Trường phái quản trị hành chính là gì

Tổng hợp về trường phái lý thuyết quản trị hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (293.5 KB, 12 trang )

z

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



CHỦ ĐỀ:
Tìm hiểu về trường phái Lý thuyết quản trị
Hành chính.
Môn học: Các lý thuyết quản trị
(có danh sách nhóm kèm theo)
Lớp: K61-Quản trị văn phòng

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2017.
1


DANH SÁCH NHÓM :
1. Nguyễn Tiến Hải
2. Vũ Khánh Huyền
3. Vũ Thị Bình
4. Nguyễn Thị Kim Ngân
5. Nguyễn Văn Long
6. Nguyễn Thị Nhài
7. Hoàng Tuyết Nhung
8. Nguyễn Mỹ Linh
9. Lê Thị Ngọc Mai
CÁC PHẦN TÌM HIỂU:
I.
II.


III.

Hoàn cảnh lịch sử ra đời
Tác gia đầu tiên và các tác phẩm đã công bố
Nội dung chính của lý thuyết quản trị Hành
chính
IV. Các tác gia khác đồng thuận và tiếp tục phát triển lý
thuyết
V.
Những đóng góp cho khoa học quản trị
VI. Hạn chế

2


Mở Đầu:
Hoạt động quản trị xuất hiện trong đời sống xã hội rất lâu nhưng lý
thuyết quản trị (Quản trị học) mãi cho đến cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ
XX mới hình thành và phát triển. Đến nay, đã có không ít lý thuyết quản
trị ra đời với nhiều học giả thuộc các trường phái quản trị khác nhau. Sự
phát triển các lý thuyết quản trị gần 100 năm qua đã thực sự định hướng
cho các nhà quản trị thực hành 3 nhiệm vụ trọng tâm của mình:
Quản trị công việc và các tổ chức.
Quản trị con người trong tổ chức.
Quản trị các hoạt động trong tổ chức.
Sau đây là nội dung cụ thể về một trường phái lý thuyết quản trị đó là trường
phái  Lý Thuyết quản trị Hành chính nằm trong trường phái các lý thuyết
quản trị Cổ điển.

TRƯỜNG PHÁI LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH

I.

Hoàn cảnh lịch sử ra đời

Quá trình công nghiệp hóa ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người, tới
công việc quản trị, đặt ra yêu cầu về cách tiếp cận mới về quản trị và một số các
phương pháp quản lý,quản trị mới.Bối cảnh xã hội Châu Âu mà tiêu biểu là
Pháp đang trong giai đoạn công nghiệp phát triển mạnh mẽ, số lượng công
xưởng, máy móc và công nhân tăng nhanh chóng nhưng cũng chứng kiến những
cuộc nổi dậy của công nhân mà tiêu biểu là công nhân Lyon (Pháp), phong trào
hiến chương (Anh),.. Kinh tế tư bản hình thành và phát triển nhanh ở Châu Âu.
Với nền tảng cơ khí và cơ giới hóa, Thuyết quản trị theo khoa học của F.W
Taylor được ra đời và truyền bá rộng rãi từ Mỹ sang các nước Châu Âu với ảnh
hưởng lớn trong suốt thời điểm cuối TK XIX nửa đầu thế kỷ XX.
Trong hoàn cảnh thuyết quản trị theo khoa học của Taylor đã được áp dụng
rộng rãi trong các công trường công nghiệp, đồng thời bộc lộ những khuyết
điểm của nó, được biểu hiện bằng các phong trào nổi dậy của công nhân như
phong trào Hiến chương Anh, khởi nghĩa của công nhân dệt Li-ông (Pháp),.
thì sự ra đời của thuyết quản trị hành chính của Henry Fayol đã khắc phục
được những hạn chế của thuyết quản trị theo khoa học.

II. Tác gia đầu tiên và các tác phẩm đã công bố
Henry Fayol (1841  1925)
3


1.

Tóm tắt tiểu sử:


Henry Fayol là một nhà công nghiệp Pháp, sinh
năm 1841 trong một gia đình tư sản Pháp. Ông tốt
nghiệp kỹ sư mỏ năm 1860 và gần như cả đời ông
làm việc cho tập đoàn Xanhdica. Năm 77 tuổi ông
ngừng làm cho Xanhdica và những năm còn lại ông
dành cho nghiên cứu về quản trị hành chính. Năm
1900 ông có bài luận văn gửi tới Hội nghị khai thác
mỏ và luyện kim. Tiếp đó ông hoàn thành cuốn
sách Quản trị hành chính chung và trong công
nghiệp (Administration inductile ét general),
xuất bản năm 1915, trình bày nhiều quan niệm mới
về quản trị. Trong đó, ông trình bày lý thuyết quản trị của mình một cách có hệ
thống, tổng hợp và ở trình độ cao hơn so với các lý thuyết khác cùng thời. Lý
thuyết này ra đời căn cứ trên giả thuyết, mặc dù mỗi loại hình tổ chức có những
đặc điểm riêng (doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo)
nhưng chúng đều có chung một tiến trình quản trị mà qua đó nhà quản trị có thể
quản trị tốt bất cứ một tổ chức nào. Tác phẩm Quản trị công nghiệp và tổng
quát xuất bản năm 1949 là tác phẩm chủ yếu của ông. Quan điểm của Fayol là
tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng thể để quản trị quá trình làm việc. Ông
cho rằng, năng suất lao động của con người làm việc chung trong một tập thể
tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị.
Với Thuyết quản trị theo hành chính Fayol đã được coi là người đặt nền
móng cho trị luận quản trị cổ điển, là một Taylor của châu Âu và là người
cha thực sự của trị thuyết quản trị hiện đại (trong xã hội công nghiệp).

III. Nội dung chính của thuyết Quản trị hành chính
1. Quan niệm và cách tiếp cận
- Khi xem xét hướng tiếp cận quản trị của Fayol ta có thể nhận thấy một sự
khác biệt và gần như đối lập với hướng tiếp cận quản trị của một nhà quản trị
tiêu biểu  cha đẻ của thuyết quản trị theo khoa học F.W.Taylor. Taylor tiếp

cận quản trị theo góc độ từ dưới lên trên, chủ yếu xem xét mối quan hệ giữa đốc
công và người thợ, thiên về đối tượng quản trị theo góc độ kinh tế  kỹ thuật
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, Henry Fayol tiếp cận quản trị
theo góc độ từ trên xuống dưới, xem xét mối quan hệ giữa người quản trị và
nhân viên, thiên về chủ thể quản trị theo góc độ hành chính trong các tổ chức có
quy mô lớn. Tuy nhiên, điểm chung giữa hai nhà quản trị là đều chủ trương
4


rằng, để đem lại hiệu quả phải bằng con đường tăng năng suất lao động và nhấn
mạnh vai trò của phương pháp và nguyên tắc khoa học trong quản trị.
- Ông phân loại hoạt động của một bất ký tổ chức nào hay một doanh nghiệp
gồm 6 nhóm :
Một là các hoạt động kỹ thuật sản xuất
Hai là thương mại, mua bán, trao đổi.
Ba là tài chính, việc dử dụng vốn.
Bốn là an ninh
Năm là dịch vụ hạch toán, thống kê.
Sáu là quản trị hành chính.=> nhóm này liên quan tới cả năm nhóm trên
và là sự tổng hợp của các nhân tố trên để tạo ra sức mạnh
- Fayol cho rằng những ai ở cấp quản trị cao nhất như giám đốc quản trị hay một
viên tướng chỉ huy quân đội, có chung một nhiệm vụ là có thể chuyển đổi cho
nhau, công việc của họ là quản trị thuần túy còn các hoạt động khác họ chỉ tham
gia gián tiếp và giao cho cấp dưới đảm nhiệm.
- Ông xem xét quản trị từ trên xuống dưới và ông đã cố chứng minh rằng quản
trị hành chính là một công việc, là một hoạt động chung cho bất kỳ một tổ chức
lớn nào.
- Một người quản trị thành công được là do những phương pháp mà anh ta áp
dụng và các nguyên tắc chỉ đạo của anh ta chứ không phải nhờ các phẩm chất cá
nhân của anh ta.

2. Chức năng của quy trình quản trị
Trong quan niệm về quản trị của mình, ông đã đưa ra 5 chức năng của quy trình
quản trị, bao gồm:

Dự đoán và lập kế hoạch (Hoạch định)

Tổ chức

Điều khiển

Phối hợp

Kiểm tra
Dự đoán và lập kế hoạch
Dự đoán và lập kế hoạch là hoạt động quan trọng, chức năng cơ bản của nhà
quản trị. Nó yêu cầu nhà quản trị phải có phẩm chất, năng lực, có kiến thức,
kinh nghiệm và biết dùng người. Dự tính sẽ giúp tổ chức tránh được những do
dự không cần thiết, những bước đi giả tạo, lường trước những khó khăn, rủi ro.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định Kế hoạch tốt nhất không thể đoán trước được
tất cả những sự việc bất ngờ có thể xảy ra nhưng nhất định dành một phần cho
những sự việc này và chuẩn bị những vũ khí có thể cần đến khi đang bị ngạc
nhiên sửng sốt. Tức là dù kế hoạch lập ra có kỹ lưỡng đến đâu cũng không thể
5


lường trước được mọi vấn đề sẽ xảy ra trong thực tế, tuy nhiên nó có thể dự
phòng cho những rủi ro hay những vấn đề có thể phát sinh này. Do đó, có thể
hạn chế tối thiểu những khó khăn và rủi ro cho tổ chức cũng như làm cho những
hoạt động của tổ chức diễn ra hợp trị, tiến hành trơn chu và theo đúng kế hoạch
định trước. Có nhiều loại kế hoạch khác nhau mà nhà quản trị có thể sử dụng

tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động của tổ chức trong từng trường hợp cụ thể như
kế hoạch dự đoán, kế hoạc chương trình, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch chung và
kế hoạch riêng
Chức năng tổ chức
Tổ chức tức là thiết lập cơ cấu và xã hội song trùng của xí nghiệp. Tổ chức công
việc kinh doanh là cung cấp mọi thứ có tác dụng cho hoạt động của nó như:
nguyên liệu thô, công cụ, vốn, nhân sự Toàn bộ việc này có thể chia làm hai
bộ phận chính: tổ chức vật chất và tổ chức con người. Đồng thời, ông đưa ra 16
quy tắc hướng dẫn được gọi là Những chức trách quản trị của một tổ chức, cụ
thể như sau:
1. Chuẩn bị kế hoạch tốt và đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch.
2. Tổ chức vật chất, con người phải phù hợp với mục tiêu, lợi ích và yêu cầu
của hãng.
3. Thiết lập một cơ quan quản trị chỉ đạo duy nhất có năng lực và đủ
mạnh.
4. Phối hợp hài hòa các hoạt động
5. Quyết định đưa ra rõ ràng, dứt khoát, chính xác.
6. Tổ chức tuyển chọn hiệu quả. Cần có một người đủ năng lực hoạt động
đứng đầu mỗi ban. Đồng thời sắp xếp nhân viên đúng vị trí mà họ có thể
phát huy hết khả năng.
7. Xác định rõ ràng các nhiệm vụ.
8. Khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm.
9. Khen thưởng lâu dài và thích đáng
10. Phạt những lỗi lầm và khuyết điểm.
11. Chú ý việc duy trì kỷ luật.
12. Đặt lợi ích chung, tập thể lên trước lợi ích riêng, cá nhân.
13. Đặc biệt chú ý đến tính thống nhất của mệnh lệnh.
14. Giám sát mọi trật tự.
15. Kiểm tra mọi việc.
16. Chống lại hiện tượng vượt quyền và tệ quan liêu, mệnh lệnh, giấy tờ.

Chức năng điều khiển
Tác động lên hành động, động cơ, nhận thức của đối tượng. Điều khiển là khởi
động tổ chức hoạt động và đưa nó đến mục tiêu theo kế hoạch đã định. Để thực
hiện chức năng điều khiển, nhà quản trị cần phải gương mẫu, cần tạo môi
6


trường thuận lợi trong tổ chức nhằm thúc đẩy tính sáng tạo, sự tiến bộ, lòng
trung thành
Chức năng phối hợp
Hình thức thực hiện đó là tổ chức các cuộc họp hàng tuần giữa lãnh đạo, quản
trị của các ban. Để thực hiện chức năng này nhà quản trị cần:
1. Kết hợp hài hòa các hoạt động
2. Cân bằng hợp trị các khía cạnh vật chất, xã hội và chức năng khác
3. Duy trì một cán cân tài chính
4. Làm cho một chức năng tương quan với chức năng khác
5. Chấp nhận cho mọi người có tỷ lệ đúng mức và áp dụng các biện pháp
nhằm đạt được mục đích.
Chức năng kiểm tra
Nghiên cứu những nhược điểm, những thất bại để từ đó không để chúng lặp lại.
Kiểm tra cần phải kịp thời, phù hợp với thực tế, duy trì kiểm tra thống nhất chỉ
huy, thiết lập một hệ thống kiểm tra hữu hiệu.
3. Các nguyên tắc của quản trị
Để có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã đưa ra và
yêu cầu các nhà quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong quản trị hành
chính, gồm có:
1. Chuyên môn hóa : đòi hỏi sự phân chia giữa kỹ thuật và phân chia công
việc.
2. Quyền hạn và trách nhiệm : có quan hệ mật thiết với nhau. Quyền hạn
phải gắn liền với trách nhiệm. Giao trách nhiệm mà không giao quyền thì

công việc không hoàn thành được. Có quyền quyết định mà không chịu
trách nhiệm về quyết định đã đưa ra thì sẽ dẫn tới thói vô trách nhiệm và
hậu quả xấu.
3. Tính kỷ luật cao : sự tôn trọng những thỏa thuận hướng vào sự tuân thủ
mệnh lệnh, sự chuyên cần, năng lực và biêu hiện tôn trọng bên ngoài.
4. Thống nhất chỉ huy: Nguyên tắc này có nghĩa là nhân viên chỉ được nhận
mệnh lệnh từ một cấp trên.
5. Thống nhất lãnh đạo (điều khiển) : người lãnh đạo và kế hoạch hoạt đ ộng
ph ải có cùng mục đích. Thống nhất trong sự chỉ đạo, điều khiển
6. Sự trợ giúp của cá nhân đối với lợi ích chung : nếu xảy ra đụng độ phải có
giải quyết hài hòa.
7. Thù lao tương xứng (có khen thưởng) : Làm sao cho thõa mãn tất cả.
8. Sự tập trung và phân tán quyền lực : làm sao cho đạt tới năng suất toàn bộ
cao nhất.
9. Trật tự thứ bậc : sắp xếp theo nguyên tắc ván cầu nhằm h ạn chế quyền
lực, tăng cường giao tiếp thông tin giữa những người đồng cấp.
10.Trật tự : ông tán thành vật nào chỗ ấy.
7


11.Công bằng : sự hợp tình hợp lý.
12.Ổn định nhiệm vụ : sự bất ổn định trong nhiệm vụ luôn luôn là nguyên
nhân và hậu quả của sự hoạt động kém cỏi. Luôn phải đảm bảo sự ổn
định trong nhiệm vụ để đảm bảo mục tiêu rõ ràng và có điều kiện chuẩn
bị chu đáo.
13.Tính sáng tạo : là những suy nghĩ và hành động vượt ra ngoài kế hoạch và
là sự bổ sung quý báu cho kế hoạch. Fayol khuyên các nhà quản trị nên
hy sinh lòng tự kiêu cá nhân để cho phép cấp dưới thực hiện sáng kiến
của họ. Điều này rất có lợi cho công việc.
14.Tinh thần đoàn kết : là sự ăn ý nhau và tính thống nhất giữa những người

làm công trong một tổ chức, nguyên tắc này nói rằng đoàn kết luôn tạo ra
sức mạnh. Sự thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong cộng đồng mang lại
những hiệu quả, đạt được mục tiêu của tổ chức
4. Vấn đề con người và đào tạo trong quản trị
Henry Fayol coi trọng yếu nhân tố con người trong quản trị. Khác với thuyết
quản trị theo khoa học chỉ yêu cần sự phục tùng và kỷ luật thì ông khẳng định
con người không phải nô lệ của máy móc, kỹ thuật mà là người quyết định hiệu
quả sản xuất. Ông cho rằng phải đặt người công nhân vào đúng vị trí công việc
đúng khả năng của họ và vị trí mà họ có thể phục vụ tốt nhất, phát huy tối đa
khả năng làm việc của họ.Ông nhấn mạnh việc đào tạo đội ngũ công nhân có tay
nghề để đáp ứng công việc và khuyến khích sự sáng tạo và tài năng của họ.
Về phía nhà quản trị, Fayol cho rằng nhà quản trị cần có đủ tài và đức. Họ cần
có đủ sức khỏe, trí tuệ, năng lực quản trị, kinh nghiệm; có tính kiên quyết, sự
can đảm, trách nhiệm và quan tâm đến lợi ích chung. Nhà quản trị không phải
do bẩm sinh mà có. Để trở thành một nhà quản trị hơn thế là một nhà quản trị
giỏi thì cần phải được đào tạo và giáo dục một cách hệ thống và trong quá trình
đào tạo chú ý đến các hình thức đào tạo khác nhau như: đào tạo qua trường lớp,
nhà quản trị đi trước đào tạo cho những nhà quản trị tuong lai; đồng thời cần
phải có quá trình rèn luyện trong thực tiễn. Fayol đánh giá cao vai trò của tri
thức quản trị trong xã hội hiện đại và coi đó là tinh hoa của tri thức tương lai.
IV. Các tác gia khác đồng thuận và tiếp tục phát triển lý thuyết
1. Max Weber (1864  1920)

8


Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều
đóng góp vào trị thuyết quản trị thông qua việc
phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy là phương
thức hợp trị tổ chức một công ty phức tạp. Khái

niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa là hệ
thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng,
phân công, phân nhiệm chính xác, các mục tiêu
phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Cơ
sở tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp
pháp và hợp lý, ngày nay thuật ngữ quan liêu gợi lên hình ảnh một tổ chức
cứng nhắc, lỗi thời, bị chìm ngập trong thủ tục hành chính phiền hà và nó
hoàn toàn xa lạ với tư tưởng ban đầu của Weber. Thực chất những đặc tính
về chủ nghĩa quan liêu của Weber là:
Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và
được hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức.
Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới
một chức vụ khác cao hơn.
Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn
luyện và kinh nghiệm.
Các hành vi hành chánh và các quyết định phải thành văn bản.
Quản trị phải tách rời sở hữu.
Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng v
à được áp dụng thống nhất cho mọi người.
2. Chester Barnard (1886 - 1961):
Tác giả cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp
pháp của nhiều người với ba yếu tố cơ bản:
- Sự sẵn sàng hợp tác
- Có mục tiêu chung
- Có sự thông đạt.
Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó tổ chức sẽ tan vỡ.
Cũng như Weber, ông nhấn mạnh yếu tố quyền hành
trong tổ chức, nhưng ông cho rằng nguồn gốc quyền
hành không xuất phát từ người ra lệnh, mà xuất phát
từ sự chấp nhận của cấp dưới. Ðiều đó chỉ có được

khi với bốn điều kiện như sau:
- Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh
- Nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức
- Nội dung ra lệnh phải phù hợp với lợi ích cá nhân của cấp dưới
- Cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó.
9


Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính chủ trương rằng năng suất lao động
sẽ đạt cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp trị, đóng góp trong trị luận cũng
như trong thực hành lãnh đạo, quản trị: những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị, các
hình thức tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền.
V. Những đóng góp cho khoa học quản trị
Mặc dù lúc bấy giờ có nhiều ý kiến nghi ngờ về giá trị thực tế của Lý thuyết
quản trị hành chánh của H. Fayol, nhưng ngày nay không ai có thể bác bỏ được
sự thật về sự đóng góp to lớn của nó trong việc quản trị một tổ chức có hiệu quả.
Về mặt lý thuyết. đã đặt nền tảng cho các lý thuyết quản trị sau này. Trên
cơ sở những tư tưởng ban đầu đó, trường phái Tâm lý xã hội đã bổ sung
khía cạnh nhân bản. Lý thuyết định lượng về quản trị làm phong phú
thêm về khoa học định lượng trong việc đề ra các quyết định quản trị
Về giá trị thực tiễn. Không thể phủ nhận rằng, nhờ những đóng góp các
LTQT cổ điển nói chung và LTQT HC nói riêng, việc quản trị các cơ sở
kinh doanh, các cơ sở sản xuất, và ngay cả các cơ quan chính quyền ở các
nước phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới đã được nâng cao một
cách rõ rệt trong nhiều thập niên của thế kỷ XX. Nhờ sự ứng dụng các
nguyên tắc và kỹ thuật quản trị đó mà tình trạng quản trị luộm thuộm, tùy
tiện tại các cơ sở sản xuất đã được khắc phục, việc quản trị đã được đưa
vào nề nếp. Từ đó, tạo điều kiện hoàn thiện các lý thuyết quản trị và nâng
cao hiệu quả quản trị. Ngoài ra, nó còn có giá trị ứng dụng rất cao cho
thực tiễn lúc bấy giờ và thực tiến quản trị sau này:

- Mỗi tổ chức phải có những kỷ luật và nguyên tắc và đảm bảo chúng được
thực hiện nghiêm túc cho mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ
chức hoạt động ổn định
- Người quản trị phải có năng lực thực sự và có hiểu biết về tâm trị, nhu
cầu của các cá nhân trong tổ chức. Cần phải có quy trình đào tạo người
quản trị một cách bài bản.
- Đánh giá cao vai trò của mỗi cá nhân trong tổ chức và khuyến khích tính
sáng tạo, chủ động của họ.
- Chuyên môn hóa rõ ràng làm cho năng suất lao động của tổ chức cao hơn
và tránh sự chồng chéo trong nhiệm vụ và sự chỉ đạo của các cấp quản trị.
Nhận xét về H. Fayol, GS. Koontz và ODonnell của Đại học California
cho rằng, chính H. Fayol bằng những tư tưởng rất phù hợp với hệ thống
quản trị kinh doanh hiện đại, thực sự xứng đáng được xem là cha đẻ của
khoa học quản trị các tổ chức ngày nay, chứ không phải là W. Taylor.

10


VI. Hạn chế
-

-

-

-

Hạn chế lớn nhất của các lý thuyết quản trị này là xem con người
là Con người thuần lý kinh tế, bỏ qua các khía cạnh tâm lý - xã
hội của con người mà sau này các nhà quản trị theo khuynh hướng tâm

lý- xã hội đã cực lực phê phán.
Thứ hai là, các lý thuyết quản trị thuộc trường phái đã xem tổ chức là
một hệ thống khép kín, điều này là không thực tế. Cách nhìn nhận này
không thấy được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường cũng như các mối
quan hệ khác trong tổ chức. Các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức
ổn định, ít thay đổi, quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người
và xã hội nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế. Vấn đề quan trọng là phải biết
cách vận dụng các nguyên tắc quản trị cho phù hợp với các yêu cầu thực
tế, chứ không phải là từ bỏ các nguyên tắc đó.
Thứ ba là, các nguyên tắc quản trị mà tiêu biểu nhất là 14 nguyên tắc
quản trị của H. Fayol có người nghi ngờ về giá trị thực tiễn của nó.
Kastvacosenweig cho rằng, nhiều nguyên tắc do các lý thuyết trên nêu lên
chỉ là những nhận định có tính chất: thông thường và quá tổng quát,
không thể áp dụng trong thực tế. Một số nguyên tắc lại mâu thuẫn với
nhau (VD: nguyên tắc chuyên môn hóa thường mâu thuẫn với nguyên tắc
thống nhất chỉ huy; hay quyền hành theo cấp bậc trong tổ chức lại mâu
thuẫn với quyền hành theo kiến thức chuyên môn; một số nguyên tắc
giống như lời kêu gọi, tính thuyết phục không cao )
Thứ tư là, xét về mặt khoa học, nhiều người nói rằng, hầu hết các tác giả
của các lý thuyết quản trị Cổ điển trong đó có LTQT hành chính là các
nhà thực hành quản trị, các lý thuyết của họ đều xuất phát từ kinh nghiệm
và thiếu cơ sở vững chắc của sự nghiên cứu khoa học

*****HẾT*****

11


12