Vay ngân hàng 800 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Khi quyết định vay ngân hàng để thực hiện nhu cầu cá nhân, ngoài việc quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu và nên biết cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng.

Về cơ bản, phương pháp tính lãi (công thức tính lãi) sẽ khá giống nhau và cùng tuân theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Dưới đây là các loại lãi suất và cách tính lãi suất vay ngân hàng cơ bản mà khách hàng cần nắm được để đảm bảo cho kế hoạch tài chính của bản thân.

Tham khảo:

Bất động sản Hải Phòng: 5 dự án đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ

Dự án Đà Nẵng: 6 dự án bất động sản tiềm năng tại Đà Nẵng 2019

Các hình thức lãi suất phổ biến

Lãi suất vay ngân hàng mà khách hàng thường thấy là con số phần trăm trên một năm, ví dụ lãi suất cho vay 15% - 18%/ năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn cho gói vay, một số tổ chức đã niêm yết lãi suất theo tháng, ví dụ 1%/ tháng đồng nghĩa là 12%/năm. Nếu bạn thấy một con số lãi suất quá thấp thì nên tìm hiểu thêm lãi suất này áp dụng theo năm hay theo tháng nhé! Đồng thời cũng nên xác thực lại thông tin mà bạn đọc được để tránh rủi ro hoặc lừa đảo.

Vay ngân hàng 800 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Lãi suất cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho hình thức lãi suất cố định là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.

Ví dụ: Anh Trần Văn A vay số tiền 30 triệu trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/ năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là 300 nghìn đồng (30 triệu x (12%/12)) trong suốt 1 năm.

Lãi suất thả nổi (Lãi suất thay đổi, biến động)

Mức lãi suất thay đổi này áp dụng tùy theo quy định và chính sách theo từng giai đoạn của các ngân hàng. Mức lãi suất này thông thường sẽ bao gồm: Chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Vay ngân hàng 800 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B vay thế chấp số tiền 30 triệu trong 1 năm với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ biến động.

Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải trả mỗi tháng sẽ là 300 nghìn đồng (30 triệu x 1%) trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ phụ thuộc vào lãi suất hiện tại của thị trường. Mức lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.

Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nổi này.

Lãi suất hỗn hợp

Với cách tính lãi suất vay ngân hàng theo hình thức này, lãi suất của bạn sẽ bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$. Trong năm thứ hai, lãi suất (10%) được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi) và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi), với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Vay ngân hàng 800 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Cách tính lãi suất vay vốn ngân hàng thường được áp dụng

Lãi phải trả (hàng tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x lãi suất x số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại) / 365

Hình thức tính lãi suất vay ngân hàng này còn gọi là cách tính lãi theo dư nợ giảm dần. Tại thời điểm tính lãi dư nợ vay hiện tại là cơ sở để tính tiền lãi thực tế phải trả. Do vậy, khi khoản vay càng về sau thì tiền lãi hàng tháng phải trả sẽ giảm dần.

Ví dụ: Doanh nghiệp A vay 200 triệu để đầu tư cho dự án mới với mức lãi suất ước tính 26%/năm. Đến nay, khoản vay này đã được hơn 380 ngày. Giả sử mỗi tháng đều trả tiền lãi đầy đủ. Vậy phần lãi phải trả tháng tiếp theo = (200.000.000 x 26% x 380)/ 365 = 54,136,986 VNĐ

Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng cách tính lãi xuất vay vốn ngân hàng dựa vào dư nợ gốc ban đầu. Phổ biến là các sản phẩm vay trả góp số tiền nhỏ và khách hàng phải trả hàng tháng một số tiền cố định bao gồm cả lãi và gốc. Hình thức này đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng bởi sự tiện lợi khi thanh toán và nằm trong khả năng chi trả với những người có thu nhập không cao

Vợ chồng chị Hương, anh Thanh (31 tuổi) đã có 1 con gái nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Hiện gia đình anh chị sống tại một căn chung cư ở khu vực đường Thanh Bình, Hà Đông. Căn hộ 86m2, 3 phòng ngủ được anh chị mua cách đây 2 năm với mức giá 2,2 tỷ đồng.

Vay ngân hàng 800 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Ảnh minh họa

Ban đầu, anh chị dự định mua căn hộ 2 ngủ là đủ cho nhu cầu của cả gia đình. Nhưng anh Thanh tính tương lai gia đình sẽ có thêm thành viên, ông bà tới nên quyết định mua căn hộ 3 ngủ, 2 wc cho rộng rãi. Thời điểm đó, với vốn có sẵn và sự trợ giúp của gia đình, anh Thanh, chị Hương có khoảng 1,5 tỷ đồng và vay ngân hàng 800 triệu đồng trong 20 năm với mức lãi suất sau ưu đãi 9% trong 2 năm đầu. Trong đó, 2,2 tỷ đồng để chi trả tiền nhà và 100 triệu đồng anh chị giữ để “phòng thân”.

Với mức lãi suất ngân hàng đó, chị Hương tính toán, mỗi tháng anh chị phải trả lãi suất ngân hàng khoảng 7- 8 triệu đồng – mức tương đương nếu đi thuê nhà chung cư ở. Với tổng thu nhập 2 vợ chồng khoảng 40 triệu đồng/tháng, anh Thanh chị Hương vẫn còn 33 triệu đồng để chi tiêu cho cuộc sống khá thoải mái: 7 triệu đồng tiền học mầm non cho con gái, 20 triệu đồng cho các chi phí sinh hoạt khác và khoảng 5-6 triệu đồng cho tiết kiệm, dành cho quỹ khẩn cấp.

Với sự tính toán chặt chẽ như vậy, cuộc sống của gia đình chị Hương trong suốt thời gian qua khá thoải mái, dù hàng tháng vẫn phải trả nợ ngân hàng.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, cùng với đó là lãi suất vay ngân hàng cũng tăng vọt. Với số tiền vay 800 triệu đồng, lãi suất vay thả nổi 12% trong 20 năm, mỗi tháng, gia đình chị Hương phải trả số tiền lãi tới 10 triệu đồng. Số tiền này cao hơn so với mức lãi thời gian trước, và chiếm tới 25% thu nhập của hai vợ chồng. Số tiền còn lại khiến cặp đôi phải vun vén, chắt bóp khá nhiều để có thể vừa trả nợ ngân hàng vừa lo toan cuộc sống. Điều đáng lo hơn chính là lãi suất ngân hàng có thể vẫn tiếp tục tăng.

Vay ngân hàng 800 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Ảnh minh họa

Con gái nhỏ của anh chị cũng vừa trúng tuyển vào lớp 1 của một trường tiểu học tư chất lượng cao, với mức học phí và các phụ phí khác khoảng 10-12 triệu đồng 1 tháng, cần đóng tiền học phí theo năm. Mong muốn con có môi trường học tập tốt, đầu tư cho tương lai, chị Hương vẫn cố gắng để con có đủ điều kiện học tập. Vì để xoay sở số tiền nôp tiền học cho con, chị Hương đã phải vun vén chi tiêu khá chặt chẽ, thậm chí phải rút bớt tiền trong quỹ khẩn cấp.

Chị Hương tính toán, hiện tại, số thu nhập sau khi trả lãi ngân hàng của gia đình là khoảng 30 triệu đồng. Trong đó, ngoài số tiền học cố định phải trả cho con gái là 7 triệu đồng, 23 triệu đồng còn lại sẽ chia cho việc sinh hoạt 15 triệu đồng, 8 triệu đồng để tiết kiệm và quỹ khẩn cấp.

Trong thời gian 2 năm qua, hai vợ chồng vừa trả lãi ngân hàng, vừa tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Chị Hương đã trích tiền đó 20 triệu để nộp trước tiền giữ chỗ tại trường tiểu học cho con gái. Khi bé nhập học, khoản đó sẽ được khấu trừ. Anh chị vẫn tiếp tục tích lũy để có đủ số tiền 80 triệu đồng để nộp tiền 1 năm học cho con gái (để được hưởng ưu đãi 5%). Như vậy, khi con gái nhập học, anh chỉ sẽ không phải lo chuyện học phí hàng tháng cho con.

Ngược lại, vì anh chị phải cân nhắc và tiết kiệm hơn trong chi tiêu sinh hoạt trong số tiền còn lại. Trước đây, gia đình thường xuyên cho con đi chơi cuối tuần và đi du lịch để giúp con có những trải nghiệm mới. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, cặp đôi cân nhắc về mọi khoản chi phí. Gia đình lựa chọn đi 1 chuyến trong năm, ở phòng hạng cơ bản, con vẫn được trải nghiệm nhưng chi phí tiết kiệm hơn.

“Trước khi mua nhà, tôi đã tính toán khá kỹ lưỡng mức thu-chi của gia đình. Vì thế, chúng tôi vẫn có cuộc sống thoải mái và vẫn đảm bảo trả nợ ngân hàng. Nhưng giờ đây, lãi suất ngân hàng tăng, số tiền lãi phải trả ngân hàng mỗi tháng cũng tăng, nên tôi cảm thấy khá lo lắng. Chúng tôi cần thắt chặt chi tiêu, để vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống vừa trả nợ ngân hàng đều đặn mà vẫn có được những khoản tích luỹ khi cần kíp”, chị Hương tâm sự.

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, mức lãi suất ngân hàng tăng cao sẽ khiến nhiều người vay tiền mua nhà, mua xe gặp khó khăn. Bởi hầu hết các ngân hàng cho vay đều có ưu đãi thời gian đầu. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ thả nổi theo thị trường. Nếu có ý định vay tiền mua nhà, bạn cần có sự tính toán, dự trù khả năng tài chính của bản thân để theo kịp mức lãi suất, đảm bảo có thể thanh toán theo tiến độ.

Các chuyên gia đều cho rằng, người vay mua nhà không nên dành quá 40% tổng thu nhập hàng tháng cho việc trả nợ ngân hàng vì mục đích mua nhà, mua xe để đảm bảo chi phí cho những nhu cầu cơ bản khác. Nếu không lên kế hoạch kỹ lưỡng và hợp lý, việc trả lãi gốc hàng tháng có thể tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực lớn cho cuộc sống.

Căn nhà cấp 4 vừa tối giản vừa thông minh của vợ chồng KTS trẻ: Hợp lý, hợp tình, ngắm qua ai cũng muốn ở