Tương đậu là gì

Tương đậu bản có nhiều tên gọi như: Doubanjiang, tương đậu cay, tương đậu bản, toban, tương hột ớt (do dịch từ tiếng Trung nên mình thấy dịch là tương hột ớt không chính xác lắm)

Dù rằng sự giống nhau tính chất của Tương Đậu Bản Trung Quốc và Tương Hột Ớt LKK giống nhau nhưng lại có một chút sự khác nhau do 2 nhà sản xuất khác nhau cũng như khẩu vị của mỗi một địa phương sẽ khác nhau.

Tương Đậu Cay Trung Quốc

Nghe từ Trung Quốc có vẻ bạn sẽ khá ngại, nhạy cảm, bài viết Yumei sẽ không nói về quốc gia hay tâm lý của người dùng. Đứng dưới gốc độ, một người từng dùng sản phẩm này mình có những cảm nhận khẩu vị mang tính cá nhân.

Tương Douban là một gia vị nổi tiếng dùng nấu các món Tứ Xuyên – Trung Quốc, và xuất xứ của sản phẩm này cũng tại Trung Quốc nó sẽ khá nhiều dầu ớt, nhiều dầu ớt nhưng khi nấu ra món thì không cay như chúng ta nghĩ. Dậy mùi rất thơm nồng, thậm chí khi nấu dễ ám mùi vào quần áo, tóc. Mà không hề cay nha. Tất cả những loại sate Trung Quốc mà Yumei từng dùng đều có cảm nhận chung là trong hủ rất nhiều ớt nhưng ăn không hề cay, và ớt rất thơm luôn. Ớt chưng dầu trung quốc cũng vậy thơm ớt nồng mà ăn không cay.

Đối với những bạn khá ngại món nhiều dầu thì nên nêm nếm vừa phải vì khi nấu xong dầu nhẹ nên sẽ nổi lên mặt món ăn nhiều. Và đặc biệt đối với chị em “hệ skincare” thì…. Một sự tổn thương da mặt ngày sau đó…. Hihi, cảm nhận thật tâm!!! :D

Tương đậu là gì

Tương hột ớt Lee Kum Kee – Toban Lee Kum Kee

Sản phẩm của Lee Kum Kee thì quá nổi tiếng rồi ạ, thương hiệu gia vị hàng đầu Hong Kong. Tương Hột Ớt Hong Kong thì khác một phần là ít dầu ớt hơn, vị mặn nên nấu vừa phải thôi không khéo kẻo mặn xanh mặt.

Hủ nhỏ và giá cao hơn hẳn so với Tương đậu cay TQ. Một phần vì LKK đã rất nổi tiếng nên giá thành sản phẩm cũng sẽ cao hơn.

>>> Hương vị 11 loại sốt Lee Kum Kee nổi tiếng nhất Hong Kong

Tương đậu là gì

Tương Đậu Bản – Tương Hột Ớt dùng nấu món gì?

Sốt được dùng nấu hầu hết các món đậm chất Tứ Xuyên như:

  • Đậu hủ Tứ Xuyên – Mapo Tofu
  • Mì bò Đài Loan – bạn có thể thử trải nghiệm mì bò đài loan dạng mì gói hãng Mì Khang Sư Phụ
  • Gà Cung Bảo
  • ….

Bạn có thể mua tại đây:

23/08/2021 02:46 PM 1074

Tin liên quan

Đậu tương là một loại thực phẩm rất phổ biến, đậu tương tươi hay khô đều là nguyên liệu quen thuộc của rất nhiều món ăn ngon. Nhưng quả đậu tương có nhiều tác dụng như thế nào cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Cây đậu tương hay còn có tên khác là đậu nành, đại đậu thuộc cây thân leo họ đậu. Loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế cao lại dễ trồng, chủ yếu sử dụng làm thực phẩm cho người và động vật. Đây là cây trồng ở xứ nóng, có nguồn gốc từ Đông Á. Đậu tương chủ yếu ra hoa vào tầm tháng 6,7 đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9.

  • Thân cây: đậu tương là cây thân thảo, có màu xanh hoặc tím cao từ 50cm đến 150cm
  • Rễ: đặc điểm của rễ đậu tương có các nốt sần giúp cố định chất đạm, là loại rễ cọc
  • Lá: với từng giai đoạn phát triển khác nhau mà lá cây đậu tương sẽ thay đổi. Sẽ bắt đầu từ lá mầm, lá đơn rồi thành lá kép
  • Hoa: mọc thành từng chùm tầm từ 7 đến 8 bông một chùm. Hoa đậu tương thuộc loại hoa cánh bướm với hai màu tím và trắng
  • Quả: Mỗi một chùm hoa sẽ chứa từ 2 đến 20 quả, trung bình lên đến 400 quả trên một cây. Quả đậu tương có khá nhiều màu tùy thay đổi như màu nâu, đen, xanh hay vàng. Quả đậu tương có lông tơ mỏng, mọc thành từng cụm từ 2 đến 5 quả
  • Hạt: hạt đậu tương chính phần để chúng ta chế biến thành thức ăn. Hạt có nhiều hình dạng như hình tròn, bầu dục cùng với màu vàng, xanh hay xanh đen. Mỗi quả đậu sẽ chứa từ 2 đến 4 hạt

Tương đậu là gì

Quả đậu tương có lông tơ mỏng mọc thành từng cụm

Đậu tương là một loại thực phẩm giá rẻ nhưng không chỉ ngon mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

  • Protein: lượng protein trong đậu tương là rất lớn, trong 100gr đậu tương chứa đến 16,6gr protein. Tuy hàm lượng protein không cao bằng protein từ động vật nhưng những người ăn chay trường có thể sử dụng đậu tương để thay cho đạm động vật mà không lo hấp thụ cholesterol xấu
  • Chất xơ: Trong 100gr đậu tương có thể chứa 6gr chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Với những người có hệ tiêu hóa không tốt thì chất xơ không hòa tan có thể gây đầy hơi khó chịu, kích thích đường ruột. Nhưng bình thường chất xơ hòa tan sẽ có lợi nhiều hơn, kết hợp với vi khuẩn trong ruột cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa ung thư đại tràng
  • Trong đậu tương còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin K1 giúp quá trình đông máu. Đồng với sắt giúp ích cho hệ tim mạch. Photpho, vitamin B1, Axit phytic, Saponin,... đều là các chất vô cùng cần thiết cho sức khỏe con người.

Tương đậu là gì

Quả đậu tương có tác dụng tăng cường trí nhớ

  • Tăng cường trí nhớ: đậu tương có tác dụng cải thiện quá trình hoạt động của não bộ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra đậu tương còn chứa rất nhiều lecithin - là thành phần chính trong việc điều khiển hoạt động của não bộ, giúp ích cho cho hệ thần kinh.
  • Trẻ hóa làn da: Đậu tương có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp kéo dài tuổi thọ làn da, làm chậm quá trình lão hóa. Cùng với lượng estrogen thực vật có tác dụng bổ sung estrogen cho cơ thể giúp làn da trở nên hồng hào và căng mịn hơn.
  • Phòng tránh các bệnh tim mạch: Khác với việc bổ sung protein từ động vật khiến cơ thể con người nạp thêm một lượng cholesterol xấu tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Đậu tương cũng có thể cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể mà không để lại biến chứng gì.
  • Bổ sung năng lượng: Sắt là chất rất quan trọng cho việc bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nếu không hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết rất dễ xảy ra tình trạng thiếu máu, kiệt sức,... Có thể bổ sung sắt qua thực phẩm và đậu tương chính là nguồn chứa nhiều sắt.
  • Chống viêm: Choline trong đậu tương có khả năng duy trì cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ hấp thu chất béo, giúp giảm viêm mãn tính.
  • Điều hòa huyết áp: bệnh cao huyết áp chủ yếu là do cơ thể thiếu kali, thừa muối natri trong thời gian dài. Trong 100gr đậu tương chứa chứa đến 1503 mg kali, không chỉ vậy đậu tương còn rất giàu arginine giúp kiểm soát mức huyết áp.
  • Giảm triệu chứng mãn kinh: Estrogen thực vật trong đậu tương không chỉ tốt cho da mà còn có khả năng liên kết với estrogen trong cơ thể, giúp giảm phần nào các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như mệt mỏi, đau khớp, bốc hỏa,...
  • Tốt cho xương khớp: khi đến thời kỳ mãn kinh, hàm lượng estrogen sụt giảm khiến canxi thoát ra ngoài xương dẫn đến tình trạng giòn xương loãng xương. Sử dụng đậu tương mỗi ngày có thể làm giảm tình trạng đó, giúp cho xương thêm chắc khỏe

Đậu tương mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người nhờ lượng dinh dưỡng phong phú. Nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt, mỗi người chỉ nên sử dụng một lượng đậu tương vừa đủ nếu quá sẽ có thể dẫn đến phản tác dụng.

Ăn quá nhiều đậu tương có thể gây ra tình trạng ức chế tuyến giáp, trực tiếp dẫn đến bệnh suy giáp do cơ thể sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn. Chất xơ không hòa tan trong đậu tương còn gây đầy hơi, tiêu chảy, mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Đậu tương cũng là loại thực phẩm rất nhiều người bị dị ứng, chính vì vậy nên dùng thử lượng ít để thử phản ứng của cơ thể.

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Đậu nành hay đỗ tương, hoặc đậu tương (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae), là loài bản địa của Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.

Tương đậu là gì
Đậu tươngPhân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)RosidsBộ (ordo)FabalesHọ (familia)FabaceaePhân họ (subfamilia)FaboideaeTông (tribus)PhaseoleaePhân tông (subtribus)GlycininaeChi (genus)GlycinePhân chi (subgenus)G. subg. GlycineLoài (species)G. maxDanh pháp hai phầnGlycine max
(L.) Merr.[1] Danh pháp đồng nghĩa[2]

  • Dolichos soja L.
  • Glycine angustifolia Miq.
  • Glycine gracilis Skvortsov
  • Glycine hispida (Moench) Maxim.
  • Glycine soja sensu auct.
  • Phaseolus max L.
  • Soja angustifolia Miq.
  • Soja hispida Moench
  • Soja japonica Savi
  • Soja max (L.) Piper
  • Soja soja H.Karst.
  • Soja viridis Savi

Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, tào phớ, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.[3]

Ngoài ra, trong cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.

 

Hạt của rất nhiều giống đậu tương phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Chi Glycine từng được Carl Linnaeus đưa ra năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của quyển Genera Plantarum.Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - glykys (ngọt) và có thể đề cập đến chất ngọt của củ ăn được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng cây đậu thân leo, Glycine apios, nay là Apios americana. Đậu tương được trồng được xuất hiện đầu tiên trong quyển Species Plantarum của Linnaeus, với tên gọi Phaseolus max L. Việc kết hợp Glycine max (L.) Merr., theo đề nghị của Merrill năm 1917, đã trở thành tên gọi chính thức được công nhận của loài này.

Chi Glycine Willd. được chia thành 2 phân chi Glycine và Soja. Phân chi Soja (Moench) F.J. Herm. bao gồm cây đậu tương được trồng trọt Glycine max (L.) Merr., và cây đậu dại Glycine soja Sieb. & Zucc. Cả hai loài đều là các loài cây hàng năm. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của Glycine max, và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga.[4] Phân chi Glycine bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm, ví dụ như Glycine canescens F.J. Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea.[5][6]

Cũng giống như các loài cây trồng khác có thời gian thuần hóa lâu dài, mối quan hệ giữa các loài đậu tương hiện đại và các loài mọc hoang có thể không còn dấu vết ở bất kỳ mức độ chắc chắn nào.

Nhiều loài trong họ đậu (alfalfa, đậu côve, pea, bean, lentil, đậu tương, đậu phộng và các loài khác) chứa các vi khuẩn cộng sinh có tên là Rhizobia, chúng nằm trong các nốt sần của bộ rễ. Các vi khuẩn này có một khả năng đặc biệt là cố định nitơ từ khí quyển thành ammoniac (NH3).[7] Phản ứng hóa học là:

N2 + 8 H+ + 8 e− → 2 NH3 + H2

Ammoniac sau đó được chuyển hóa thành một dạng khác, amoni (NH4+), có thể được một số thực vật hấp thụ theo phản ứng sau:

NH3 + H+ → NH4+

 

Đậu tương được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Bắc và Nam Mỹ.

Quê hương của đậu tương là Đông Nam Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.

Đậu tương là một trong số các cây lương thực đã có nhiều giống được cải biến di truyền (GMO) nhằm tăng năng suất. Hiện nay, khoảng 80% lượng đậu tương được trồng phục vụ thương mại đều là GMO. Công ty Monsanto là công ty hàng đầu thế giới hiện nay trong sản xuất cây chuyển gen nói chung và đậu tương chuyển gen nói riêng.

Đậu tươngGiá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)Năng lượng1.866 kJ (446 kcal)

Cacbohydrat

30,16 g

Đường7,33 gChất xơ9,3 g

Chất béo

19,94 g

Chất béo bão hòa2,884 gChất béo không bão hòa đơn4,404 gChất béo không bão hòa đa11,255 g

Chất đạm

36,49 g

Tryptophan0,591 gThreonine1,766 gIsoleucine1,971 gLeucine3,309 gLysine2,706 gMethionine0,547 gCystine0,655 gPhenylalanine2,122 gTyrosine1,539 gValine2,029 gArginine3,153 gHistidine1,097 gAlanine1,915 gAspartic acid5,112 gGlutamic acid7,874 gGlycine1,880 gProline2,379 gSerine2,357 g VitaminVitamin A equiv.

(0%)

1 μgVitamin B6

(29%)

0.377 mgVitamin B12

(0%)

0 μgVitamin C

(7%)

6.0 mgVitamin K

(45%)

47 μg Chất khoángCanxi

(28%)

277 mgSắt

(121%)

15.70 mgMagiê

(79%)

280 mgPhốt pho

(101%)

704 mgKali

(38%)

1797 mgNatri

(0%)

2 mgKẽm

(51%)

4.89 mg Thành phần khácNước8,54 g

  • Đơn vị quy đổi
  • μg = microgam • mg = miligam
  • IU = Đơn vị quốc tế (International unit)

Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.
Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA

Trong hạt đậu tương có các thành phần hoá học sau Protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.

Trong đậu tương có đủ các amino acid cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể.

Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại "thịt không xương" vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò.

Tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là do cây đậu tương cung cấp, thông qua các loại thực phẩm như đậu hũ, đậu hũ thối, sữa đậu nành... Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.

  • Các loại đậu
  • Quá trình cố định đạm
  • Amino acid không thay thế

  1. ^ The Plant List (2010). “Glycine max”. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “Glycine max”. Encyclopedia of Life. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012.
  3. ^ Riaz, Mian N. (2006). Soy Applications in Food. Boca Raton, FL: CRC Press. ISBN 0-8493-2981-7.
  4. ^ Singh, Ram J.; Nelson, Randall L.; Chung, Gyuhwa (ngày 2 tháng 11 năm 2006). Genetic Resources, Chromosome Engineering, and Crop Improvement: Oilseed Crops, Volume 4. London: Taylor & Francis. tr. 15. ISBN 978-0-8493-3639-3.
  5. ^ Hymowitz, Theodore (ngày 9 tháng 8 năm 1995). Sinclair, J.B.; Hartman, G.L. (biên tập). Evaluation of Wild Perennial Glycine Species and Crosses For Resistance to Phakopsora. Urbana, IL: National Soybean Research Laboratory. tr. 33–37. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  6. ^ Newell, C. A.; Hymowitz, T. (tháng 3 năm 1983). “Hybridization in the Genus Glycine Subgenus Glycine Willd. (Leguminosae, Papilionoideae)”. American Journal of Botany. Botanical Society of America. 70 (3): 334–348. doi:10.2307/2443241. JSTOR 2443241.
  7. ^ Jim Deacon. “The Nitrogen cycle and Nitrogen fixation”. Institute of Cell and Molecular Biology, The University of Edinburgh.

  • Dinh dưỡng từ sữa đậu nành gen tự nhiên Mai Thương, 18/9/2012 08:00 GMT+7
  •   Dữ liệu liên quan tới Glycine max tại Wikispecies
  •   Phương tiện liên quan tới Glycine max tại Wikimedia Commons
  • “Glycine max (L.) Merr”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
14/1/2006
  • Đậu tương tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Đậu tương 26716 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Soybean (plant) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Đậu tương tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đậu_tương&oldid=67993132”