Tại sao năm 1000

Giáo Sư Trần Văn Chi

Trong lịch sử, các nền văn hóa yếu thường bị nền văn hóa mạnh đồng hóa. Thời cổ, Trung Quốc là quốc gia đông người nhất và có nền văn minh tiên tiến nhất Châu Á. Nền văn hóa Hán ngữ của họ có sức mạnh đồng hóa láng giềng.

Chùa Quán Sứ ở Hà Nội, một công trình tôn giáo cổ kính mang đậm nét Việt Nam. (Hình minh họa: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images)

-Dân tộc Hồi ở phía Tây nước này, ngày xưa dùng chữ Ả Rập, sau nhiều năm giao lưu với người Hán, họ dùng chữ Hán và nói tiếng Hán.

-Ngay cả dân tộc Mãn Châu hùng mạnh về quân sự, sau khi thôn tính và thống trị Trung Quốc được ít lâu cũng bị nền văn hóa Hán Ngữ đồng hóa.

Chính sách đồng hóa của Trung Quốc thời Bắc Thuộc

Đồng hóa thời Bắc Thuộc kéo dài, gắn liền với các cuộc di dân từ phương Bắc của người Hoa Hạ xuống đất Việt phương Nam. Quá trình di dân và đồng hóa có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống chính trị, xã hội, và văn hóa Việt Nam.

Chính sách đồng hóa và di dân đối với người Việt được các triều đại phong kiến Trung Quốc thực hiện từ khá sớm. Trung Quốc tự cho mình là nước lớn, coi các dân tộc khác xung quanh là thấp kém, cần phải “giáo hóa” và gọi họ bằng những tên miệt thị như Man, Di, Nhung, Địch. Do tư tưởng tự tôn này, các triều đình Trung Quốc mang quân bành trướng, thôn tính các nước và dân tộc xung quanh.

Sau khi chiếm nước ta (203 tr. CN), Triệu Đà ép buộc dân Việt học Hán Ngữ, nhằm đồng hóa bằng ngôn ngữ.

Sách “Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận” do Lê Tung viết năm 1514 có đề cập việc họ Triệu mở trường dạy người Việt học chữ Hán.

Tới triều nhà Minh 1368 – 1644 (do xuất thân ở đất Ngô nên mới có bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi), họ còn tìm cách tiêu diệt nền văn hóa của ta, như tiêu hủy toàn bộ các thư tịch do người Việt viết, bắt nhân tài, thợ giỏi người Việt sang Trung Quốc phục dịch.
Như vậy, dân tộc ta buộc phải chấp nhận học chữ Hán từ rất sớm (trước Triều Tiên và Nhật nhiều thế kỷ).

Tuy nhiên, người Việt nhanh chóng nhận ra nếu cứ học như thế thì cuối cùng tiếng Việt sẽ bị thay bằng tiếng Hán, dân ta sẽ trở thành một bộ phận của Trung Quốc.

Nhận định về Việt Nam sau 1,000 năm Bắc Thuộc, sử gia Trần Trọng Kim nói: “Người Giao Châu ta có một cái nghị lực riêng và cái tính chất riêng để độc lập, chứ không chịu lẫn với nước Tàu.”

Việt Nam chống đồng hóa bằng nhiều cách

1-Giữ tiếng nói
Biểu hiện rõ nhất của sự bảo tồn giống nòi chống đồng hóa là sự bảo tồn tiếng Việt. Tiếng nói là một thành tựu văn hóa, là một thành phần của văn hóa. Giặc phương Bắc chỉ tiêu diệt được chính quyền cai trị người Việt nhưng không tiêu diệt được tiếng Việt.

Ngoại trừ một nhóm người tham gia bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc tại Việt Nam học tiếng Hán, còn lại đa số người Việt vẫn sống theo cách sống riêng và duy trì tiếng nói của tổ tiên. Dù đã có sự hòa trộn những từ ngữ Hán trong tiếng Việt, người Việt hấp thụ chữ Hán theo cách sáng tạo riêng, Việt hóa những từ ngữ đó theo cách dùng, cách đọc, tạo thành một lớp từ mà sau này được gọi là từ Hán Việt.

Mấy nghìn năm sau, Phạm Quỳnh, một học giả lớn của dân tộc ta, tóm tắt bài học lịch sử này trong một câu nói rất chí lý: “Tiếng ta còn thì nước ta còn!”

2-Giữ phong tục
Người phương Bắc đưa vào nhiều thứ lễ giáo của phương Bắc và điều đó có ảnh hưởng nhất định tới người Việt. Tuy nhiên, những nếp sinh hoạt truyền thống trong đời sống của người Việt vẫn được duy trì.

Sống trong ngàn năm Bắc Thuộc, người Việt thời đó vẫn không bỏ những phong tục như búi tóc, xăm mình, ăn trầu, chôn người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, nhuộm răng…

Kết luận

-Xét về ngôn ngữ, tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn-Khmer, khác hẳn tiếng Hán và tiếng của các tộc Bách Việt đều thuộc ngữ hệ Hán-Tạng.

Hán Ngữ nghèo âm tiết nên chỉ có thể dùng chữ viết loại ghi ý trong khi chữ Việt thuộc loại ghi âm như chữ Quốc Ngữ Việt Nam.

-Về chủng tộc người Việt thuộc loại người thấp nhỏ, phụ nữ thanh mảnh, khác với người Bách Việt ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang…

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy hệ gene của người Việt khác rất xa hệ gene của người Hán.

Từ những khác biệt nhiều mặt kể trên, có thể khẳng định: Người Việt Nam thời cổ không phải là người di cư từ phương Bắc xuống, trước khi nhà Tần xâm lược Việt Nam.

Người Việt không có quan hệ với các dân tộc ở bên kia biên giới phía Bắc. Dân tộc Việt không phải là thành viên của cộng đồng Bách Việt.

-Và nhờ sáng tạo được phương pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. [đ.d.]

Câu hỏi

Trả lời

Khải huyền 20:7-20, "Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó, và nó sẽ đi lừa dối các nước khắp bốn phương trên đất – Gót và Ma-gót – để tụ họp chúng lại cho chiến tranh. Quân số của chúng nhiều như cát bờ biển. Chúng kéo quân tràn qua khắp mặt đất và đến bao vây doanh trại của các thánh đồ và thành phố yêu dấu, nhưng lửa từ trời giáng xuống và thiêu rụi chúng. Còn ma quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, bị quăng vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi đó đã có sẵn con thú và tiên tri giả; và chúng sẽ bị đau đớn cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng." Trong đoạn văn này, Kinh thánh báo trước về một cuộc nổi loạn cuối cùng, do ma quỷ xúi giục, và sự chiến thắng quyết định trước cuộc nổi loạn. Vào đầu thiên hy niên, chỉ có những người tin Chúa là còn sống (Khải huyền 19:17-21) – tức là những ai sống qua cơn đại nạn, cùng với những người trở lại với Chúa trong lần Ngài hiện ra thứ hai (1 Tê-sê-la-ni-ca 3:13). Đó sẽ là thời kỳ hòa bình chưa từng có trong lịch sử (Ê-sai 2:4; Giô-ên 3:10; Mi-chê 4:3). Chúa Jesus sẽ ngồi trên ngai Đa-vít, cai trị tất cả những tạo vật của Ngài. Chúa Jesus sẽ bảo đảm rằng nhu cầu của mọi người đều sẽ được đáp ứng, và Ngài sẽ không dung tha cho tội lỗi hiện đang rất phổ biến trong xã hội ngày nay (Thi-thiên 2:7-12; Khải huyền 2:26-29; 19:11-16). Chúng ta có thể hình dung nó như là thời kỳ "thiên đàng trên đất" vậy. Có thể những người tin Chúa sống qua cơn đại nạn vẫn là phàm nhân và sẽ tái tạo dân số trên đất trong vương quốc ngàn năm bình an. Do không bị ảnh hưởng bởi sự hủy phá của tội lỗi, chúng ta có thể tưởng tượng được sự gia tăng dân số trong thiên hy niên sẽ rất là lớn. Tất cả những ai được sinh ra trong thiên hy niên sẽ hưởng được những lợi ích và phước hạnh trong sự tể trị của Đấng Christ trên đất. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được sinh ra với bản chất tội lỗi và sẽ phải sẵn lòng ăn năn và tin vào phúc âm, chọn Đấng Christ làm Đấng Cứu Thế và làm Chúa của cá nhân mình. Vào cuối thiên hy niên, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi vực sâu không đáy. Nó sẽ bắt đầu lừa dối vô số người để theo nó trong cuộc nổi loạn sau cùng. Có vẻ như là khi cơn đại nạn ngày càng lùi xa dần vào lịch sử bao nhiêu, thì nhân loại sẽ càng xem thường cuộc sống bình yên của mình bấy nhiêu; thậm chí một số người có thể nuôi dưỡng mối nghi ngờ về sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Mặc dù số người nổi loạn với Sa-tan được nói là "giống như cát trên bờ biển" (Khải huyền 20:8), họ vẫn có thể chỉ là thiểu số so với những người không nổi loạn. Vì Đức Chúa Trời biết những rắc rối mà Sa-tan sẽ gây ra (một lần nữa) trên thế giới, thế tại sao Ngài lại thả nó ra? Kinh Thánh không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên, có thể một trong những lý do là để thử nghiệm nhân loại lần cuối cùng. Trong 1,000 năm, kẻ cám dỗ sẽ bị giam giữ và hầu hết mọi người trên trái đất sẽ không bao giờ trải qua sự cám dỗ nào từ cõi thần linh bên ngoài. Đức Chúa Trời đã tạo ra loài người với một ý chí tự do, và Ngài cho phép ý chí đó được thử nghiệm. "Thế hệ Thiên Niên Kỷ" tương lai – là những ai được sinh ra trong vương quốc ngàn năm – vẫn sẽ cần phải ý thức mà lựa chọn để theo Đấng Christ hoặc là theo Sa-tan. Việc Đức Chúa Trời thả ma quỷ ra sẽ tạo cho họ có cơ hội để chọn lựa. Một lý do có thể xảy ra khác nữa để Đức Chúa Trời thả Sa-tan ra là để chứng minh mức độ của bản chất tội lỗi vốn có trong toàn thể nhân loại (xem Giê-rê-mi 17:9). Ngay cả sau 1,000 năm thiêng liêng tuyệt hảo trên trái đất, nhân loại vẫn nuôi dưỡng một khả năng nổi loạn tiềm ẩn. Một lý do khác để thả Sa-tan ra có thể là để dạy chúng ta một lần nữa là chúng ta dễ dàng bị lừa dối như thế nào. Giống như A-đam và Ê-va đã từ chối Ê-đen của họ chỉ vì một vài lời nói từ kẻ lừa dối ra sao thì sẽ có vô số hậu duệ của A-đam và Ê-va cũng thế. Vì là con người bằng xương bằng thịt nên chúng ta có xu hướng bị lừa dối. Khi thả Sa-tan ra khỏi vực sâu, có thể Đức Chúa Trời cũng có ý định tiết lộ điều gì đó về bản chất của chính Ngài. Trong 1,000 năm, ân điển và sự tốt lành của Ngài sẽ được tỏ ra liên tục, nhưng vào cuối thời gian đó, Ngài sẽ không còn dung tha cho sự nổi loạn. Công lý của Ngài sẽ được ban xuống, và Ngài sẽ không cho những ai chọn sự nổi loạn được có "cơ hội thứ hai". Việc Đức Chúa Trời thả Sa-tan vào lúc kết thúc thiên hy niên cũng sẽ cho thấy Sa-tan đã, đang, và sẽ luôn là kẻ thù của nhân loại. Vì Đức Chúa Trời đã ấn định tình yêu của Ngài đối với chúng ta, nên Sa-tan dành cho chúng ta một sự thù hận đặc biệt. Kể từ khi Sa-tan sa ngã (Ê-sai 14:12-14, Ê-xê-chi-ên 28:12-19), nó là kẻ thù của những người tin Chúa, và nó đã được mô tả rất đúng là kẻ lừa dối cuối cùng của loài người (Giăng 8:44). Tất cả những gì nó có thể cho hoặc hứa với con người là sự chết và sự hủy diệt (Giăng 10:10). Sa-tan cũng được cho thấy trong Khải huyền 20 là một kẻ thù thực sự bị đánh bại, và sự diệt vong cuối cùng của nó là chắc chắn cùng với tất cả những ai theo nó. Sa-tan là một tạo vật được tạo dựng nên là kẻ bất lực trước Đức Chúa Trời. Tại sao Đức Chúa Trời sẽ thả Sa-tan ra khi kết thúc 1,000 năm? Nó có thể dễ dàng cũng giống như là khi chúng ta hỏi tại sao, thậm chí ngay bây giờ, Đức Chúa Trời vẫn cho phép Sa-tan được tự do để làm gì vậy. Cuối cùng thì câu trả lời phải được tìm thấy trong kế hoạch tối thượng của Đức Chúa Trời ấy là để tiết lộ sự trọn vẹn của vinh quang Ngài. Quyền tối thượng của Đức Chúa Trời thậm chí còn mở rộng đến cả Sa-tan, và Đức Chúa Trời có thể xử dụng bất cứ điều gì – ngay cả những hành động gian ác của Sa-tan – để mang lại kế hoạch thánh khiết của Ngài (Thi-thiên 76:10; 1 Ti-mô-thê 1:20 và 1 Cô-rinh-tô 5:5).

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Đức Chúa Trời sẽ thả Sa-tan ra sau 1,000 năm trị vì?

Video liên quan

Chủ đề