Tư duy nhanh và chậm review

-Hệ thống 2 sẽ huy động sự chú ý tới những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ lực, bao gồm những phép tính mang tính phức tạp. Cơ chế hoạt động của hệ thống 2 thường sẽ đính kèm những kinh nghiệm chủ quan, đòi hỏi sự phân chia và lựa chọn của chủ thể.

Phần 2: Suy nghiệm và sai lệch

Hệ thống 1 không đa nghi, nó sẽ loại bỏ sự mơ hồ và tạo ra câu chuyện mạch lạc, rõ ràng nhất có thể. Nếu thông điệp mà nó đưa ra bị phủ nhận, các liên tưởng mà nó gợi ra sẽ được truyền đi như thể thông điệp đó là sự thật Trái ngược với sự không đa nghi của hệ thống 1, hệ thống 2 lại mang chiều hướng hoài nghi, bởi nó có thể duy trì những khả năng xung đột lật nhau trong cùng 1 thời điểm. Tuy vậy hoạt động duy trì sự hoài nghi này sẽ khó khăn hơn việc chuyển nó vào trạng thái chắc chắn.

Phần 3: Niềm tin thái quá

Bản chất thật sự của ảo tưởng chính là việc mà chúng ta tin tưởng rằng mình là một người có sư hiểu biết rất rõ quá khứ vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đưa ra những tiên đoán về tương lai. Nhưng trong thực tế thì không phải như thế, đại đa số chúng ta đều không hiểu hoặc nếu có thì rất ít hiểu biết về quá khứ. Ngoài "biết" thì "trực giác" và " linh cảm, linh tính" cũng được sử dụng để diễn tả những suy đoán, suy diễn trong quá khứ đã biến thành sự thực. Để suy nghĩ một cách rõ hơn về tương lai, ta cần loại bỏ hoàn toàn những ngôn từ mà mình sử dụng trong việc gán định những niềm tin mà chúng ta có trong quá khứ.

Phần 4:Những lựa chọn

Tất cả những lựa chọn mà chúng ta đưa ra trong cuộc sống sẽ luôn đi kèm với những bất trắc, rủi ro. Hầu hết con người ta không muốn mạo hiểm, nếu được cho một lựa chọn giữa trò may rủi và một điều chắc chắn thì co người ta thường có xu hướng chọn những gì chắc ăn để tránh những rủi ro không đáng gặp.

Phần 5: Hai bản thể

Bản thể trải nghiệm là đáp án cho câu hỏi:" Bây giờ có đau không?, bản thể hồi tưởng lại giải đáp cho câu :" Nó như thế nào?". Ký ức là tất cả những thứ ta thu nhận để cất giữ từ những trải nghiệp về cuộc sống và sự hồi tưởng duy nhất có thể chấp nhận khi ta nghĩ về cuộc sống của mình là bản hồi tưởng.

5. Cảm nhận và đánh giá sách "Tư duy nhanh và chậm"

[caption id="attachment_1356" align="aligncenter" width="177"]

Tư duy nhanh và chậm review

Cuốn sách "Tư duy nhanh và chậm" mang lại cho người đọc một cái nhìn sâu hơn về tư duy của con người. Trên đây là toàn bộ phần review sách Tư duy nhanh và chậm VNABOOK chia sẻ đến bạn. Đây là một trong những cuốn sách về khám phá tâm lý hay nhất mọi thời đại. Một cuốn sách về tâm lí học đáng để đọc nhất cho mọi người. VNABOOK – Sách chính hãng Thông tin về chúng tôi: - Fanpage: VNABOOK - Hotline: 0362 804 4327 - Email: [email protected] - Địa chỉ cửa hàng: Ngõ 91 Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Là một người đang học trong ngành kinh tế và có ý định khởi nghiệp khi tốt nghiệp. Đọc sách luôn là một trong những thói quen hằng ngày mình cố gắng duy trì mỗi khi có thời gian. Nếu được hỏi đâu là quyển sách mang lại cho mình nhiều suy ngẫm nhất thì chắc chắn là sách: “Tư duy nhanh và chậm” của tác giả Daniel Kahneman. Đây là một cuốn sách khá dày với hơn 600 trang. Bìa sách được trang trí màu còn trang sách được in màu trắng đen, khá đơn giản - cũng chính vì in màu trắng đen nên đôi lúc hình minh hoạ mình thấy chưa được rõ ràng cho lắm. Nhưng, điều đặc biệt làm nên sự thành công của quyển sách là nội dung của nó. Cuốn sách được Học viện Khoa Học Quốc gia đánh giá là Sách khoa học hay nhất 2012, Sách hay nhất năm 2011 do New York Times bình chọn và là một trong những quyển sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Angeles.

Cuốn sách đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến nhận thức của con người. Được tác giả gọi là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Trong khi Hệ thống 1 được đánh giá là nhanh chóng, trực quan và giàu cảm xúc thì Hệ thống 2 là lối suy nghĩ chậm hơn, cân nhắc hơn và có phần tính toán hơn. Trong hàng loạt những nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra lập luận rằng chúng ta phần lớn đi theo lối tư duy nhanh hơn là chậm và đó cũng là phần lớn nội dung mà cuốn sách đang hướng tới – chỉ ra những sai lầm trong Hệ thống 1. Theo mình, cuốn sách có nội dung khá phức tạp vì tác giả trình bày theo lối phân tích học thuật cùng những thí nghiệm liên quan để chứng minh. Nếu bạn là người không thích sự phân tích, hàn lâm khoa học thì cuốn sách sẽ đôi lúc gây khó hiểu cho bạn. Nhưng nếu bạn là người yêu thích khoa học, thích những khoảng lặng để suy nghĩ sâu hơn về từng bài học thì cuốn sách là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

1. Giới thiệu về tác giả

Tác giả là giáo sư Daniel Kahneman người Do Thái, thuộc môn tâm lý học tại trường Đại học Princeton. Ông được coi là nhà tâm lý học vĩ đại nhất trên thế giới còn sống, đã từng được trao giải Nobel kinh tế năm 2002. Với những kiến thức uyên bác về hành vi con người cùng một loạt những thí nghiệm mà ông cùng với đồng nghiệp của mình nghiên cứu sẽ dẫn dắt người đọc đến với những chân trời tri thức mới, mang lại những công cụ tư duy cần thiết được thể hiện qua từng trang sách của ông.

2. Nội dung chính:

Cuốn sách được giáo sư Kahneman chia thành 5 phần khác nhau:

Phần 1: Hai hệ thống

Ở phần này, giáo sư Kahneman tập trung khai thác hai hệ thống tổ chức suy nghĩ của con người. Bằng một loạt những thí nghiệm khoa học, ông đã cho thấy sự phức tạp và phong phú của quá trình hoạt động tự động và thường là vô thức nằm ẩn sâu trong tư duy trực giác của mỗi chúng ta. Ở đây, sẽ rất khó để mô tả chi tiết tường tận các quy trình cùng những thí nghiệm từ hai hệ thống. Thay vào đó mình sẽ chia sẻ bài học mình cảm thấy đáng nhớ nhất là “hiện tượng Florida”. Tác giả đã rút ra kết luận rằng hiện tượng trên liên quan đến hai trạng thái của hiệu ứng mồi “Nếu bạn được mồi để nghĩ đến người già, bạn sẽ có xu hướng hành động như người già và hành động như người già sẽ củng cố thêm suy nghĩ của bạn về người già”. Nhìn vào thực tế, ta thấy điều này rất đúng trong lúc làm việc và học tập. Thử nghĩ xem nếu mỗi ngày bạn làm việc trong môi trường tích cực và vui vẻ, bạn sẽ luôn mỉm cười; và điều đặc biệt mỉm cười lại khiến bạn cảm thấy vui vẻ.

Phần 2: Suy niệm và sai lệch

Phần này tập trung trả lời cho câu hỏi tại sao con người lại khó khăn để tư duy dựa trên những hiện thực thống kê? Chúng ta có thể dễ dàng tư duy liên tưởng, tư duy nguyên nhân - kết quả nhưng lại khó khăn khi tư duy dựa trên hiện thực thống kê. Đó là do việc tư duy này đòi hỏi sự nỗ lực của hệ thống 2 nhiều hơn và hệ thống 1 chỉ đơn giản suy nghĩ dựa trên cảm tính và ít logic hơn. Ở chương này, theo ý kiến của riêng mình sẽ khó đọc nhất vì các từ ngữ, ví dụ thiên về khuynh hướng khoa học và học thuật hơn. Tuy nhiên, phần hay nhất lại nằm trong chương này với thí nghiệm nổi tiếng nhất là “Hiệu ứng Linda”. Thông qua thí nghiệm trên, tác giả đã đưa ra lập luận tính phi logic trong não bộ con người. Chúng ta thường tin vào những lời chào mua hấp dẫn, chi tiết nhưng hầu hết hiện thực lại quá xa vời.

Phần 3: Tự tin thái quá

Chúng ta dễ dãi đánh giá cao sự hiểu biết của mình về thế giới trong khi đó lại đánh giá quá thấp về vai trò cơ hội trong mọi sự kiện diễn ra hằng ngày. Đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của “Nhận thức muộn”. Phần mình yêu thích nhất trong cuốn sách, có lẽ như bắt đầu từ đây. Không còn những câu chữ cứng nhắc, Kahneman đã thổi một luồng gió mới qua tác phẩm của mình bằng lối kể chuyện mà mình nhận xét là lôi cuốn, dí dỏm nhưng không kém phần hấp dẫn. Những câu chuyện phiếm bên trong bàn uống nước ở văn phòng qua lối kể chuyện của ông đã mở ra cho chúng ta những bài học hữu ích mà mỗi người có thể học tập từ quá khứ và cưỡng lại sự quyến rũ của “nhận thức muộn”

Phần 4: Những lựa chọn

Phần 4 bắt đầu có sự kết nối giữa ngành Kinh tế học về bản chất của việc đưa ra quyết định với giả định các nhân tố kinh tế học là lý trí. Ở chương này, sẽ thật thú vị nếu bạn đặt mình là một người thương gia, hay chỉ đơn giản bạn quan tâm đến tiền. Tác giả sẽ dẫn dắt bạn qua một loạt nghiên cứu và thí nghiệm thực tế về sự lựa chọn để tối đa hoá lợi nhuận; qua đó sẽ giúp bạn tránh những bẫy về tài chính và thất thoát trong chi tiêu hằng ngày. Sẽ là một thiếu sót cực kì lớn nếu bạn bỏ qua chương này đấy nhé vì nhờ nó mà mình cảm thấy dễ dàng hơn trong cách thu chi, đặc biệt là thương thảo hợp đồng khi làm việc sau này.

Phần 5: Hai bản thể

Chỉ với 4 bài học ngắn ngủi, giáo sư đã mô tả sự khác biệt giữa hai cái tôi, một cái tôi có kinh nghiệm và một cái tôi đã ghi nhớ. Làm thế nào để hai cái tôi này hòa vào trong cơ thể, theo đuổi hạnh phúc và hành xử đúng đắn trong xã hội ngày nay. Với những bài học mà Kahneman đưa ra, mình tin rằng đó là những bài học đáng giá cho mỗi cá nhân và giúp những người đứng đầu đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho doanh nghiệp của mình.

3. Kết

Có lẽ bài review của mình đến đây là đã khá dài, tuy chưa thể bao hàm hết toàn bộ những gì tinh túy nhất trong quyển sách. Nhưng mình tin rằng cuốn sách sẽ mang lại cho bạn không những bài học về kinh nghiệm mà còn về lẽ sống và hành trình kiểm soát hành vi. Janice Gross Stein, nhà chính trị gia nổi tiếng tại Canada đã bình luận rằng: “Nếu trong năm nay bạn chỉ được đọc một cuốn sách, tôi khuyên bạn nên chọn cuốn sách này”. Nếu bạn quan tâm và yêu thích bài review này thì đừng ngần ngại nhấn like và theo dõi Aspiring Vietnam để chúng mình có thêm động lực để làm thêm về chuyên mục này nhé.

Source: Bài được tổng hợp chủ yếu từ “Sách Tư duy nhanh và chậm” của tác giả Daniel Kahneman và lời cảm nhận từ người viết

Tư duy nhanh và chậm là gì?

Trong cuốn sách, Kahneman trình bày về hai hệ thống tư duy của con người: tư duy nhanh và tư duy chậm. Tư duy nhanh là quá trình tư duy tự động và không cần suy nghĩ nhiều, trong khi tư duy chậm là quá trình tư duy chậm hơn, cần phải suy nghĩ và phân tích kỹ lưỡng hơn.

Tư duy nhanh và chậm bao nhiêu chương?

“Tư Duy Nhanh và Chậm” của tiến sĩ Daniel Kahneman là tác phẩm hay nhất vào năm 2011 do thời báo The New York Times bình chọn. Cuốn sách tóm lược hàng thập niên nghiên cứu về tâm lý và kinh tế học đã giúp ông đoạt giải Nobel kinh tế vào 2002. Kết cấu cuốn sách gồm 38 chương được chia thành 5 phần.

Sách tư duy nhanh và chậm nói về gì?

Cuốn sách Tư duy nhanh và chậm bàn sâu về sự sai lệch của trực giác, những giới hạn của đầu óc con người khi sử dụng phương pháp tư duy nhanh, giúp mỗi người nâng cao nhận thức của bản thân khi đưa ra các dự đoán, quyết định, tập trung chú ý đến các lỗi sai có thể xảy ra trong dòng chảy tư duy của chính mình đặc biệt ...

Thế nào là tư duy nhanh?

Tư duy nhanh là khả năng suy nghĩ và phản ứng một cách nhanh chóng trong các tình huống đòi hỏi sự linh hoạt và tư duy tức thì. 1. Tư duy nhanh có thể giúp bạn đưa ra quyết định dưới áp lực. Quick thinking can help you make decisions under pressure.