V putin là ai

Tháng 2/1990, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev có cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ James Baker để bàn về việc rút quân đồn trú Liên Xô khỏi Đông Đức. Để trấn an Tổng thống Gorbachev về những hệ lụy địa chính trị sau này, Ngoại trưởng Mỹ James Baker tuyên bố: “Not one inch eastward - NATO sẽ không tiến một centimet nào về phía Đông sau khi nước Đức thống nhất.

V putin là ai

Ảnh minh họa (Nguồn: Sputnik)

Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức ngày đó, ông Helmut Kohl cũng đảm bảo rằng “một cách tự nhiên, NATO không thể mở rộng không gian của mình sang đến lãnh thổ hiện tại (vào lúc đó) của Đông Đức”.

Năm 1991, khi Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Dmitry Yazov hỏi về ý định của các nước Đông Âu gia nhập NATO, Thủ tướng Anh John Major cũng vẫn khẳng định “không bao giờ có chuyện như thế xảy ra”.

Lời nói trao đi, trao lại, Tổng thống Liên Xô Gorbachev về sau chỉ nói đại ý rằng Liên Xô (sau này là Nga) sẽ không cản trở các tiến trình chính trị tại Đông Âu nhưng phương Tây không nên khai thác sự yếu đuối của Liên Xô một cách quá đáng. Đó thực sự là một tuyên ngôn bất lực của một siêu cường ở buổi hoàng hôn của quyền lực.

Những gì sau đó đã là lịch sử.

Nước Đức thống nhất không một tiếng súng. Hơn 300.000 quân Liên Xô đồn trú tại Đông Âu rút lui trong trật tự.

Dan Plesch, Giáo sư về ngoại giao của Trường Đại học SOAS London, nhận định “những năm 1990-1991 phương Tây nắm giữ mọi con bài trong tay. Liên Xô ngày đó đã xử lý hồi kết của một đế quốc một cách tương đối hòa bình, điều chưa từng có trong lịch sử, nhưng họ lại không được ghi nhận”.

Năm 1990, NATO có 16 thành viên.

Sau 3 thập kỷ, con số đó tăng thêm 14. Tất cả đều là các thành viên cũ của khối Đông Âu và Liên Xô.

Những lần phàn nàn tức giận của cựu Tổng thống Nga Boris Eltsin và sau này của chính Tổng thống Vladimir Putin bị bỏ ngoài tai. Suốt thập kỷ 90, nước Nga bị xem là quốc gia thất bại, một quốc gia không được chấp nhận, dù Moscow từng có thời điểm ngây thơ và vô vọng đến mức muốn gia nhập NATO và EU.

Không phải không có những chính trị gia và học giả phương Tây đã nhận ra rằng, phương Tây đã đi quá xa trong việc làm nhục nước Nga hậu Chiến tranh Lạnh và việc NATO bành trướng sang phía Đông sớm muộn cũng sẽ dẫn đến đối đầu với Nga. Năm 1991, Tổng thống Pháp Francois Mitterand từng cảnh báo, rằng “việc khiêu khích Nga, tạo cho Nga cảm giác của một cường quốc bị cô lập và vây hãm không phải là con đường tốt cho châu Âu”.

Trên lý thuyết, “Chính sách mở cửa” (Open Door Policy) của NATO áp dụng với mọi quốc gia, nhưng trên thực tế nước Nga luôn bị gạt sang một bên. Trong bức điện gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1993, nhà ngoại giao Mỹ James Collins cảnh báo “bất kể lập luận thế nào, nếu NATO áp dụng một chính sách hướng đến việc mở rộng sang Đông và Trung Âu mà không mở cửa với nước Nga thì điều đó chắc chắn sẽ được Moscow nhìn nhận như là một mối đe dọa đối với nước Nga”.

V putin là ai

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA.

Để biện minh cho việc đi ngược lại các cam kết (dù chỉ bằng lời nói) của mình, các nước phương Tây viện dẫn nguyên tắc “Rebus sic stantibus” – sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh, ý là nhà nước Liên Xô đã không còn tồn tại và do đó, phương Tây không có nghĩa vụ phải tuân thủ những gì đã cam kết.

Đó là lý do tại sao suốt thời gian qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin kiên quyết muốn phương Tây đưa ra các cam kết pháp lý “bằng văn bản”.

Trong bài phát biểu 70 phút trên truyền hình Nga tối 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin dành khoảng 50 phút để nói về lịch sử.

Về việc những người Bolsevik Nga đã lập ra nhà nước Ukraine, về các quyết định cắt đất lập quốc trong thời Liên Xô. Và đương nhiên, về việc Ukraine đang tìm cách cắt đứt mọi liên hệ lịch sử với nước Nga.

Trong con mắt của Vladimir Putin, Ukraine không phải là một nhà nước đúng nghĩa, không có truyền thống trị quốc, nói cách khác “là một nhà nước vong bản”, là con rối mà Mỹ và phương Tây dựng lên để đe dọa nước Nga.

Đây, tất nhiên, là một quan điểm gây tranh cãi và đúng hay sai, là tùy nhìn nhận của mỗi người.

Nhưng trong con mắt của người đứng đầu nước Nga, mọi thứ đã đi đến giới hạn và nước Nga không lùi được nữa.

Vladimir Putin của tối 21/2 là một con người mệt mỏi và giận dữ, không phải là một nhà hùng biện xuất sắc và lạnh lùng như mọi khi.

Nhiều nhân vật vĩ đại trong lịch sử được nhìn nhận bởi những gì họ đã làm.

Với Tổng thống Nga, Vladimir Putin, sự nhìn nhận của lịch sử có lẽ sẽ nằm nhiều hơn ở những việc ông đã không làm./.

Tuần trước, tôi vẫn nghĩ nếu Vladimir Putin tấn công, quân Nga sẽ làm chủ một nửa nước Ukraine trong ngày đầu tiên, tất cả vùng phía Đông sông Dnieper, kể cả thủ đô Kyiv. Quân đội Ukraine vừa ít người vừa thiếu vũ khí sẽ bị tàn sát.

Tôi lầm. Vì không biết thực lực quân Nga. Sau năm ngày, Putin chưa chiếm được một thành phố lớn nào của Ukraine. Đoàn xe chở quân Nga tiến về Kyiv nối đuôi nhau lăn bánh chầm chậm hai ngày chưa đi hết quãng đường vài ba chục cây số. Tình báo Mỹ cho biết đoàn quân ngưng lại vì hết xăng và thiếu thực phẩm! Báo Economist kể ngày Chủ Nhật vừa rồi một đoàn xe Nga bị quân Ukraine phục kích gần thị xã Sumy để lại hàng chục chiếc xe tải, hai thiết giáp và một trụ súng tự động, lính Ukraine đã quay phim đưa lên mạng.

Nga có thể chế những hỏa tiễn tinh khôn đánh trúng mục tiêu xa hàng trăm hàng ngàn cây số, nhưng báo Economist nhận xét, quân đội Nga yếu nhất về mặt tiếp vận. Nhiều xe thiết giáp bỏ rơi bên đường vì cạn xăng. Mọi người được coi cảnh lính Nga vào các siêu thị kiếm đồ ăn. Có chiếc xe chở quân Nga đã ghé một trạm cảnh sát Ukraine xin đổ xăng.

Bộ tham mưu quân đội Nga có thể cũng tưởng chính phủ Ukraine sẽ đầu hàng nhanh chóng, không cần chuẩn bị xăng dầu và thực phẩm cho một cuộc hành quân dài. Có thể các tướng, tá Nga cũng tin lời ông Putin nói rằng dân Ukraine sẽ mang hoa ra tặng khi được quân Nga “giải phóng!” Nhưng cũng có thể vì họ thiếu kinh nghiệm chiến trường. Nga đã gửi quân sang Syria, Lybia, nhưng toàn là lính đánh thuê (đạo quân mang tên Wagner có 17,000 người). Đây là lần đầu tiên quân chính quy tấn công một nước khác; 200,000 binh sĩ đòi hỏi một hệ thống tiếp liệu sẵn sàng hàng năm trước. Một nhược điểm khác của quân Nga là không chuẩn bị công binh tác chiến. Khi dân Ukraine phá sập những cây cầu, quân Nga không sửa cầu ngay mà phải đi tìm đường khác. Cũng vì thế, hệ thống tiếp vận bị tê liệt.

Điều ngạc nhiên nhất là trong gần một tuần lễ Nga vẫn chưa làm chủ không phận. Đáng lẽ hỏa tiễn Nga phải phá tan các phi trường và hệ thống phòng không, radar, súng và tên lửa của Ukraine trong một vài giờ đầu tiên. Máy bay chiến đấu Ukraine vẫn cất cánh. Hai phi cơ vận tải Nga bị bắn rớt, mỗi chiếc chở 100 lính dù. Có lẽ các tướng lãnh Nga còn để dành các vũ khí tinh vi nhất chưa dùng, hay là họ không được cung cấp. Hoặc họ không có chút kinh nghiệm nào trong việc phối hợp không quân với bộ binh. Không được yểm trợ, các đoàn quân Nga bị những máy bay không người lái đánh từ trên xuống. Nhiều binh lính Nga kinh ngạc, sợ và bỏ chạy trước những “drones” TB2, mua của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một nhược điểm lớn nhất của quân Nga là tinh thần binh sĩ. Putin đưa sang Ukraine những người lính đang làm nghĩa vụ quân sự không chút kinh nghiệm chiến trường, có khi chưa được huấn luyện. Lính Nga tưởng được đưa đi tập trận ở Belarus, không hiểu tại sao mình đang ở Ukraine, bắn giết những người vẫn được coi là anh em họ hàng. Có đoạn video cho thấy cảnh một đội thiết giáp Nga bị thường dân Ukraine không vũ khí chặn lại, đã quay đầu bỏ đi luôn. Nhiều toán quân Nga đầu hàng ngay khi gặp quân Ukraine. Các tù binh được phỏng vấn cho biết nhiều xe chở quân bị lính đục thủng bình xăng.

Trong khi đó thì dân Ukraine quyết tâm bảo vệ quê hương, tinh thần lên cao tột nhờ Tổng thống Volodymyr Zelenskiy làm gương hy sinh chiến đấu. Một người lính Ukraine đang làm trách nhiệm đặt bom dưới một cây cầu thì thấy đoàn xe quân Nga tới, thay vì bỏ chạy anh ta đã cho bom nổ phá sập cầu và chết theo. Dân chúng xếp hàng chờ lãnh súng đạn để gia nhập các đội quân tự vệ. Có một bà lớn tuổi không được thâu nhận đã năn nỉ: “Nhưng tôi có thể lau nhà!” Người Ukraine đang ở các thành phố khắp Âu châu đã bỏ công việc kéo về cứu nước. Một ông 39 tuổi làm nghề giao hàng đã từ London lái xe hai ngày về đến biên giới Ba Lan - Ukraine. Ông nói phải về nước góp sức với đứa con trai 19 tuổi trong quân đội.

Trên mạng cũng lan truyền đoạn phim một phụ nữ Ukraine ở thị xã Henichesk lớn tiếng mắng toán lính Nga trước mặt mình là “quân xâm lăng,” là “phát xít.” Bà cho mấy chú lính Nga những hạt hoa Hướng Dương, bảo hãy cất trong túi để hoa sẽ mọc trên nấm mồ của họ. Hoa Hướng Dương là một biểu tượng của dân tộc Ukraine. Có 8 triệu người chuyển khúc phim này trên mạng trong mấy ngày đầu tiên.

Một điều lạ nữa là Nga không phá hệ thống truyền thông, internet của Ukraine ngay khi tấn công. Những năm 2015, 16 tin tặc Nga đã phá những nhà máy điện ở miền Tây Ukraine hai lần. Năm 2017 từng làm tê liệt nhiều phi cảng, nhà ga xe lửa và ngân hàng Ukraine. Có lẽ quân Nga để yên hệ thống internet của Ukraine vì muốn sử dụng. Nhiều lính và sĩ quan Nga vẫn dùng điện thoại di động. Dân Ukraine nhân đó đã mở chiến dịch phản tuyên truyền nhắm vào binh sĩ Nga và gia đình họ. Đại sứ Ukraine ở Liên Hiệp Quốc đã trưng ra các “emails” của một người lính Nga với bà mẹ, trước khi anh chết. Cậu lính 19 tuổi tưởng mình được đưa đi tập trận, không biết mình đang ở Ukraine. Một tù binh bị bịt mắt được quân Ukraine giúp gọi điện thoại về cho mẹ. “Mẹ ơi con đang làm tù binh, ở Ukraine - Ủa! Sao vậy?” Bộ Quốc phòng Ukraine đã lập một mạng dành riêng cho tù binh Nga liên lạc với gia đình và các bà mẹ Nga tìm con.

Trước tình trạng hành quân đình trệ, Vladimir Putin sẽ tàn phá vào thủ đô Kyiv tiêu diệt đầu não chính phủ Ukraine trong mấy ngày sắp tới. Năm 1994 Putin đã đánh vào Grozny, thủ đô Chechnya 4,000 quả đại pháo mỗi giờ. Nhưng quân Nga tiến vào Kyiv sẽ gặp sức kháng cự mãnh liệt, không biết bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng. Tình báo Mỹ cho biết nhiều binh sĩ Nga trên đường tới Kyiv đã đào ngũ.

Bao lâu nay ông Putin vẫn làm cho thế giới tưởng rằng ông chỉ huy một quân đội hùng mạnh, cuộc kháng chiến của dân Ukraine cho thấy đạo quân của Putin quá yếu. Điều này cũng dễ hiểu, vì một quân đội mạnh cần một nền kinh tế phong phú hỗ trợ. Kinh tế Nga hiện nay ($1.5 ngàn tỷ mỹ kim) chỉ bằng một nửa kinh tế Pháp ($2.7) hoặc Anh quốc ($2.8), thua xa Mỹ ($21 ngàn tỷ) hay Trung Quốc ($15 ngàn tỷ).

Vladimir Putin sống trong ảo tưởng vì làm chủ một kho vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn từ thời Liên Xô để lại. Nhưng không thể đánh Ukraine bằng bom nguyên tử. Nếu Putin ra lệnh, chắc các người thi hành sẽ đảo chính, vì không ai muốn chết khi bị đánh trả đũa!

Nhưng Putin đã tính trước sẽ chiếm được Ukraine trong hai ngày! Trên tờ báo mạng Ria Novosti của chính phủ Nga ngày Thứ Bảy 26 tháng 2 thấy một bản tin loan báo quân Nga đã làm chủ Ukraine. Bản tin đã được viết trước khi cuộc chiến bắt đầu, đến ngày đó tự động xuất hiện. Khi tình hình chiến sự bế tắc không ai trong tờ báo mạng nhớ đến, không ai để ý tháo gỡ. Báo Economist đăng lại bản tin trước khi bị gỡ xuống, trong đó bộ máy tuyên truyền của Putin viết, “Một thế giới mới đã ra đời trước mắt chúng ta… Nước Nga đã thống nhất trở lại (Putin vẫn khẳng định Ukraine chỉ là một phần của nước Nga) – thảm kịch năm 1991 (khi Liên bang Xô Viết tan rã) đã được vượt qua… ‘Belarus và nước Nga Nhỏ (Ukraine) đã trở về với Đại Nga... Lãnh tụ Vĩ đại Vladimir Putin đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử.”

Mặc dù quân Nga chưa chiếm được một thành phố quan trọng nào, chủ nhân của Ria Novosti Dmitry Kisele vẫn lên tivi Kênh Số Một trong ngày Chủ Nhật 27 tháng 2, mô tả chiến thắng huy hoàng: Quân Nga đã tiêu diệt 1,067 cứ điểm quân sự. Quân Ukraine đã đầu hàng tập thể và được đối đãi tử tế... “Tình trạng tuyệt vời! Không ai đánh ai nữa.” Dân chúng Ukraine hoan nghênh quân đội Nga, kể rằng họ đã bị chính quyền “quốc xã” “tra tấn, đánh gẫy xương sườn, đánh vỡ sọ, dùng kìm bẻ và rút răng, đốt cháy da người bằng sắt nung đỏ …”

Những lời dối trá này cũng trâng tráo như luận điệu của Cộng sản Việt Nam đánh lừa người miền Bắc về “nỗi thống khổ” của dân trong Nam trước năm 1975. Các báo đài, và các mạng xã hội ở Nga bị cấm không được dùng các chữ “chiến tranh,” “xâm lăng;” chỉ được dùng chữ “cuộc hành quân” khi nói đến Ukraine. Nhưng Putin không thể nói dối trắng trợn mãi. Nhật báo Novaya Gazetta vẫn giữ vai trò độc lập trong nước Nga đã loan tin về những người lính Nga và các bà mẹ không biết tại sao con mình đi quân dịch bây giờ lại đang ở Ukraine. Mạng tin tức TV Rain và đài phát thanh Ekho Moskvy vẫn hoạt động chờ cơ hội loan tin xác thực. Các “vloggers” đủ can đảm như Yuri Dud đã loan tin cho 5 triệu người đọc, “Putin đã xâm lăng một quốc gia có chủ quyền…” Ngay cả các tỷ phú Nga đã làm giàu nhờ dựa vào Putin cũng bắt đầu lên tiếng kêu gọi đàm phán. Oleg Denipaska nói một cách dè dặt, “Hòa bình rất quan trọng. Cần phải đàm phán càng sớm càng tốt.”

Mười ngàn nghệ sĩ và giới văn nghệ Nga đã ký bức thư ngỏ gửi Putin yêu cầu “ngưng chiến và bày tỏ tình đoàn kết với dân Ukraine.” Một nhạc sĩ trẻ mang hiệu Oxxxymiron tuyên bố trên Instagram ông sẽ bãi bỏ sáu buổi ca nhạc ở Moscow và St. Petersburg dù đã bán hết vé. Ông viết cho hơn 2 triệu người đọc, “Ukraine không xâm lăng lãnh thổ Nga. Chính Nga đang dội bom trên một quốc gia có chủ quyền.” Một nhạc sĩ trẻ vẫn ủng hộ Putin từ lâu, Sergey Lazarev giờ cũng viết cho 4.7 triệu người, “Không ai ủng hộ chiến tranh! Tôi muốn các con tôi sống trong hòa bình!” Nhạc trưởng nổi tiếng Semyon Bichkov phản đối cuộc xâm lăng Ukraine, ông nhấn mạnh, “ …nỗi đau khổ của nhân dân Nga lúc này, nỗi hổ thẹn và khó khăn kinh tế họ đang phải chịu đựng là sự thật. Dần dần dân Nga sẽ thấy sự thật… Im lặng khi chứng kiến ác quỷ hoành hành là đồng lõa với quỷ rồi sau cùng sẽ biến thành quỷ luôn.”

Dù Putin có thể chiếm được thủ đô Kyiv thì cuộc kháng chiến của dân Ukraine vẫn tiếp tục. Khắp thế giới, vũ khí đang được chuyển tới biên giới Ba Lan, Bulgari, Romani và Ukraine (Hungary không cho phép). Khi cuộc chiến chấm dứt, Vladimir Putin sẽ hiện nguyên hình là một người hùng làm bằng giấy, hay bằng rơm theo lối nói của người Việt. Sẽ đến ngày anh hùng rơm phải ra tòa vì tội ác chiến tranh.