Vắc xin của trung quốc có tên gọi là gì

Vaccine Vero Cell đã được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt và chấp thuận cho phép đưa vào sử dụng từ ngày 07/05/2021. Hiệu quả bảo vệ của loại vaccine này trong phòng ngừa covid-19 là 78.2%. Đây là loại vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất bởi một quốc gia không thuộc các nước phương Tây, được WHO phê duyệt.

Vắc xin Vero Cell là vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh Sinopharm. Đây là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc, là đơn vị sản xuất vaccine lớn nhất của Trung Quốc với hơn 1500 công ty con.

Vắc xin Sinopharm được sản xuất tại cơ sở Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd của Trung Quốc. Tên gọi khác của loại vaccine này là vắc xin Vero Cell. Vắc xin này được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt, một công nghệ đã được sử dụng từ lâu trong sản xuất nhiều loại vắc xin khác nhau.

Hiện tại, vắc xin Vero Cell của hãng Sinopharm đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại nước ta, căn cứ theo Quyết định số 2763/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ngày 03/06/201, vắc xin Vero Cell đã đủ điều kiện đưa vào sử dụng để phòng chống dịch COVID-19.

2. Vắc xin Vero Cell được Việt Nam phê duyệt như thế nào?

Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell là vaccine thứ 3 được Bộ Y tế thông qua, sau vắc xin AstraZeneca và vắc xin Sputnik V. Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vaccine là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vắc xin được bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc. Việc cấp phép khẩn cấp cho vắc xin Vero Cell vẫn đảm bảo được tính an toàn của loại vắc xin này, vì đã thực hiện đầy đủ các quy trình đánh giá.

Các loại vắc xin khi được đưa vào sử dụng khẩn cấp tại nước ta đều phải tuân thủ quy trình thử nghiệm lâm sàng gồm có 3 bước, dựa trên nguyên tắc đảm bảo được ba yếu tố: An toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.

3. Cơ chế của vaccine Trung Quốc là gì?

So với một số loại vaccine khác như vắc xin Moderna hay Pfizer là vaccine sản xuất trên công nghệ mARN, thì vaccine Sinopharm được phát triển theo một cách truyền thống đó là sử dụng những phần tử virus đã bị tiêu diệt để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch.

Vắc xin Vero Cell của Trung Quốc được chỉ định sử dụng cho đối tượng trên 18 tuổi. Một số đối tượng không nên tiêm vaccine Trung Quốc này là:

  • Người đã từng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc dị ứng với những loại vaccine tương tự.
  • Người có tình trạng thần kinh nghiêm trọng như hội chứng Guillain-Barré, viêm tủy cắt ngang, bệnh khử men,...
  • Người mắc các bệnh mãn tính nặng không kiểm soát được.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Sau 14 ngày kể từ khi được tiêm đủ liều, vaccine Sinopharm sẽ cho hiệu quả bảo vệ lên đến 79% và hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79%. Đối với nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên cho thấy vaccine Trung Quốc an toàn và tạo miễn dịch tốt. Dữ liệu về hiệu quả ở giai đoạn III cho những người trên 60 tuổi còn hạn chế vì cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đưa ra khuyến nghị sử dụng cho nhóm đối tượng này.

Nhìn chung, vaccine Vero Cell vẫn phát huy được hiệu quả tốt đối với hầu hết các trường hợp. Đây là một lựa chọn phù hợp trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vaccine Covid-19 trên toàn cầu như hiện nay.

Tất cả chúng ta nên tiêm đủ 2 liều vắc xin Vero Cell để đảm bảo hiệu quả chủng ngừa. Liều thứ 2 sẽ tiêm cách liều đầu tiên 28 ngày. Liều lượng vắc xin Sinopharm cho mỗi lần tiêm là 0,5ml.

4. Những lưu ý khi tiêm vaccine Sinopharm

Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin Sinopharm có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hằng ngày của mọi người. Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi tiêm một vài ngày.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin Vero Cell:

  • Đau nhức tại chỗ tiêm.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Sốt, nhức đầu, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn...
  • Tiêu chảy

Những phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp như là:

  • Chảy máu cam
  • Xung huyết mắt
  • Xung huyết kết mạc
  • Nóng bừng...

Vì những tác dụng phụ có thể gặp trên thì sau khi tiêm vắc xin Trung Quốc bạn cần phải theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe để có biện pháp xử trí kịp thời.

Tính đến hiện tại, vắc xin Vero Cell của Trung Quốc vẫn được đánh giá là một trong những loại vắc xin hiệu quả để phòng chống đại dịch COVID-19, góp phần giảm thiểu những thiệt hại do đại dịch này gây ra. Vì thế, khi được khuyến cáo tiêm chủng, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và cộng đồng.

Hai hãng dược phẩm Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm đã tham gia vào một chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu, mang tên Covax, với mục tiêu phân phối vaccine đến những quốc gia khó khăn hơn.

Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cho biết sẽ có 110 triệu liều vaccine, theo một phần của chương trình này.

Covax đã ký hợp đồng với các hãng sản xuất của 11 loại vaccine và có kế hoạch cung cấp 2 tỉ liều vaccine trên toàn cầu vào đầu năm 2022.

Cả vaccine của Sinopharm và Sinovac đều được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt dùng trong trường hợp khẩn cấp, hiện đang được sử dụng tại Trung Quốc và hàng chục quốc gia khác trên thế giới.

Thế nhưng chúng ta biết gì về vaccine của Trung Quốc và chúng khác thế nào với các loại vaccine đang được phát triển ở những nước khác?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sinovac là công ty dược phẩm có trụ sở tại Bắc Kinh

Vaccine Sinovac hoạt động như thế nào?

Công ty dược phẩm sinh học Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh sản xuất Coronavac, một loại vaccine bất hoạt.

Nguyên tắc hoạt động đó là sử dụng các phần tử virus đã bị diệt trừ để phơi nhiễm với hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với virus mà không tạo ra rủi ro thành các bệnh nghiêm trọng.

Theo so sánh thì vaccine Moderna và Pfizer là vaccine mRNA. Điều này có nghĩa là một phần mã di truyền của virus corona được tiêm vào cơ thể, kích hoạt cơ thể bắt đầu tạo ra hàng loạt protein của virus, nhưng không phải toàn bộ virus, đủ để huấn luyện hệ thống miễn dịch biết cách tấn công lại virus.

"CoronaVac là dạng vaccine được sản xuất theo phương truyền thống hơn, vốn đã được sử dụng thành công ở nhiều loại vaccine phổ biến, như vaccine phòng bệnh dại do chó mèo gây ra," Phó Giáo sư Luo Dahai từ Đại học Công nghệ Nanyang nói với BBC.

Theo tài liệu công bố thì một trong những lợi thế chính của vaccine do Sinovac phát triển, là có thể được trữ trong tủ lạnh bình thường ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, giống như vaccine của Oxford, là loại được làm từ virus gây cúm mùa ở tinh tinh, đã được biến cải gene.

Trái lại, vaccine của Moderna cần phải được trữ mức - 20 độ C, còn vaccine Pfizer, là -70 độ C.

Điều đó có nghĩa là cả vaccine của Sinovac lẫn của Oxford-AstraZeneca có ưu thế hơn đối với các nước đang phát triển, vốn không có đủ cơ sở vật chất để trữ một số lượng lớn vaccine ở nhiệt độ thấp như vậy.

Vaccine Sinovac hiệu quả tới đâu?

Theo WHO, các nghiên cứu cho thấy vaccine Sinovac "ngăn chặn các ca bệnh có triệu chứng ở 51% người được tiêm, ngăn chặn các ca bệnh nặng và nhập viện là 100% dựa theo các nhóm dân số được nghiên cứu", đối tượng là người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, thời điểm WHO phê duyệt vaccine này hồi tháng 6.

WHO cho biết thêm là chỉ có một vài người hơn 60 tuổi có đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng và vì vậy mức độ hiệu quả có thể không được ước tính dành cho nhóm tuổi này.

Tuy nhiên hiện có rất ít thông tin về mức độ hiệu quả của loại vaccine này đối với biến chủng Delta.

Vaccine Sinopharm của Trung Quốc thì thế nào?

WHO cũng đã phê duyệt vaccine Sinopharm do hãng dược phẩm nhà nước Trung Quốc sản xuất. Cũng giống như vaccine Sinovac, đây là loại vaccine bất hoạt, kích hoạt việc sản sinh ra kháng thể chống lại virus corona.

Virus đã bị vô hiệu hóa trước khi được tiêm vào cơ thể người, do đó nó không thể làm lây lan Covid-19.

WHO từng nói rằng "mức độ hiệu quả của vaccine đối với ca bệnh có triệu chứng và nhập viện theo ước tính là 79%, gồm tổng hợp các nhóm tuổi."

Tuy nhiên, WHO cho biết thêm rằng không đủ số người trên 60 tuổi tham gia vào quá trình thử nghiệm lâm sàng để ước tính mức độ hiệu quả dành cho nhóm tuổi này. Mặc dù vậy, WHO vẫn đưa ra khuyến nghị sử dụng vaccine cho người cao tuổi hơn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

UAE và Bahrain đang sử dụng vaccine của Trung Quốc

Trung Quốc đã tiêm hơn 1 tỉ liều vaccine cho người dân, theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia nước này.

Quá trình lây lan dịch bệnh tại Trung Quốc tại hầu hết các khu vực đã được kiểm soát và Trung Quốc đã hầu như mở cửa lại toàn bộ.

Quốc gia nào đang sử dụng các loại vaccine của Trung Quốc?

Hơn 80 quốc gia đang sử dụng vaccine của Trung Quốc, gồm nhiều nước ở Châu Á, bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines.

Tại Việt Nam, Trung tâm y tế Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho biết trong ngày 15/7 đã có 3.298 người được tiêm vaccine Vero Cell của hãng dược phẩm Sinopharm.

Ngoài ra theo trang tin từ Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái thì "kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, hiệu lực miễn dịch vaccine Vero Cell này đạt gần 80%, đứng thứ 4 trong tất cả các loại vaccine hiện nay."

Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện số 1 Móng Cái, Quảng Ninh

Cũng tại Tỉnh Quảng Ninh, từ 13-20/7/2021, Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu tiến hành tiêm phòng vaccine Vero Cell của Trung Quốc. Dự kiến có 18.339 người được tiêm miễn phí loại vaccine này.

Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Tiêm vaccine Covid-19 tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Tuy nhiên một số nước sử dụng vaccine Trung Quốc, dù có tỉ lệ tiêm chủng cao nhưng vẫn chứng kiến số ca nhiễm gia tăng.

Ví dụ, Chile đã phải tái áp đặt lệnh giới nghiêm và đưa ra các lệnh hạn chế đi lại để đối phó với biến chủng Delta, vì có mức độ lây nhiễm nhiều hơn các biến chủng trước.

Hơn 70% người dân Chile đã được tiêm đủ 2 liều, hầu hết là vaccine Sinovac.

Seychelles và Mông Cổ trong khi đó cũng ghi nhận mức tăng số ca nhiễm mới tính theo đầu người cao nhất, mặc dù không có dân số thấp.

Cả 2 quốc gia này đều dựa chủ yếu vào vaccine của Sinopharm và chương trình tiêm chủng cũng đạt tỉ lệ cao: 68% người trưởng thành đã được tiêm đủ 2 liều vaccine, ở Seychelles và ở Mông Cổ tỉ lệ tiêm là 55%.

Thái Lan cũng thay đổi chính sách tiêm vaccine khi kết hợp vaccine Sinovac của Trung Quốc với AstraZeneca để tăng khả năng bảo vệ sau khi hàng trăm nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 mặc dù đã được tiêm đủ 2 liều Sinovac.

Trong khi đó tại Indonesia, Hiệp hội Y khoa nước này cho biết ít nhất 30 nhân viên y tế đã chết sau khi được tiêm đủ 2 liều vaccine Sinovac.

Indonesia hiện đang có kế hoạch chuyển sang các loại vaccine Covid-19 khác cho liều thứ 2 hoặc tiến hành tiêm thêm tiêm liều vaccine nhắc lại (booster) để tăng mức độ hiệu quả.

Và có phải các loại vaccine này kém hiệu quả?

Chụp lại hình ảnh,

Indonesia có tỉ lệ tiêm chủng thấp mặc dù có nguồn vaccine của Trung Quốc

Vaccine không phải là yếu tố duy nhất để giải thích tình hình đang diễn ra ở những quốc gia này.

Một lý do có thể là mức độ hiệu quả của các loại vaccine có thể đang giảm đi hoặc không có hiệu quả trong việc chống lại các biến thể virus mới.

Pfizer gần đây cũng cho biết sẽ đề xuất xin phê duyệt về việc tiêm liều vaccine nhắc lại (booster) tại Mỹ để tăng mức độ miễn dịch.

Tại Indonesia, Hiệp hội Y khoa nước này nói rằng sự xuất hiện đồng thời nhiều bệnh có thể đóng một vai trò nào đó trong cái chết của những nhân viên y tế.

Indonesia cũng có tỉ lệ tiêm chủng cực thấp - chỉ hơn 5% dân số được tiêm đủ 2 liều vaccine.

Tại Chile, một số chuyên gia cho rằng việc tăng vọt số ca nhiễm là do sự tiếp xúc xã hội quá sớm đối với những người chỉ mới được tiêm liều vaccine đầu tiên.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tại một địa điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Chile đầu tháng 7

Giáo sư Ben Cowling, trưởng khoa dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Hong Kong cho biết, mặc dù có mức hiệu quả khiêm tốn đối với các ca Covid-19 có triệu chứng, thế nhưng cả Sinovac và Sinopharm đều có mức độ bảo vệ cao chống lại ca bệnh nguy kịch.

"Điều này đồng nghĩa, các loại vaccine bất hoạt này có lẽ đã cứu sống rất nhiều mạng người rồi," ông Ben Cowling nói với BBC.

Các biến thể virus ảnh hưởng đến vaccine như thế nào?

Tuy nhiên, các nghiên cứu của Sinovac và Sinopharm đều kiểm tra tính hiệu quả của vaccine đối với với loại virus đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

Hiện không có dữ liệu mới nào được công bố về mức độ hiệu quả của virus này đối với các biến thể.

Tính toán của ông cho thấy mức hiệu quả giảm nhiều hơn đối với biến chủng Beta, lần đầu được phát hiện tại Nam Phi, và là biến chủng khác nhất so với chủng virus gốc.

Trả lời BBC, Giáo sư Jin Dong-yan, nhà virus học cũng từ Trường Đại học Hong Kong cho biết, 'mức độ hiệu quả của vaccine Trung Quốc sẽ giảm đối với các biến chủng, bao gồm Delta.

Nhưng ông cũng cho biết rằng "Sinovac và Sinopharm là loại vaccine tốt" và những người không thể tiếp cận loại vaccine có mức hiệu quả cao hơn thì cũng nên được tiêm loại vaccine này.

Tuy nhiên ông cho biết mọi người nên tiếp tục tuân theo các quy tắc giãn cách xã hội và thực hiện các biện pháp khác để hạn chế lây nhiễm.