Tuyển dụng công nhân 2023

Sau kỳ nghỉ lễ 2.9, hàng trăm lao động trở lại Bình Dương để tìm việc làm nhưng rất ít công ty tuyển dụng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới nên vẫn chưa tuyển dụng lao động trở lại. Dự báo qua đầu năm 2023, tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khả quan hơn, thị trường lao động ở Bình Dương mới sôi động trở lại.

Tuyển dụng công nhân 2023
Nhiều lao động thất nghiệp đi tìm việc làm, tuy nhiên hiện doanh nghiệp tuyển dụng rất ít. Ảnh: Đ.T

Lao động thất nghiệp khó tìm việc làm mới

Do ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, may mặc ở Bình Dương không có đơn hàng nên phải tạm ngưng hoạt động, hoặc cắt giảm nhân công... Kéo theo nhiều công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp. Ghi nhận những ngày gần đây, mỗi ngày có hàng trăm công nhân vào các khu công nghiệp ở Bình Dương để nộp hồ sơ tìm việc làm.

Tại các khu công nghiệp ở thành phố Thủ Dầu Một như Kim Huy, Đại Đăng, Sóng Thần 3... hầu như không còn doanh nghiệp treo bảng tuyển dụng lao động như dịp đầu năm. Tuy nhiên mỗi buổi sáng có hàng chục lao động thất nghiệp vào đây tìm việc làm.

Tại Khu công nghiệp Kim Huy, nhiều người tập trung trước cổng Công ty TNHH Astro Engineering Việt Nam để xin việc. Ở một số công ty khác, có treo bảng tuyển dụng nhưng đây là các bảng từ năm trước.

Anh Trần Minh Quân - 20 tuổi, quê An Giang - than thở: “Tôi đi tìm việc suốt 4 tháng nay nhưng chưa có nơi nào nhận. Không có việc làm, không thu nhập, tôi phải sống dựa vào sự hỗ trợ của gia đình”.

Tương tự tại các khu công nghiệp ở thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, chỉ có một số công ty có dán bảng thông báo tuyển dụng, nhưng khi người lao động đến hỏi thì bảo vệ cho biết, đây là bảng cũ chưa được gỡ xuống. Do ít đơn hàng nên công ty chưa tuyển thêm nhân công.

Trong khu công nghiệp VSIP II, nếu trước đây, các công ty trên các tuyến đường trong KCN đều treo, dán bảng tuyển hàng trăm đến hàng ngàn lao động thì nay không có nhu cầu tuyển dụng.

Dự báo năm 2023 tình hình mới khả quan hơn

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm, tình hình lao động việc làm ở Bình Dương khá tốt, hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn đều tuyển dụng lao động. Tuy nhiên từ đầu tháng 7 đến nay, do ảnh hưởng tình hình thế giới, các doanh nghiệp bị mất đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, nhất là doanh nghiệp may mặc, da giày, điện tử, gỗ. Hiện trung bình 1 ngày, Sở  Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương ký quyết định cho hàng trăm người hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tính từ đầu năm đến nay có 70.000 người mất việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Trong khi đó, về nhu cầu tuyển dụng, theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương, trong 9 tháng đầu năm, Bình Dương cần tuyển dụng 92.000 lao động nhưng tập trung vào những tháng đầu năm, những tháng gần đây, nhu cầu tuyển dụng rất ít. Trong tháng 8.2022 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ có nhu cầu tuyển dụng 4.830 lao động, trong đó 847 lao động có chuyên môn và gần 4.000 lao động phổ thông. 

Đáng chú ý, những năm gần đây Bình Dương thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, ít thâm hụt lao động. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng lao động chuyên môn cũng rất ít. Trong 9 tháng đầu năm toàn tỉnh chỉ có nhu cầu tuyển dụng khoảng 9.800 lao động có chuyên môn. Ghi nhận thực tế, tại thị xã Bến Cát nhiều lao động có chuyên môn, kỹ thuật các lĩnh vực gỗ, may mặc, giày da vẫn rất khó tìm việc làm mới.

Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ Việc làm Bình Dương, trong quý IV/2022 một số doanh nghiệp sẽ khởi động lại kế hoạch tuyển dụng như: Công ty Cổ Phần Maruichi Sun Steel, Công ty TNHH Polytex Far Eastern, Công ty TNHH Kolon Industries, Công ty TNHH Dong Hwa, Công ty TNHH Esprinta Vn… với số lượng từ 30 công nhân trở lên. Chính vì vậy, thị trường lao động cuối năm tiếp tục có xu hướng cầu giảm. Quý IV/2022 nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khoảng từ 5.000 đến 10.000 lao động với tất cả ngành nghề. Dự báo, sang đầu năm 2023, các đơn hàng của doanh nghiệp có nhiều hơn, thị trường lao động ở Bình Dương sẽ sôi động hơn.

Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức theo quy định.

Căn cứ tuyển dụng công chức

– Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

– Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụ ng bao gồm:

+ Số lượng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của cơ quan sử dụng công chức;

+ Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm;

+ Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;

+ Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có) đối với từng nhóm đối tượng: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;

+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;

+ Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;

+ Các nội dung khác (nếu có).

– Kế hoạch tuyển dụng khi xét tuyển đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Quy trình và thủ tục tuyển dụng công chức khi thi tuyển, xét tuyển thực hiện như sau:

Bước 1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển công chức.

Bước 2. Tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo thông báo tuyển dụng.

Bước 3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển, xét tuyển công chức.

Bước 4. Thông báo kết quả tuyển dụng công chức.

Bước 5. Hoàn thiện hồ sơ của người trúng tuyển.

Bước 6. Quyết định tuyển dụng và nhận việc.

Đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong tuyển dụng công chức

Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:

– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

– Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.

Lưu ý, trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

Quy định về Hội đồng tuyển dụng công chức

– Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;

+ Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;

+ Các uỷ viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.

– Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.

Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;

+ Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;

+ Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;

+ Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;

+ Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

– Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.