bất kỳ hay không

Bài viết liên quan:

  • Tỷ giá hối đoái là gì?
  • Séc là gì? Các loại Séc phổ biến hiện nay

Chỉ số NAV trong chứng khoán

Chỉ số NAV trong chứng khoán (NAV/Share: giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) được sử dụng để đánh giá giá trị cổ phiếu mua vào và giá trị cổ phiếu thực tế của mỗi công ty. Dựa vào NAV/Share, nhà đầu tư có thể phân biệt bề ngoài và bản chất thực sự bên trong của công ty.

Đối với các cổ phiếu đã niêm yết, chúng ta sẽ có được giá cổ phiếu trên thị trường giao dịch hàng ngày nên dễ dàng tính được NAV theo công thức. Riêng đối với các cổ phiếu chưa niêm yết thì phải định giá khách quan và nghiêm túc.

NAV/CCQ là gì?

NAV/CCQ là viết tắt của NAV/Chứng chỉ quỹ. Đây là giá chứng chỉ quỹ, có công thức tính là:

NAV/CCQ = (Tổng giá trị tài sản do quỹ sở hữu - Nghĩa vụ nợ của quỹ tại thời điểm tính toán) / Tổng số lượng CCQ đang lưu hành.

Việc tính và báo cáo giá trị NAV/CCQ bắt buộc phải có ngân hàng giám sát độc lập xác nhận.

Công dụng của chỉ số NAV

Khi đánh giá chứng khoán của một đơn vị, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số NVA để nhận định những điều như:

Ví dụ công ty A có cổ phần mệnh giá niêm yết là 100.000 đồng/cổ phần mà NAV là 120.000 đồng/cổ phần. Lúc này, có thể chứng minh công ty đã tích lũy đủ vốn cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Nguồn vốn này có thể từ nguồn lợi nhuận còn lại hoặc chênh lệch từ phát hành cổ phiếu.. Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phần với giá 120.000 đồng/cổ phần thì họ vẫn mua đúng với giá trị trên sổ sách.

Nếu NAV là 120.000 đồng/cổ phần, nhưng công ty A đạt được lợi nhuận hàng năm cao thì nhà đầu tư cũng có quyền mua cổ phiếu với giá cao hơn giá trị NAV để mong lợi nhuận gia tăng. Khi đó nhà đầu tư sẽ được chia cổ tức cao hoặc công ty có tích trả mức cổ tức cao hơn 22%.

Nếu NAV là 120.000 đồng/cổ phần, nhưng công ty A vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm NAV. Quyết định mua cổ phiếu với giá cao hơn 120.000 hay không sẽ tùy thuộc vào việc đánh giá, phân tích của nhà đầu tư về công ty A ở nhiều khía cạnh trong tương lai.

Nav ccq là gì

Như vậy, NAV là giá trị tài sản ròng (tức là vốn sẵn có của công ty). Còn cổ phiếu là giá trị thị trường mà nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra để mua cổ phiếu.

Giá của cổ phiếu sẽ chịu ảnh hưởng của nhà cung cấp và người mua. Những tác động của người phát hành hoặc của người mua có thể làm cho giá cổ phiếu tăng hoặc giảm cao hơn hoặc thấp hơn so với chỉ số NAV đã được tính.

Chỉ số NAV thì lại hoàn toàn dựa trên tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp, KHÔNG dựa trên nhu cầu của thị trường như giá của cổ phiếu.

Chỉ số NAV thường được chốt theo ngày; còn mức giá cổ phiếu thì tùy từng thời điểm mà người mua và người bán quyết định.

Làm thế nào để tăng chỉ số NAV?

Để tăng chỉ số NAV, phía công ty có thể thực hiện những cách như:

1: Mua lại những chứng chỉ quỹ trên thị trường như các doanh nghiệp đã niêm yết việc mua cổ phiếu.

2: Bạn trả mức cổ tức cao hơn 22%.

3: Nếu 2 cách trên không hiệu quả, hãy hoán đổi toàn bộ hoặc một phần thành quỹ mở.

Nav ccq là gì

Trên đây là 3 cách để tăng chỉ số VAV lên.Với những thông tin bên trên, hy vọng bạn đã hiểu được NAV là gì. Về cơ bản, NAV là chỉ số chính để các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của một công ty theo đúng giá trị thực của nó. OnCredit Chúc bạn sẽ đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn và thông minh trong tương lai.

Thông tin tham khảo hữu ích dành cho bạn:

CCQ là một loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ đại diện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của người đầu tư đối với quỹ. Công ty quản lý quỹ phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe để được cấp phép hoạt động, như yêu cầu về người điều hành, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ được đào tạo và phải chịu sự giám sát chặt chẽ của một ngân hàng hoàn toàn độc lập với công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát đó không được sở hữu bất cứ một tài sản nào của quỹ. Công ty quản lý quỹ được hưởng phí (thường khoảng 2%) trên tổng giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư và được thưởng một tỷ lệ nhất định trên lợi nhuận của quỹ vượt kế hoạch. Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư vốn của quỹ vào chứng khoán hoặc tài sản khác phù hợp với điều lệ quỹ, với chính sách đầu tư của quỹ đã được người đầu tư thông qua.  

Giá trị tài sản ròng (NAV) của CCQ

Là tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư do quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của quỹ tại thời điểm tính toán, tất cả chia cho số lượng CCQ đang lưu hành. Giá trị các tài sản và công nợ của quỹ đều tính theo giá thị trường tại ngày tính. Các cổ phiếu niêm yết có giá thị trường giao dịch hàng ngày nên dễ tính. Các cổ phiếu chưa niêm yết phải qua một quá trình định giá khách quan và nghiêm túc. Nó thường được tính theo giá bình quân của các cổ phiếu OTC lấy từ 3 - 5 CTCK hàng đầu và uy tín. Việc tính và báo cáo giá trị tài sản ròng của CCQ bắt buộc phải có ngân hàng giám sát độc lập xác nhận. Với các quy trình khá chặt chẽ có thể thấy rằng, NAV của CCQ là giá thị trường của các tài sản, các khoản đầu tư của quỹ và NĐT có thể tin tưởng được.

Mối liên quan giữa thị giá và NAV của CCQ

So với NAV (tính đến ngày 28/8), thị giá của các CCQ hiện thấp một cách vô lý (xem bảng 1). VF1 giá chỉ bằng 62% NAV; VF4 , BF1 và PF1 giá tương ứng chỉ bằng 68%, 69% và 74% NAV của nó.

Nav ccq là gì

Khi các chỉ số chứng khoán thay đổi, NAV của các CCQ cũng biến đổi theo. Trong tuần từ 14/8 đến 21/8, các chỉ số chứng khoán VN-Index, HASTC-Index tăng 12% và 11% thì NAV của các CCQ: VF1, VF4, BF1 và PF1 đã tăng tương ứng là 6%, 4%, 3% và 10% (bảng 2).

Nav ccq là gì

Tính thanh khoản của VF1 và các CCQ

Giá các chứng khoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tính thanh khoản luôn đóng một vai trò quan trọng. Các chứng khoán có tính thanh khoản càng cao, càng được đánh giá cao, vì NĐT luôn thích sự thanh khoản để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lợi. VF1, VF4 có tương ứng 100 triệu và 86,5 triệu CCQ thuộc công chúng nên hàng ngày lượng giao dịch thường nằm trong nhóm chứng khoán có tính thanh khoản cao hàng đầu trên sàn HOSE. Tính thanh khoản của các quỹ được thể hiện qua số lượng CCQ giao dịch bình quân 5 ngày gần nhất (25 - 29/8) như sau:  VFMVF1:        53.800 CCQ; VFMVF4:           323.500 CCQ; PRUBF1:          329.000 CCQ; MAFPF1:         69.400 CCQ.

Lợi thế của quỹ đầu tư là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà tại các nước phát triển, NĐT cá nhân thường đầu tư vào TTCK thông qua việc mua các chứng chỉ quỹ đầu tư. Đó là do các quỹ đầu tư có các lợi thế sau:

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro: các quỹ đầu tư hoạt động với số lượng tiền đầu tư lớn, họ đầu tư vào rất nhiều chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro tùy theo chính sách đầu tư của quỹ. Các NĐT cá nhân khó thực hiện hiệu quả điều này do giới hạn về tiền và công sức.

- Là những NĐT chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Bốn loại chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên HOSE đều do các công ty quản lý quỹ nước ngoài, hay liên doanh với các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm trên TTCK thế giới và Việt Nam quản lý. Quỹ VF1, VF4 do Công ty Quản lý quỹ Việt Nam, một liên doanh giữa Dragon Capital (Anh Quốc) và Sacombank. Quỹ BF1 do Công ty Quản lý quỹ Prudential (Anh Quốc) quản lý, Quỹ PF1 do Công ty Quản lý quỹ Manulife quản lý.

- Quỹ đầu tư có điều kiện tiếp cận các thông tin nhanh và chính xác hơn, do vậy có khả năng sinh lợi cao hơn so với các NĐT cá nhân nhỏ lẻ. Các quỹ đầu tư với tư cách là cổ đông lớn, họ có thể dễ dàng tiếp cận với lãnh đạo các công ty niêm yết một cách thường xuyên hay định kỳ để nắm rõ tình hình hoạt động của các công ty, do vậy có thể có lợi thế hơn rất nhiều so với các NĐT cá nhân.

Tại sao giá của các CCQ chỉ bằng 62 - 70% so với NAV? 

Thông thường trên thế giới, giá các CCQ thường xoay quanh NAV của nó, tùy theo tình hình mà nó có thể tăng - giảm hơn so với NAV khoảng 5 - 10%, hoặc đôi khi lên đến khoảng 15%. Khi thị trường quá hưng phấn, định giá cổ phiếu quá cao, các NĐT chuyên nghiệp sẽ đánh giá CCQ thấp hơn so với NAV. Ở Việt Nam, do việc am hiểu TTCK của phần lớn NĐT cá nhân còn hạn chế, do vậy có những thời kỳ ngắn các quy luật của thị trường bị "đảo lộn".  Sự phi lý của giá CCQ có lẽ dễ thấy nhất là trường hợp VF4. Ngay hôm niêm yết đầu tiên, khi thị trường đang đi xuống, giá VF4 đã giảm tối đa 20% cho phép và sau đó nó vẫn xuống và hiện nay vẫn thấp hơn 68% NAV, trong khi VF4 mới chỉ đầu tư được rất ít tiền (với giá chứng khoán thấp). Yếu tố tâm lý đã làm cho giá các CCQ thấp một cách khó tin. Giá của các CCQ quá thấp so với NAV có lẽ một phần do việc marketing của các quỹ chưa tốt? Các NĐT cá nhân chưa hiểu đầy đủ về CCQ? Tuy nhiên, nó sẽ là cơ hội tốt cho những NĐT có bản lĩnh, có kiến thức, không đầu tư theo đám đông mà theo sự phân tích, so sánh NAV với thị giá CCQ.