Từ chỉ đặc điểm lớp 2 là gì

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi :

a) Em bé thế nào?   (xinh, đẹp, dễ thương,...)

b) Con voi thế nào?  (khỏe, to, chăm chỉ,...) 

c) Những quyển vở thế nào?    (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...)

d) Những cây cau thế nào?      (cao, thẳng, xanh tốt,...) 

 

Phương pháp giải:

Em quan sát đặc điểm của sự vật trong 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Em bé rất đáng yêu.

b) Con voi trông thật khỏe.

c) Những quyển vở rất xinh xắn.

d) Cây cau rất cao và thẳng.

Câu 2

Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

a) Đặc điểm về tính tình của một người : ....

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : .....

c)  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : ....

Phương pháp giải:

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Lời giải chi tiết:

a) Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c)  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Câu 3

Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả :

a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em : bạc trắng, đen nhánh, hoa râm , …

b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em : hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…

c) Bàn tay của em bé : mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…

d) Nụ cười của anh (hoặc chị ) em : tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào ?

   Mái tóc ông em

bạc trắng

Phương pháp giải:

Em hãy tìm tên sự vật ứng với từng đặc điểm để tả. Ví dụ: mái tóc hoa râm, đôi tay mũm mĩm,...

Lời giải chi tiết:

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào ?

   Mái tóc ông em

   đã ngả màu hoa râm.

   Mái tóc bà

   dài và bồng bềnh như mây.

   Bố em

   rất hài hước.

   Mẹ em

   là người phụ nữ hiền hậu.

   Bàn tay bé Na

   mũm mĩm và trắng hồng.

   Nụ cười của chị em

   lúc nào cũng tươi tắn.

Loigiaihay.com

Cô Đoàn Kiều Anh – giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ tổng hợp lại phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng về từ chỉ đặc điểm và cấu trúc câu “Ai thế nào?” trong bài giảng dưới đây.

  • Từ chỉ đặc điểm là gì?

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… )

Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…

Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.

Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Định Hải

Các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ là: Xanhxanh ( dòng 2 ), xanh mát ( dòng 4 ), Xanh ngắt ( dòng 6 )

Bài tập 2: Các sự vật được so sánh với nhau dựa trên những đặc điểm nào?

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa 

Hướng dẫn

Bước 1: Xác nhận vế so sánh

Bước 2: Tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng giữa hai vế so sánh

Vế 1

(Sự vật được so sánh )

Phương diện so sánh

(Có thể không có)

Từ so sánh Vế 2

(Sự vật dùng để so sánh)

TIẾNG SUỐI TRONG NHƯ TIẾNG HÁT XA
  • Câu “Ai thế nào?”

  • Chức năng giao tiếp: Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất, hoặc trạng thái của người, vật.
  • Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?”
  • Chỉ người, vật.
  • Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
  • Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”
  • Là từ, các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái trả lời cho câu hỏi Thế nào? 

Ví dụ: Những con kiến đỏ rừng rực

  • Ai?: Những con kiến
  • Thế nào?: Đỏ rừng rực

Bài tập: Tìm bộ phận của câu. 

  • Trả lời câu hỏi “Ai ( Con gì, cái gì?)
  • Trả lời câu hỏi “Thế nào?”

Hướng dẫn

Bước 1 : Xác định hai vế câu.

Anh Kim Đồng       /     rất nhanh trí và dũng cảm.

Ai (Con gì, cái gì)?                     Thế nào?

Bước 2: Đặt câu hỏi “ Ai ( Con gì, cái gì)?” dựa vào cấu trúc câu cho sẵn.

Ai rất nhanh trí và dũng cảm? – Trả lời: Anh Kim Đồng

Bước 3: Đặt câu hỏi “ Thế nào?” Dựa vào cấu trúc câu cho sẵn.

Anh Kim Đồng như thế nào? – Trả lời: Rất nhanh trí và dũng cảm.

Trên đây là toàn bộ bài học về đặc điểm và câu “Ai thế nào?” học sinh hãy ôn luyện và làm các bài tập vận dụng tương tự. Kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3 rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, vì vậy các em học sinh cần phải nắm chắc và hệ thống được nội dung bài học.

Khóa trang bị kiến thức Tiếng Việt lớp 3 của cô Đoàn Kiều Anh là sẽ bổ trợ giúp học sinh tiến bộ hơn với môn Tiếng Việt. Với từng bài giảng, được bám sát theo chương trình sách giáo khoa, và những phần bài tự luyện dưới mỗi bài học, chắc chắn học sinh sẽ được ôn luyện nhuần nhuyễn. Từ đó nắm chắc kiến thức dễ dàng.

>>> Cha mẹ hãy đăng kí để xem toàn bộ bài giảng TẠI ĐÂY

Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Chủ đề