Vay ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Trước hết người vay cần phân biệt được thời gian giải ngân với thời gian duyệt vay. Thời gian giải ngân có thể nhanh nhưng thời gian duyệt vay thường mất từ 2 - 3 ngày cho đến khoảng vài tuần.

Thời gian giải ngân cụ thể ở ngân hàng là bao lâu?

Thông thường, ở các ngân hàng phổ biến như Agribank, Viettinbank, Vietcombank, Sacombank… thời gian giải ngân là khoảng trong vòng 1 ngày. Có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc giải ngân bằng chuyển khoản, tùy theo yêu cầu trước đó của khách hàng.

Thời gian giải ngân ở ngân hàng là 1 ngày, nhưng thời gian duyệt vay thì rất lâu

Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là khách hàng chỉ cần đến ngân hàng trong vòng 1 ngày là có thể cầm tiền đi về. Ngược lại, quy trình giải ngân vay vốn của ngân hàng khá phức tạp, trải qua nhiều bước buộc người vay phải đến làm thủ tục nhiều lần và phải chờ đợi. Thêm vào đó là khoảng thời gian chờ duyệt vay. Duyệt vay tại ngân hàng thường mất từ 2 - 3 ngày cho đến vài tuần, tùy vào tính chất phức tạp hay đơn giản của hồ sơ.

Làm thế nào để được giải ngân nhanh chóng?

Thời gian để được giải ngân nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian duyệt vay. Nếu có thể rút ngắn thời gian duyệt vay từ vài tuần xuống còn vài ngày, thì người vay sẽ sớm được giải ngân. Do vậy, muốn được giải ngân nhanh chóng, dưới đây là một số cách khách hàng nên tham khảo:

  • Chuẩn bị hồ sơ vay vốn: Hồ sơ nếu được điền đầy đủ và chính xác trước đó thì thời gian duyệt vay và giải ngân sẽ nhanh hơn;
  • Tìm hiểu kỹ lãi suất và các thông tin cần thiết: Hãy đảm bảo trước khi đến làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng, người vay đã nắm rõ cách tính lãi suất, thời gian vay, điều kiện vay, phí… để không mất thời gian tìm hiểu tại ngân hàng.

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để rút ngắn thời gian duyệt vay và giải ngân

  • Lựa chọn ngân hàng cho vay: Thời gian giải ngân và duyệt vay ở mỗi ngân hàng là khách nhau. Vậy ngân hàng nào cho vay vốn giải ngân nhanh nhất, hãy chọn ngân hàng đó.
  • Tham khảo công ty tài chính hoặc vay tiền qua App: Hiện nay có nhiều hình thức để khách hàng lựa chọn nơi vay vốn, không nhất thiết phải đến ngân hàng như là các công ty tài chính hoặc các App vay tiền online. Vay tiền ở những nơi này thời gian duyệt vay và giải ngân sẽ nhanh hơn so với ngân hàng truyền thống. Nhưng đổi lại, khách hàng sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn nhiều so với vay tiền của ngân hàng.
  • Chọn vay tín chấp hay vì thế chấp: Nếu so sánh thời gian giải ngân giữa hai hình thức vay vốn này thì vay tín chấp giúp khách hàng giải ngân nhanh hơn vì thủ tục đơn giản, nhanh chóng, có thể cầm tiền trong vài ngày. Tuy nhiên, đối tượng vay của hình thức này còn hạn chế, không phải ai cũng có thể vay, chỉ có những người có việc làm và lương ổn định mới được phê duyệt.

Tóm lại, muốn giải ngân nhanh chóng thì phải chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để thời gian duyệt vay diễn ra nhanh. Tuy nhiên người vay không nên quá nóng vội, bởi quy trình vay vốn của ngân hàng từ trước đến giờ luôn phức tạp, nhanh nhất cũng mất vài ngày chứ không thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Đó là sự kỹ lưỡng để đảm bảo không xảy ra bất cứ sai sót nào tại ngân hàng.

Xem thêm:

Nếu các bạn đã từng sử dụng các dịch vụ tài chínhđặc biệt là những sản phẩm tại ngân hàng hay vô tình nhìn thấy một tờ rơi quảng cáo về dịch vụ vay vốn trên đường thì chắc chắn đã từng ít nhất 1 lần nghe qua cụm từ giải ngân.

Đúng là thế, dù đã từng nghe qua nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu về nó. Vậy thực sự giải ngân là gì? Giải ngân bao gồm những hình thức nào?

Có quy trình ra sao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Gocnhintaichinh.com giải đáp giúp bạn qua bài viết sau đây!

Giải ngân là gì?

Vay ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Giải ngân hay tiếng anh gọi là Disbursement là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đặc biệt quan trọng trong quy trình tín dụng.

Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng: Giải ngân là hình thức mà ngân hàng hay các tổ chức tín dụng phải thanh toán một khoản tiền nào đó cho các tổ chức, cá nhân đi vay vốn theo quy định trong hợp đồng đã ký trước đó.

Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi đã hoàn tất hợp đồng và đầy đủ các hồ sơ cần thiết. Đối với hợp đồng vay vốn, việc giải ngân có thể được thực 1 lần hoặc nhiều lần thông qua chuyển khoản, tiền mặt, Séc, thẻ tín dụng… tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên.

Các hình thức giải ngân hiện nay.

Do nhu cầu và mục đích vay vốn đa dạng của khách hàng mà giải ngân được phân ra nhiều loại: Giải ngân một lần, giải ngân phong tỏa, giải ngân không phong tỏa,…

Trong nhiều loại giải ngân thì giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa được các ngân hàng và tổ chức tài chính áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

#1. Giải ngân phong tỏa.

Đây là hình thức giải ngân mà khi đó sau khi hoàn tất các thủ tục người vay vốn sẽ nhận được tiền vào tài khoản nhưng tạm thời không được rút số tiền này ra để sử dụng cho đến khi hoàn thành các thủ tục mua bán hàng hóa, tài sản hoặc hoàn tất đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền theo mục đích vay vốn ban đầu ghi trên hợp đồng.

Hiện nay, đa số khách hàng áp dụng hình thức giải ngân này để vay mua nhà trả góp. Hình thức này vừa an toàn cho cả khách hàng vay vốn lẫn ngân hàng vì giảm được hầu hết các rủi ro có thể phát sinh.

#2. Giải ngân không phong tỏa.

Trái ngược với hình thức giải ngân phong tỏa, ở hình thức giải ngân không phong tỏa khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng và có thể rút ra để sử dụng. Phương thức này giúp người vay vốn nhanh chóng tiếp cận khoản vay, nhất là khi đang có nhu cầu cần đến gấp.

Giải ngân không phong tỏa chứa nhiều rủi ro cho phía ngân hàng nên hầu hết chỉ áp dụng cho các khoản vay nhỏ tại một số chi nhánh, ngân hàng.

Quy trình giải ngân vay tín chấp ngân hàng

Vay ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Thực chất của quy trình giải ngân chính là quy trình vay vốn. Như đã đề cập ở nội dung trên, giải ngân là một quy trình đặc biệt quan trọng trong quy trình tín dụng. Để nắm rõ về giải ngân, chúng ta cùng tìm hiểu các bước giải ngân sau đây:

Bước 1: Đăng ký, kê khai và xác nhận thông tin.

Đây là bước đầu tiên của quy trình giải ngân tín chấp, khách hàng cần đăng ký và kê khai với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng bao gồm các thông tin sau: Thông tin nhân thân, mục đích vay vốn và khả năng hoàn trả vốn. Chuyên viên tài chính sẽ tiếp nhận thông tin và xác thực độ chính xác của thông tin đó.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Ở bước này, hồ sơ mà bạn chuẩn bị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chấp thuận cho vay vốn và hạn mức bạn có thể được nhận. Nên cần chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện các hồ sơ cần thiết.

Những hồ sơ mà khách hàng cần chuẩn bị: Hồ sơ chứng minh nhân thân (CMND, Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân, Hộ khẩu,…), Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ sử dụng nguồn vốn, Hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo. Nộp lại tất cả những hồ sơ này cho phía ngân hàng với độ chính xác tuyệt đối, trung thực.

Bước 3: Thẩm định khoản vay

Đây là một trong những bước quan trọng trong toàn bộ quy trình, sau khi các chuyên viên tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng sẽ tiến hành xác minh độ chính xác, tính phù hợp của hồ sơ. Trong trường hợp nếu khách hàng cung cấp không đủ hồ sơ, chuyên viên có thể yêu cầu bổ sung thêm để kịp thời hoàn tất quá trình thẩm định.

Khách hàng cần hợp tác trả lời 1 số câu hỏi để đảm tính chuẩn xác và mức độ phù hợp khi vay vốn.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi hoàn thành bước 3, chuyên viên thẩm định sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp trên. Từ đó, cấp trên sẽ xem xét có đồng ý hay không đồng ý yêu cầu vay vốn của khách hàng từ đề xuất của chuyên viên thẩm định.

Trong trường hợp khoản vay quá lớn, ngân hàng có thể có thêm 1 đội ngũ thẩm định độc lập tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và khách quan.

Sau khi hoàn tất bước xác minh, ngân hàng sẽ dựa vào hồ sơ thẩm định để quyết định có phê duyệt hồ sơ vay vốn hay không.

Bước 5: Giải ngân khoản vay

Đây là bước cuối cùng của quy trình giải ngân. Khi tất cả các hồ sơ đã đạt yêu cầu, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay đến khách hàng. Giải ngân trong 1 lần hay nhiều lần phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng đã thống nhất trước đó.

Tần suất giải ngân là gì?

Vay ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Như đã nói trước đó, số lần giải ngân sẽ phụ thuộc vào tùy trường hợp cụ thể mà có số lần giải ngân khác nhau trong 1 khoảng thời gian nhất định, điều này được gọi là tần suất giải ngân.Tần suất giải ngân phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và mục đích vay vốn.

Thời gian giải ngân trong bao lâu?

Thông thường, mất từ 1 – 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện của từng ngân hàng và tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp, độ chính xác và sự đầy đủ số lượng hồ sơ cần thiết.

Với trường hợp, hồ sơ có mức độ quá phức tạp có thể mất từ 3 – 4 ngày hoặc lên đến vài tuần mới có thể giải ngân.

Kết luận.

Gocnhintaichinh.com vừa hoàn thành bài viết về các vấn đề liên quan đến giải ngân. Giải đáp những thắc mắc giải ngân là gì?, Các hình thức giải ngân và Quy trình giải ngân khi vay vốn. Hy vọng các thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ hữu ích với các bạn khi có nhu cầu thực hiện vay vốn tín dụng.

Mọi câu hỏi về chủ đề này xin các bạn để lại phía dưới bài viết, bạn sẽ nhanh chóng nhận được câu trả lời từ chúng tôi trong thời gian sớm nhất!

Vay ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Ký quỹ là gì: ưu điểm và các hình thức thông dụng hiện nay.

5/5 - (14 votes)

Vay ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Nguyễn Ánh Trúc

Chào anh/ chị, mình là Nguyễn Ánh Trúc, hiện là Founder của Gocnhintaichinh. Nơi mình chia sẽ kiến thức tài chính là người từng nhân sự Ngân Hàng nước ngoài. Có phải bạn đang cần giải đáp về vay vốn, hãy liên hệ bên mình nha, sẵn sàng tư vấn bất kỳ lúc nào.

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn