Vấn de con người trong triết học Trung Hoa cổ đại

II. Triết học Trung Hoa cổ đại

  • Xã hội Trung Hoa cổ đại kéo dài trong lịch sử từ 2000 năm TCN và có thể chia làm 2 giai đoạn lớn: (từ khoảng 2205 - 221 TCN. Theo gíao trình quốc gia tr 62). (Theo sách LSTH của Nguyễn Hữu Vui viết là xã hội Trung Hoa cổ đại kéo dài trong lịch sử từ thế kỷ XVII - III TCN)
    • Giai đoạn 1: Thời kỳ tan rã của xã hội nguyên thuỷ và sự ra đời của xã hội Nô lệ ở Trung Hoa (Khoảng thế kỷ thứ IX TCN trở về trước): Thời kỳ này những tư tưởng triết học ít nhiều đã xuất hiện nhưng chưa đạt tới mức là một hệ thống

+ Thời Nghiêu - Thuấn là thời kỳ cuối của xã hội nguyên thuỷ Trung Hoa. Lúc đó, đồ đồng được sử dụng phổ biến, kinh tế nông nghiệp phát triển, xã hội Trung Hoa đã bị phân chia giai cấp mở đầu cho thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Chủ nô tóm thâu của cải và người nô lệ trong tay mình. Vua đã nắm quyền lực tối cao của quốc gia. Nhà nước đã xuất hiện. Trong giai đoạn này, nhà Chu là thời thịnh trị, chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến đỉnh cao. Lúc đó, Trung Hoa cổ đại đã có được nền kinh tế định canh, định cư, công cụ đồ sắt khá phổ biến, có chế độ thuế khoá bằng hiện vật. (Nhà Hạ (2205- 1767) rồi tiếp đến là nhàThương (Ân) vào khoảng từ 1767-1112) thay nhau trị nước. Thời kỳ này đồ đồng được sử dụng phổ biến. Vào thế kỷ XIV TCN nhà Thương suy giảm uy tín. Vua cuối cùng của nhà Thương là Trụ Vương đã thực hiện chế độ cai trị rất tàn khốc nên thủ lĩnh của bộ tộc Chu là Chu Văn Vương đứng lên lập đổ Trụ Vương lập nên nhà Chu (từ 1112 - 770) và thực hiện chế độ Tông pháp. Chế độ Tông pháp là chế độ chính trị mà nó phân chia xã hội theo huyết thống (theo thị tộc) và lấy những thi tộc bị chinh phục làm lực lượng sản xuất chính. Có thể nói rằng từ khi Chu Văn Vương cầm quyền thì xã hội Trung hoa cổ đại rất thịnh trị. Nhà Chu thực hiện chế độ” tĩnh điền” “phong hầu kiến quốc” cho các chư hầu. Về văn hoá, Người Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo ra chữ viết gọi là chữ giáp cốt, đã làm niên lịch, có nhiều kiến thức về y học, thiên vănv. v

+ Về mặt tư tưởng trong thời kỳ này, giai cấp thống trị đã xem Trời là một quyền uy tối thượng và sử dụng nó để củng cố quyền lực của mình trong xã hội. (Thời nhà Thương thì theo tư tưởng “Trời và tổ tiên của thị tộc là một” nhưng sang đến thời của nhàChu thì tách Trời và thần tổ tiên làm 2. Nhà Chu cho rằng Trời đã ban mệnh cho họ lập ấp và dựng nước nên vua tự xưng mình là thiên tử)

    • Giai đoạn 2: Thời kỳ Xuân thu - chiến quốc (khoảng từ thế kỷ thứ VIII - III TCN). Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến.

+ Kể từ thế kỷ thứ VIII thì nhà Chu bắt đầu suy yếu, đặc biệt là đã nảy sinh một mâu thuẫn rất lớn đó là mâu thuẫn giữa chính trị và kinh tế. Về kinh tế thương nghiệp phát triển tạo nên một tầng lớp mới: tầng lớp thương nhân gọi là Hiển tộc. Tầng lớp này nắm toàn bộ sức mạnh kinh tế trong tay. Trong thời kỳ thịnh trị của nhà Chu thì đất đai thuộc về vua, nay lại thuộc hiển tộc, trong khi đó quý tộc nhà Chu lại nắm quyền lực chính trị mà không có thực lực kinh tế. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên, chết chóc tang thương. Lệnh của nhà Chu không còn được coi trọng, kỷ cương xã hội đảo lộn.

+ Những mâu thuẫn về kinh tế - chính trị trong lòng Trung Hoa cổ đại thời bấy giờ đã làm cho xã hội Trung hoa phân hoá. Một bộ phận tri thức tiếp tục phục vụ nhà Chu còn bộ phận khác bất hợp tác với nhà Chu.Chính bối cảnh lịch sử này đã đặt ra nhiều vấn đề về một xã hội lý tưởng là xã hội như thế nào, vấn đề đạo làm người, vấn đề trị loạn v.v. Từ đó nền triết học Trung hoa cổ đại xuất hiện đồng loạt nhiều trường phái khác nhau như Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia.

Nói một cách khái quát nền triết học Trung Hoa cổ đại nở rộ từ thế kỷ thứ VIII TCN và nó phát triển một cách liên tục trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa.

b. Đặc điểm về tư tưởng Triết học Trung Hoa cổ đại

  • Đặc điểm 1: Đó là một nền triết học có nguồn gốc từ tư tưởng triết học dân gian của người Trung Hoa tối cổ được kết tụ trong các bộ kinh: Thi, thư, lễ, dịch, xuân - thu. Triết học Trung Hoa cổ đại đặt con người trong tương quan với vũ trụ xem trời đất và người là một thể thống nhất gọi là nguyên lý thiện địa nhân nhất thể.
  • Đặc điểm 2: Triết học Trung Hoa cổ đại lấy con người và đời sống chính trị, đạo đức của cộng đồng làm đối tượng thường trực trong tư duy của các triết gia.
  • Đặc điểm 3: Triết học Trung Hoa cổ đại chủ trương lấy thực tế cuộc sống của bản thân triết gia chứng minh cho học thuyết của mình dựa trên nguyên tắc tri hành hợp nhất.
  • Đặc điểm 4: Triết học Trung Hoa cổ đại bị chi phối mạnh mẽ bởi tư tưởng chính trị và đan xen với tư tưởng chính trị.

2. Một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Hoa cổ đại

a. Thuyết Âm - Dương, Ngũ hành

  • Tư tưởng triết học về Âm dương: Vạn vật biến đổi do sự tương tác của 2 yếu tố đối lập nhau: Âm và Dương. Âm phản ánh những thuộc tính phổ biến của vạn vật như: tối, ẩm, nhu, thuận, nặng… còn dương thì sáng, khô, cương, cường, khô, nhẹ…Âm và Dương tồn tại trong Thái cực (Thái cực được hiểu là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập Âm và Dương). Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. (Hình tượng của Thái Cực là vòng trò khép kín, trong đó chia thành hai nửa đối lập (đen, trắng), trong nửa này đã bao hàm nhân tố của nửa kia.) Trong quá trình biến dịch, Thái cực sinh lưỡng nghi (Âm và Dương), lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm), Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài), Bát quái sinh vạn vật.
  • Tư tưởng triết học về Ngũ hành: Từ thời Xuân Thu, trong quyển “Tả Truyện” có viết: thổ cùng với kim, thuỷ, mộc, hoả làm thành trăm vật.Trong mỗi yếu tố đó đều bao hàm sự đối lập giữa âm và dương. Do chứa đưng sự đối lập mà chúng chuyển hoá nhau thể hiện ra là tương sinh, tương khắc. Tương sinh là sinh hoá cho nhau theo vòng tuần hoàn: thổ - kim - thuỷ - mộc - hoả.Tương khắc là quan hệ chế ước lẫn nhau. cũng theo vòng tuần hoàn:Mộc - thổ - thuỷ - hoả - kim.

Như vậy Âm - Dương, Ngũ hành là một hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới hàm chứa nhiều yếu tố duy vật và biện chứng. Thừa nhận vạn vật biến đổi theo quy luật của nó là tư tưởng là giá trị của thuyết biến dịch của Trung Quốc. Tuy nhiên hạn chế của thuyết này là quan niệm về sự biến đổi của thế giới còn giản đơn: không có cái cao hơn, diễn ra theo vòng tuần hoàn, bị đóng khung trong 2 cực (đến cực kia rồi quay lại: âm cực dương hồi)

b. Nho gia

1. Khổng Tử (551- 479 trCN): Khổng Tử sinh năm 551, mất 479 TCN (theo LSTH của Nguyễn Hữu Vui) quê ở làng Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Ông là người sáng lập nên Nho gia. Người phương Đông xem ông là bậc thánh của mình, ngày xưa thường gọi là đức thánh “Chí thánh tiên sư, vạn thế sư biểu”. Kinh điển của Nho gia: Kinh điển của Nho gia gồm tứ thư và ngũ kinh. Ngũ kinh (thi, thư, lễ, dịch, xuân thu). Tứ thư là bốn cuốn sách của Nho gia, gồm có: Luận ngữ (Khổng Tử) lấy tác phẩm này làm nền của Nho gia, Đại học (Tăng sâm), Trung dung (Tử tư), Mạnh Tử (Mạnh Tử) tên tác giả được đặt tên cho tác phẩm mà tác giả viết.

  • Vũ trụ quan của Khổng Tử và Nho gia:
    • Khổng Tử là triết gia không tìm bản nguyên của vũ trụ. Khổng Tử viết: Ta không muốn nói, trời có nói gì đâu mà bốn mùa vẫn vận hành, vạn vật vẫn sinh sôi. Tư tưởng này chứng tỏ rằng Khổng Tử nhìn thế giới trong sự tồn tại tự thân.
    • Tuy nhiên ông lại cho rằng “Sống chết con người ta có mệnh”.

Tóm lại, về mặt vũ trụ quan Khổng Tử luôn dao động giữa hữu thần và vô thần, giữa duy tâm và duy vật.

  • Nhân sinh quan của Khổng Tử: Nhân sinh quan của Khổng Tử được thể hiện ở các học thuyết sau đây:
    • Nhân: bàn cái bên trong của con người, nội giới của con người. Khái niệm nhân của Khổng Tử bao hàm các nghĩa sau đây: Nhân là lòng trung thứ, tức là sự chân thành, độ lượng, đức hy sinh của con người. Nhân chính là lòng yêu thương con người. Nhân là lòng thiết tha làm được những điều có lợi cho con người. Khổng Tử lấy Nhân làm nền trong toàn bộ đời sống đạo đức xã hội.
    • Lễ là hình thức tế lễ của con người đối với thần linh. Lễ là biểu hiện lòng nhân ra bên ngoài. Có thể nói nếu như Nhân là diện mạo đạo đức bên trong của một con người thì Lễ là sự biểu hiện diện mạo ấy ra bên ngoài. Thực chất là trật tự xã hội nhà Chu.
    • Chính danh: Trước hết, Khổng Tử cho rằng “vật các đắc kỳ sở”, tức vạn vật đều có địa vị, tự nhiên của nó (vạn vật đều có bản chất của nó). Vận dụng nguyên lý này vào đời sống đạo đức xã hội Khổng Tử cho rằng: mỗi người đều có bổn phận riêng của mình, thực hiện đúng bổn phận của mỗi người là thực hiện chính danh.

Có thể nói rằng học thuyết chính danh của Khổng Tử hàm chứa những triết lý căn bản về mặt chính trị xã hội và cả về mặt đạo đức xã hội. Tuy nhiên, học thuyết này về sau các thế lực cầm quyền nhà nước phong kiến tuyệt đối hoá nó để bảo vệ địa vị của mình. Khổng Tử là một triết gia lớn trong nền triết học Trung Hoa cổ đại, học thuyết của ông trở thành nền tảng, tư tưởng cho toàn bộ xã hội phong kiến Trung Hoa và phương Đông. Nhiều nội dung tư tưởng của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tư tưởng nhập thế của Nho gia và Khổng Tử có giá trị lớn đối với việc hình thành nhân sinh quan của con người phương đông xưa cũng như nay. Tuy nhiên Khổng Tử và Nho gia cũng có những mặt hạn chế là giao động giữa duy vật và duy tâm.

2. Mạnh Tử (372 - 289 TCN). Học trò Khổng Tử là Mạnh Tử đã phát triển quan điểm của Khổng Tử theo chiều hướng duy tâm. Về đạo đức: Mạnh Tử cho rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”, cho rằng cứ 500 năm thì kết quả cuộc tuần hoàn chu kỳ của ngũ hành nhất định làm xuất hiện một đấng Vương giả hiền đức.

3. Tuân Tử: (298 - 238 TCN). Tuân Tử tên là Huống tự là Khanh người nước Triệu, từng du học ở Tề, Tần và Sở. Tuân Tử là đại biểu của giai cấp địa chủ đang trên đà phát triển. Ông là triết gia có địa vị đặc biệt, là nhà duy vật kiệt xuất trong lịch sử triết học ở Trung Hoa cổ đại.

  • Vũ trụ quan của Tuân Tử:
    • Tuân Tử đứng trên lập trường duy vật để thể hiện vũ trụ quan của mình, ông cho rằng Trời không phải là một nhân cách chủ quan có ý thức, ý chí mà là một thực thể khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người. Tuân Tử viết rằng: “Thiên hành hữu thường - bất vị Nghiêu tồn, bất vị Kiệt vong” (Trời không làm như thế, không phải vì vua Nghiêu mà nó tồn, cũng không vì vua Kiệt mà nó mất).
    • Hơn nữa Tuân Tử nhìn thế giới tự nhiên trong quá trình vận động và phát triển đi từ thấp đến cao để đạt được sự hoàn thiện cuả nó. Tuân Tử viết “Nước và lửa có khí nhưng vô sinh. Cỏ cây có sinh nhưng vô tri, cầm thú có tri nhưng vô lễ nghĩa, con người vừa có khí vừa có sinh vừa có tri lại vừa có lễ nghĩa. Nên con người là giống quý nhất trong thiên hạ”.

Tư tưởng này chứng tỏ rằng Tuân Tử đã phát hiện ra biện chứng khách quan của thế giới tự nhiên nên ông hiển nhiên là một triết gia duy vật rất nhất quán trong tư tưởng của mình.

  • Nhân sinh quan của Tuân Tử:
    • Trước hết, quan điểm của Tuân Tử về xã hội: Tuân Tử cho rằng mọi sự biến động xã hội, mọi quá trình biến đổi của lịch sử đều bắt nguồn từ nguyên nhân vật chất. Ông viết: “Dục đa, Nhi vật, quả tắc tranh” (Nhu cầu thì nhiều nhưng của cải ít, ít thì phải tranh giành). Từ đó, Tuân Tử chủ trương để cho đời sống con người thịnh trị tất yếu phải tăng gia sản xuất. Tuân Tử viết “Thiên nhiên không phải là nơi để con người tôn thờ mà nó là cái xưởng để con người làm ra của cải”.
    • Quan niệm về con người của Tuân Tử đối lập với Mạnh Tử. Mạnh Tử cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người vốn tính hiền lành) thì Tuân Tử lại cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản ác”. Luận điểm này của Tuân Tử cùng với mệnh đề của Mạnh Tử đã giúp con người cách hiểu về chính mình, bản thân con người được toàn diện hơn.
  • Nhận thức luận của Tuân Tử:
    • Trước hết Tuân Tử cho rằng mọi quá trình nhận thức của con người đều do cái TÂM của con người điều khiển.
    • Tuân Tử viết rằng “Tâm là không sai khiến thì trắng đen trước mắt cũng không thấy được”. Ở đây cho thấy rằng Tuân Tử cảm nhận cái “Tâm” như là bộ não của con người. Tuân Tử còn cho rằng quá trình nhận thức của con người còn bắt nguồn từ kinh nghiệm cảm quan mà thực chất của nó chính là nhận thức cảm tính.
    • Tuân Tử là một triết gia duy vật nhất quán trên mọi vấn đề chung nhất của triết học. Di sản tư tưởng của ông được toả sáng trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Sự xuất hiện của Tuân Tử đã làm cho nền triết học Trung Hoa cổ đại giàu có và phong phú hơn đặc biệt là tư tưởng thực nghiệm của ông.

c. Lão Tử và Đạo gia

Lão Tử là người sáng lập ra Đạo gia, ông là người nước Sở, họ Lý tên Nhĩ, tự là Đam. Sống cùng thời với Khổng Tử (nguồn gốc và năm sinh, mất của ông chưa rõ) Tác phẩm kinh điển của Đạo gia là Đạo đức kinh

  • Vũ trụ quan của Lão Tử và Đạo gia: Lão Tử triết gia nỗ lực đi tìm bản nguyên của vũ trụ. Theo ông ĐẠO là bản nguyên của vũ trụ. Đạo là cái sinh thành ra toàn bộ vũ trụ. “Có một vật không ổn định được sinh ra trước trời đất yên lặng mênh mông, độc lập, không đổi có thể tản mác khắp cả, có thể lấy làm mẹ của thế giới, ta không biết tên tạm đặt là Đạo”. Tư tưởng này chứng tỏ rằng Lão Tử không dựa vào sức mạnh siêu nhiên của thần thánh để luận giải về nguồn gốc của vũ trụ mà xem Đạo là bản nguyên, là một thực thể tồn tại tự thân, chính nó sản sinh ra toàn bộ vũ trụ. Do vậy vũ trụ quan của Lão Tử thể hiện rõ nét lập trường vô thần nghiêng về phía duy vật.
  • Tư tưởng biện chứng của Lão Tử: Kế thừa tư tưởng của kinh dịch và thuyết âm dương ngũ hành, Lão Tử đã phát triển tư tưởng biện chứng lên một bước mới. Ông cho rằng vạn vật đều hàm chứa âm dương: “Vạn vật phụ âm nhi bảo dương, xung khí dĩ vi hoà” (vạn vật đều hàm chứa âm dương, xung khắc mà hoà hợp).
  • Nhân sinh quan của Lão Tử và Đạo gia:
    • Phản ánh tư tưởng, nguyện vọng của tầng lớp quý tộc nhỏ không chuyển biến kịp sang giai cấp địa chủ. Họ bị đại quý tộc áp bức và bị địa chủ mới lên uy hiếp, do vậy có tư tưởng bi quan trước hiện thực.
    • Tư tưởng bao trùm trong nhân sinh quan của Lão Tử và Đạo gia là tư tưởng xuất thế. Từ tư tưởng này Lão Tử chủ trương chủ thuyết “Vô vi”, “Bất tranh”.

+ “Vô vi” là không làm trái với tự nhiên, tức là thuận theo tự nhiên mà làm.

+ “Bất tranh” không tranh giành, không cướp đoạt, không màn đến danh lợi, sống một cách lẫn khuất trong thế giới con người (không tranh mà thắng).

Từ các tư tưởng trên chính Lão Tử chủ trương đưa con người trở về với xã hội nguyên sơ của nó để cho con người sống ở trạng thái thuần phác mộc mạc. Do vậy có thể nói rằng về nhân sinh quan của Lão Tử còn hạn chế ở chỗ ông phủ nhận sự tiến bộ của lịch sử cũng có nghĩa là phủ nhận sự phát triển khách quan của nhân loại.

d. Mặc gia: (Khoảng 479 - 381 tr CN)

Ông chống lại thuyết của Khổng Tử về mệnh trời và nêu thuyết “Phi mệnh”, thuyết “Kiêm ái”, đề cao vai trò của sản xuất vật chất và tự lực,tự cường

  • Về nhận thức, Mặc Tử nêu thuyết “Tam Biểu “cho rằng nhận thức đúng đắn phải dựa trên 3 yếu tố: kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm cảm giác của quần chúng, thực tiễn. Về mặt này, Mặc Tử là người tiêu biểu cho tinh thần khoa học ở Trung Hoa cổ đại. Nhưng có lẽ do chế độ phong kiến Trung Quốc đã thủ tiêu triết học Mặc Tử nên khoa học tự nhiên không phát triển được ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ.
  • Tuy nhiên tư tưởng duy vật của Mặc Tử không triệt để vì ông cònn thừa nhận có thần. Thần là kẻ có lòng kiêm ái để phạt những kẻ vì “biệt “mà ghét nhau

e. Hàn Phi Tử và Pháp gia. (280-233 trCN)

Phái này chú trọng vào những tư tưởng chính trị xã hội và đề cao phép trị nước bằng pháp luật dựa vào những quan điểm triết học sau đây

  • Xã hội nhất định sẽ biến đổi cho nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Sự thay đổi là do sự thay đổi của dân số và của cải xã hội.
  • Bản tính con người là ác nên phải lấy luật pháp để chế ngự, khôngthể dùng nhân trị.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang