Vải sạn như thế nào

Nếu bạn đang lựa chọn vải cho một công trình thương mại như khách sạn hay cửa hàng bán lẻ, điều quan trọng là bạn nên cân nhắc các thông số về chất lượng như độ bền và hiệu suất. Nhưng làm thế nào để bạn xác định xem một loại vải thực sự có chất lượng tốt?

Trong bài đăng mới nhất trên blog, chúng tôi có hướng dẫn các yếu tố cần xem xét khi bạn đánh giá vải chọn có đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn hay không

Bạn nghĩ gì khi đánh giá chất lượng vải

Khi chúng ta đề cập về chất lượng vải trong nghành dệt may, chúng ta thường nghĩ mối liên kết trực tiếp của chất lượng - hiệu suất.

Lấy ví dụ, độ bền cụ thể của một loại vải như thế nào? Các câu hỏi lần lượt được đưa ra là:

Có đáp ứng được các yêu cầu được đưa ra?

Khả năng chống (độ) xù lông trên bề mặt vải?

Khả năng về độ bền khi giặt thường xuyên?

Độ bền màu có đủ đảm bảo cho quá trình sử dụng?

Điều quan trọng nữa là cần xem xét cụ thể mục đích sử dụng vải. Ví dụ, vải có đáp ứng được yêu cầu về độ bền nếu được dùng ở khu vực có mật độ sử dụng cao.

Nếu vải được sử dụng ở các khu vực sảnh, nhà hàng đông khách thì vải phải có đặc tính tiêu âm tốt.

Vải được sử dụng trong một khách sạn cao cấp, tàu du lịch, hiển nhiên các vật liệu chọn phải đáp ứng những yêu cầu thẩm mỹ trong các không gian này.

Hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe và biết đến chất liệu vải cotton, một chất liệu quen thuộc của ngành may mặc, thời trang. Tuy nhiên, để sản xuất và tinh chế ra được những sản phẩm chất liệu cotton phải trải qua nhiều giai đoạn mà không phải ai cũng biết!

Từ sợi bông thiên nhiên để trở thành những chiếc áo sơ mi, áo thun Mattana lịch lãm là cả một quá trình dài với rất nhiều công đoạn. Và khởi thủy chính là việc sản xuất ra những tấm vải Cotton thuần khiết từ những sợi bông tự nhiên. Hãy cùng Mattana tìm hiểu về quy trình sản xuất ra vải Cotton – loại vải được yêu thích và phổ biến nhất trong ngành may mặc.

Vải sạn như thế nào

Sản phẩm thời trang 100% Cotton của Mattana

1. Thu hoạch xơ bông

Cây bông vải thường nở vào tháng 11 – 12, để thu được bông có độ bền cao và sáng màu thì những người nông dân phải chia thành 3 đợt thu hoạch:
Đợt 1: Thu khi bông có 5 – 6 quả gốc nở tung.

Đợt 2: Thu bông ở tầng giữa, sau lần 1 từ 10 – 15 ngày.

Đợt 3: Thu vét đợt cuối khi cây bông còn 3-5 quả ngọn và quả đầu cành.

Vải sạn như thế nào

Sau khi thu hoạch quả bông sẽ được phân loại theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, loại bỏ những hạt chất lượng kém chỉ giữ lại những quả đồng đều và đủ tiêu chuẩn, những quả bông này sẽ được phơi khô trong môi trường sạch sẽ, tránh lẫn các tạp chất ảnh hưởng đến độ bền và màu sắc của xơ bông như bụi, đất, lá cây,…

2. Tinh chế xơ bông

Xơ bông sẽ được đưa về nhà máy và tiến hành quá trình xé xơ và làm sạch.

Xé tơi xơ được thực hiện trên những cơ cấu đảm bảo yêu cầu lực xé rất lớn để có khả năng tách xơ nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm tổn thương các xơ đơn. Xơ bông sau đó được đưa vào lò nấu bằng hơi và lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ hết những tạp chất (pectin, hợp chất chứa nitơ, đường và axit hữu cơ, chất màu thiên nhiên,…). Thành phẩm thu được là xơ bông tinh chế.

3. Hòa tan và kéo sợi

Xơ bông tinh chế sẽ được biến thành dạng lỏng bằng cách hòa tan với một dung dịch hóa học đặc biệt. Chất lỏng sền sệt này được đưa vào máy kéo sợi, ngay sau khi được ép qua các lỗ nhỏ, dung dịch kéo sợi liền cứng lại và kéo duỗi dần dần, hình thành sợi.

4. Dệt vải – Xử lý hóa học

Vải sạn như thế nào

Dệt vải là sự kết hợp sợi ngang với sợi dọc để thành tấm vải. Trong quá trình dệt vải, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi Cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Cuối cùng là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.

5. Nhuộm – Hoàn thiện vải

Vải sạn như thế nào

Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng khả năng gắn màu. Quá trình nhuộm vải sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm. Sau mỗi quá trình trên thì công đoạn giặt vải được tiến hành nhiều lần nhằm tách các hợp chất, chất bẩn còn bám lại trên vải. Cuối cùng, để hoàn thiện vải sẽ phải thực hiện giai đoạn wash vải nhằm mục đích làm mềm vải, tăng độ bền, chống co rút, ra màu… của vải