Ung thư tim giai đoạn cuối sống được bao lâu

Ung thư tim giai đoạn cuối sống được bao lâu

Nếu người bệnh biết được những tiên lượng về khả năng sống sau khi mắc ung thư phổi, sẽ có được cách phòng ngừa, thay đổi lối sống và chăm sóc điều trị tốt hơn.

1. Những yếu tố quyết định ung thư phổi sống được bao lâu?

Để xác định được thời gian sống của người bệnh mắc bệnh ung thư, các bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán dựa trên các cơ sở sau:

  • Giai đoạn của bệnh: đây là tình trạng và mức độ của bệnh mà người bệnh đang mắc phải. Giai đoạn của bệnh cho chúng ta biết được tế bào ung thư đã phát triển như thế nào, để từ đó xác định phương hướng điều trị và cho người bệnh biết được thời gian sống là bao lâu để chuẩn bị tâm lý trước.
Ung thư tim giai đoạn cuối sống được bao lâu
  • Phương pháp điều trị bệnh: Nếu như ung thư gặp phải có thể áp dụng được biện pháp phẫu thuật thì thời gian sống của người bệnh sẽ dài hơn. Nhưng nếu người bệnh chữa trị bằng việc áp dụng phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc thậm chí là không thể áp dụng được 2 phương pháp này thì thời gian sống chỉ còn lại rất ngắn.
  • Sức khỏe và thể trạng của người bệnh: Nếu người bệnh có thể trạng và sức khỏe tốt thì thời gian sống có thể kéo dài hơn so với người có thể trạng và sức khỏe yếu. Trường hợp này so sánh khi 2 người bệnh có cùng tình trạng bệnh là như nhau.

Đây là ba yếu tố chính được bác sĩ dựa vào để giúp người bệnh tiên lượng xem thời gian sống cụ thể của người bệnh như thế nào.

2. Ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ sống được trong bao lâu?

Ung thư phổi được chia làm 2 thể chính đó là: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% trên tổng số ca bệnh.

Ở thể này ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi và di căn xa. Người bệnh khi mắc phải thường có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân bất thường, khó thở và đau tức ngực… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi đa phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh như: Ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ, giai đoạn sớm hay muộn.

Từ đó, trong trường hợp người bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm được điều trị đầy đủ thì có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì cho dù có duy trì áp dụng các biện pháp điều trị cũng chỉ sống thêm được từ 6 – 18 tháng (tùy thể trạng).

Bên cạnh đó, những trường hợp sống trên 5 năm của người mắc bệnh ung thư phổi chỉ được xét trong các giai đoạn bệnh như:

  • Ở giai đoạn khu trú tỷ lệ sống của người bệnh trên 5 năm chiếm khoảng 52%.
  • Khi ung thư lan tới các hạch bạch huyết lân cận người bệnh sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ là 25%.
  • Với trường hợp xuất hiện di căn xa thì tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lúc đó chỉ còn khoảng 4%.
Ung thư tim giai đoạn cuối sống được bao lâu

Hiện nay đã xuất hiện loại thuốc có thể làm ức chế tế bào ung thư phổi nhưng đây cũng chỉ là biện pháp nhằm giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, chứ không thể chữa khỏi dứt điểm được bệnh.

Bên cạnh đó, 80% ca ung thư phổi liên quan tới thói quen hút thuốc lá, 20% nguyên nhân còn lại là do di truyền, tiếp xúc trực tiếp với khí radon, hút thuốc lá thụ động hay do ô nhiễm môi trường… Bởi vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người cần đề phòng ngừa ung thư phổi không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc, bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý hô hấp như viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.

Ngoài ra, cần giữ thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh như: rèn luyện thể dục hàng ngày, ăn uống đầy đủ, khoa học, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, nên tầm soát ung thư phổi để sàng lọc và bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An có đầy đủ trình độ, trang thiết bị cần thiết để sàng lọc, chẩn đoán sớm Ung thư phổi để điều trị sớm, tiên lượng cho bệnh nhân. 


 Ung thư giai đoạn cuối là giai đoạn cuối của bệnh nhân phải đối mặt với bệnh tật. Khi người thân của bạn bị ung thư và đang ở giai đoạn cuối hãy tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân để bệnh nhân có thể cảm thấy thoải mái trong giai đoạn cuối đời.

Ung thư tim giai đoạn cuối sống được bao lâu

Ung thư giai đoạn cuối – Hiểu biết trong chăm sóc bệnh nhân

Người thân của bạn mắc bệnh ung thư và đã thử nhiều phương pháp điều trị nhưng không thành công. Thât khó để quyết định khi nào nên dừng điều trị. Ung thư vẫn có thể tiếp tục lây lan thậm chí với sự chăm sóc tốt nhất. Không dễ dàng để chấp nhận điều này, nhưng điều tốt nhất có thể làm lúc này đó là ngừng điều trị, thay vào đó tập trung chăm sóc để giữ cho bệnh nhân thoải mái và bớt đau đớn.

Dưới đây chúng tôi sẽ giải thích rõ khi nào nên ngừng điều trị và tập trung vào chăm sóc ung thư giai đoạn cuối. Bạn có thể sử dụng những thông tin này để trao đổi với bác sỹ và chọn ra phương thực chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.

1. Các liệu trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất trong lần đầu tiên

Khi khối u được điều trị lần đầu, chúng ta đều hi vọng liệu trình điều trị sẽ diệt các tế bào ung thư và ngăn các tế bào này quay trở lại. Thế nhưng nếu khối u vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí ngay cả khi đang điều trị, cơ hội khỏi bệnh nhờ việc điều trị sẽ thấp hơn.

Điều này đặc biệt đúng với các khối u rắn như khối u ở vú, ruột, phổi và mô liên kết. Các bác sỹ sẽ biết được các loại ung thư phát triển hoặc thu nhỏ như thế nào theo thời gian và phản ứng của chúng với các liệu pháp điều trị như thế nào. Họ nhận thấy rằng việc điều trị qua nhiều lần sẽ có ít hoặc không mang lại nhiều tác dụng.

Đọc thêm bài viết

>> Hỗ trợ cho người chăm sóc bệnh nhân ung thư

>> 8 lời khuyên cho người chăm sóc bệnh nhân ung thư

2. Khi nào nên cân nhắc việc dừng điều trị ung thư?

Nếu bệnh nhân đã trải qua ba lần điều trị khác nhau và khối u vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng, việc điều trị những lần sau thường không khiến họ cảm thấy tốt hơn hoặc tăng cơ hội sống lâu hơn. Ngược lại, việc điều trị thêm có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, rút ngắn thời gian còn sống và giảm chất lượng cuộc sống trong thời gian còn lại của bệnh nhân.

Mặc dù vậy, gần như một nửa số người mắc bệnh ung thư vẫn tiếp tục hóa trị liệu – thậm chí khi bệnh không còn chút cơ hội tiến triển. Họ tiếp tục chịu đựng đau đớn khi không cần thiết phải như vậy.

3. Ngưng điều trị như thế nào?

Thật khó cho cả bệnh nhân và bác sỹ khi trao đổi về việc dừng các liệu pháp điều trị và tập trung vào việc chăm sóc ung thư giai đoạn cuối. Bệnh nhân hoặc người nhà cần chủ động đề xuất. Bác sỹ sẽ có câu trả lời rõ ràng với tất cả những câu hỏi bạn đưa ra.

Bạn cần hiểu rõ căn bệnh đang ở mức độ nào. Hãy hỏi kỹ bác sỹ xem bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh ung thư và còn sống được bao lâu nữa. Không thể có câu trả lời hoàn toàn chính xác, tuy nhiên bác sỹ sẽ có thể đưa ra một khoảng thời gian nào đó, vài tháng hoặc vài năm. Và bạn cần biết rõ là liệu điều trị thêm có giúp sống lâu hơn không. Hãy để bác sỹ giải thích những rủi ro và lợi ích của việc điều trị.

Trong suốt quá trình điều trị, bạn có thể được hỗ trợ để giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây được gọi là chăm sóc giảm nhẹ. Nếu bạn quyết định không điều trị thêm nữa thì đây là lúc tập trung vào chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối.

4. Chăm sóc ung thư giai đoạn cuối giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Chăm sóc ung thư giai đoạn cuối là sự hỗ trợ về thể chất, tinh thần và tâm linh cho bệnh nhân vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Công việc này không có nghĩa là điều trị mà là giúp giảm bớt đau đớn cùng các triệu chứng khác. Bên cạnh đó, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối còn giúp bệnh nhân dành hầu hết quãng thời gian còn lại bên gia đình.

Đọc thêm bài viết

>> Chăm sóc giảm nhẹ là cứu cánh cho các bệnh hiểm nghèo

>> Chăm sóc giảm nhẹ là điều bạn cần khi đau đớn hành hạ bạn hàng ngày

5. Khi nào là thích hợp để thực hiện chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối?

Khi các liệu pháp chữa trị không còn hiệu quả. Gia đình và bệnh nhân nên tìm đến dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối. Đó là lúc:

– Bác sỹ dự đoán bệnh nhân không sống thêm được quá sáu tháng

– Điều trị thêm không không còn tác dụng.

– Bệnh nhân muốn tập trung vào chất lượng cuộc sống trong quãng thời gian còn lại.

6. Địa chỉ uy tín, cung cấp Dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà

Tại Hà Nội và Hồ Chí Minh khá nhiều người biết đến và tin tưởng vào dịch vụ, chất lượng của Phòng khám Gia đình Việt Úc, Hotline: 1800 6896 ( Hà Nội), 1800 6894 (Hồ Chí Minh). Đây là đơn vị tiên phong trong xây dựng và phát triển chương trình chăm sóc giảm nhẹ, đặc biệt là mô hình chăm sóc giảm nhẹ tại nhà dành cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Các gói chăm sóc người bệnh ung thư của Việt Úc

– Gói chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà 6h/ngày

– Gói chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà 8h/ngày

– Gói chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà 12h ban ngày

– Gói chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà 12h ban đêm

– Gói chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà 24h/ngày

Dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư của Việt Úc bao gồm những công việc gì?

Với mục đích làm người bệnh được thoải mái, giảm đau đớn , các điều dưỡng của Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc sẽ làm các công việc cụ thể như sau:

1. Kiểm tra các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở….nhằm theo dõi thường xuyên tình trạng của người bệnh

2. Tiêm tại nhà, truyền tại nhà, hướng dẫn uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Ghi chép, theo dõi, báo cáo tình trạng/ diễn biến bất thường cho gia đình và bác sỹ.

3. Đặt thông tiểu, theo dõi lượng tiểu, báo cáo diến biến với bác sĩ khi có bất thường. Thụt tháo cho bệnh nhân khi bệnh nhân không thể đại tiện bình thường.

4. Hỗ trợ ăn uống thông thường, đặt thông dạ dày và hỗ trợ ăn qua sonde (dịch nhỏ giọt qua sonde dạ dày).

5. Chăm sóc tâm lý : Bầu bạn, nói chuyện, tâm sự, khích lệ tinh thần để giúp cho bệnh nhân quên những cơn đau.

6. Chăm sóc thể chất: Lăn trở, thay đổi tư thế, mát xa giảm đau mỏi, chống đau mỏi, chườm nóng/ lạnh nâng cao khả năng tuần hoàn.

7. Chăm sóc vết thương loét tỳ đè do nằm quá lâu, rửa và thay băng vết thương hàng ngày giúp bệnh nhân đỡ đau và thoải mái hơn.

8. Hỗ trợ bệnh nhân thở: hút đờm, khí dung không thuốc, vỗ rung. Hỗ trợ bệnh nhân thở bằng oxy và hướng dẫn người nhà sử dụng máy.

9. Hỗ trợ vệ sinh thân thể thường xuyên đảm bảo người bệnh luôn trong tình trạng sạch sẽ (vệ sinh mắt, mũi, tai, miệng, tắm rửa, gội đầu…);

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ: Hotline Hà Nội: 1800 6896, Hotline Hồ Chí Minh 1800 6894

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc)