Trò chơi giáo dục cho trẻ 3 tuổi

Khi trẻ lên 3 tuổi, bố mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi lớn của con mình. Bé phát triển vượt bậc về chiều cao, cân nặng. Cùng với đó là sự thay đổi lớn về tâm lý. Lúc này việc lựa đồ chơi cho con không còn đơn giản như khi con 1,2 tuổi nữa. Đồ chơi cần phải phù hợp với sở thích, tính cách, sở trường của con. Hãy cùng Kiddi.vn giúp ba mẹ chọn ra những đồ món đồ chơi cho bé 3 tuổi phù hợp nhất. Cho con vừa phát triển thể lực vừa phát triển tư duy nhé.

1. Sở thích trẻ lên 3 và đặc trưng tính cách của trẻ

1.1. Trẻ lên 3 thích gì?

Với trẻ lên 3 tuổi, đây là độ tuổi trẻ con vô cùng hiếu động, không thích ngồi 1 chỗ mà thích chạy nhảy tung tăng, khám phá, tìm tòi những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Do đó trẻ lên 3 thường hay có sở thích như:

  • Bắt chước người lớn và hay làm theo những gì người lớn thường làm

  • Thích được yêu chiều và quan tâm

  • Rất hứng thú với những trò chơi bắt bóng và ném bóng

  • Bắt đầu tập vẽ những bông hoa, mặt người

  • Thích tưởng tượng và sáng tạo những điều mới mẻ

  • Đã hiểu rõ về câu chuyện và có sự đồng cảm với nhân vật.

    Trò chơi giáo dục cho trẻ 3 tuổi

1.2. Đặc trưng tính cách của trẻ 3 tuổi

Thường thì, bé trai ở tuổi lên 3 có sự thay đổi rõ rệt hơn nhiều so với bé gái. Con trai hay thích chạy nhảy, thích vui chơi với bạn bè và thể hiện rõ thái độ yêu ghét rõ ràng. Đặc biệt, con cũng thích nghe đọc truyện và cũng đã hiểu được phần nào đó trong nội dung câu chuyện. Hơn nữa, bé trai 3 tuổi hiếu động, khỏe mạnh và dư thừa năng lượng. Thế nên, ba mẹ không cần phải lo lắng quá.

Đối với bé gái cũng thích vui đùa, năng động. Thế nên con thường đặt ra 10 câu hỏi vì sao với những thắc mắc đáng yêu. Con rất hay tưởng tượng và sống trong thế giới của riêng mình. Và thích mặc đẹp, làm điệu.

Do vậy, đối với độ tuổi này, cha mẹ cần phải lưu ý và quan sát hành động của con trẻ để từ đó lựa chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi phù hợp nhất nhé.

2. Lựa chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi bố mẹ cần lưu ý những điều gì?

2.1. Về thể chất của trẻ

Đối với trẻ lên 3 thì có khả năng vận động khá tốt và rất hiếu động. Trẻ 3 tuổi thích những loại đồ chơi có thể di chuyển được. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần các bé đều bị ảnh hưởng lớn bởi những trò chơi công nghệ và lười vận động. Mà những món đồ chơi này lại không tốt tẹo nào cho trẻ con. Thế nên, bố mẹ nên lựa chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi kích thích sự năng động, hoạt bát, hoàn thiện khả năng để giúp trẻ sở hữu 1 cơ thể dẻo dai, vui chơi lành mạnh. Một số đồ chơi vận động mà bố mẹ nên lựa chọn cho con là:

Đồ chơi có bánh xe: xe đạp trẻ em, xe máy, ô tô điện, giày trượt patin, ván trượt, xe lắc…

Đồ chơi kích thích vận động: bóng đá, bóng rổ, chơi thả diều, cầu trượt, xích đu, nhà bóng, bập bênh, hay cho trẻ tập bơi…

Đây là những trò chơi phải nói cực kỳ vui và phù hợp với trẻ lên 3 giúp các bé phát triển mối quan hệ tốt, thoải mái vận động, rèn luyện thể lực cực tốt.

2.2. Phát triển về ngôn ngữ

Những dòng đồ chơi liên quan tới sự phát triển khả năng ngôn ngữ, hay làm quen với mặt chữ như đồ chơi gỗ Montessori - Ảnh: Internet

Những dòng đồ chơi liên quan tới sự phát triển khả năng ngôn ngữ, hay làm quen với mặt chữ như đồ chơi gỗ Montessori – Ảnh: Internet

Đối với trẻ lên 3, thì thông thường trẻ đã bắt đầu cải thiện rõ rệt về khả năng nói của mình. Và có thể nhắc lại những gì người khác nói. Và trong độ tuổi này, bé có thể làm quen với sách cũng như truyện tranh cơ bản. Do đó, những món đồ chơi cho bé 3 tuổi mà bố mẹ nên lưu tâm đó là những dòng đồ chơi liên quan tới sự phát triển khả năng ngôn ngữ, hay làm quen với mặt chữ như đồ chơi gỗ Montessori.

2.3. Phát triển về cảm xúc

Đối với trẻ lên 3 tuổi thì lúc này bé phát triển khả năng nhận diện cảm xúc và bộc lộ những cảm xúc ra ngoài. Thế nên, đồ chơi cho bé 3 tuổi mà bố mẹ lên lựa chọn là những bộ đồ chơi như:

Đồ chơi xếp hình: Đây là loại đồ chơi rèn luyện sự khéo léo của cơ tay và giúp phát triển tư duy tốt của trẻ.

Đồ chơi bằng gỗ, lắp ghép: Loại đồ chơi này ngoài tác dụng giải trí thì nó mang tính giáo dục cực cao. Rèn luyện cho trẻ trí tưởng tượng, khả năng tư duy và bắt đầu làm quen với hình khối, kích thước toán học.

2.4. Đồ chơi kích thích hoạt động tư duy sáng tạo

Đối với trẻ lên 3 thì bố mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi kích thích hoạt động tư duy, sáng tạo của trẻ. Thay vì lựa chọn đồ chơi điện tử thì bố mẹ nên lựa chọn những loại đồ chơi kích thích hoạt động tư duy, nhận thức của trẻ như: đồ chơi thả khối, xếp hình, lắp ghép, mô hình nhà cửa, trang trại, trường học, bệnh viện…Những đồ chơi này giúp bé có cơ hội tiếp xúc và hiểu biết về thế giới xung quanh và kích thước khả năng sáng tạo của trẻ.

2.5. Đồ chơi phân định giới tính của trẻ

Với trẻ lên 3, thì đây cũng là độ tuổi mà trẻ nhận thức rất tốt về giới tính của bản thân và bạn bè. Minh chứng là bé biết mình là bé trai hay bé gái và cũng như biết nhận thức về những thứ phù hợp với giới tính của mình. Nếu như bé gái hay có xu hướng thích những trò chơi nhẹ nhàng như: thú nhồi bông, chơi búp bê, bắt chước cử chỉ ông bà, cha mẹ. Thì ngược lại bé trai lại thích những bộ đồ chơi thiên về vận động như: xây dựng, đánh trận giả, lắp ghép…Do đó, tùy từng giới tính của con trẻ mà bố mẹ hãy lựa chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi phù hợp nhất nhé.

3. Top 10 loại đồ chơi cho bé 3 tuổi phát triển toàn diện

3.1. Đồ chơi cho bé 3 tuổi là bé trai

Đối với bé trai 3 tuổi, những bộ đồ chơi thích hợp mà bố mẹ nên lựa chọn là: đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xếp hình, đạp xe, đất nặn, sách vải, đồ chơi toán học thông minh, xe cần cẩu…

3.2. Đồ chơi cho bé 3 tuổi là bé gái

Đối với những món đồ chơi cho bé 3 tuổi là con gái thì bố mẹ lên lựa chọn những bộ đồ chơi như: nấu ăn, làm bánh, làm kem bằng đất nặn, búp bê, thủ công, gấu bông, hóa trang…để các bé tập tành và làm quen với kỹ năng sống cần thiết trong gia đình. Những bộ đồ chơi này sẽ giúp bé phát huy trí tưởng tượng cực tốt đấy.

Đây là trò chơi dân gian cực vui dành cho các bé từ xưa đến nay. Bạn có thể tổ chức cho bé chơi ngoài trời hoặc chơi ngay trong nhà nếu có không gian rộng. Bạn có thể hướng dẫn trẻ chơi trò chơi vận động này bằng cách:

  • Dùng số vẽ các ô trên sàn với số lượng mà bạn thích. Ghi số hay chữ cái vào các ô trên.
  • Bé sẽ đứng tại vị trí bắt đầu và nhảy vào ô mà bé chọn. Bạn có thể chỉ định ô cho bé nhảy.
  • Việc đọc chữ cái và con số sẽ giúp bé làm quen nhiều hơn và học được chúng nhanh hơn.

10. Trò chơi vận động: Giẫm các xốp bong bóng

Giẫm các miếng xốp bong bóng (dùng để gói hàng) bằng chân không chỉ khiến bé thích thú mà còn giúp bé phát triển cảm giác khi di chuyển. Đây cũng chính là trò chơi cho trẻ 18-24 tháng khá phổ biến.

Chuẩn bị

  • Miếng xốp bong bóng cỡ lớn hay nhiều miếng nhỏ

Cách chơi

  • Trải xốp bong bóng lên sàn.
  • Yêu cầu bé đi chân không và bước từng bước một. Bong bóng nổ dưới chân bé có thể làm bé thấy vui và thích thú.
  • Khi bé đã chán đi, bạn có thể bảo bé nhảy để làm bóng nổ.

>>> Bạn có thể quan tâm: 6 trò chơi rèn luyện trí thông minh mà bố mẹ nên chơi cùng con

11. Trò chơi bắt đĩa bay

Trò chơi vận động mầm non 5-6 tuổi sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bé. Một cái đĩa nhựa bay có thể tạo thành một trò chơi vận động ngoài trời cực vui nhộn khi bé chơi chung với gia đình, giúp phát triển kỹ năng chạy, bắt đồ vật và kỹ năng vận động.

Chuẩn bị

  • Đĩa nhựa bay
  • Người chơi chung với bé

Cách chơi

  • Tìm một công viên có nhiều cỏ mềm. Cho bé đứng cách bạn một khoảng.
  • Ném đĩa bay và khuyến khích bé đi bắt lấy. Người còn lại sẽ giúp bé bắt đĩa khi cần thiết.

12. Trò chơi vận động: Ghế âm nhạc

Ghế âm nhạc là một trò chơi nhà trẻ giúp các bé rèn luyện kỹ năng vận động rất tốt. Để tổ chức trò chơi này cho các bé, bạn cần chuẩn bị nhiều chiếc ghế nhỏ:

  • Đặt ghế theo đường zíc zắc.
  • Bé sẽ chạy quanh những cái ghế này theo tiếng nhạc.
  • Khi nhạc dừng lại, bé sẽ ngồi vào ghế gần nhất. Bé nào không có ghế sẽ bị loại. Bạn có thể lấy bớt một cái ghế sau mỗi hiệp để trò chơi gay cấn hơn.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bé cuối cùng ngồi trên ghế và đó là người chiến thắng.

13. Trò chơi vận động cho bé 3 tuổi: Đi xe đạp 3 – 4 bánh

Hầu hết các bé đều thích có một chiếc xe đạp 3 – 4 bánh cho riêng mình. Đây là trò chơi vận động ngoài trời mà bạn có thể thực hiện cùng với chiếc xe yêu thích của bé.

Chuẩn bị

  • Sáp màu
  • Vài mảnh bìa carton
  • Xe đạp 3 – 4 bánh

Cách chơi

  • Để bé tự vẽ những hình thù yêu thích lên tấm giấy bìa.
  • Sau khi bé đã hoàn thành, đặt những tấm bìa cách nhau một khoảng thích hợp ngoài sân để tạo một đường ray.
  • Bé có thể đạp xe giữa đường ray, tới và lui giữa hai miếng bìa. Bé có thể cùng chơi với nhiều bé khác để hoạt động thêm vui nhộn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Lợi ích của trò chơi đóng kịch đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

14. Trò chơi vận động: Bé ninja

Với trò chơi vận động mầm non 4-5 tuổi này, bé sẽ dùng hết khả năng né chướng ngại vật để tránh thoát dây và lấy được đồ.

Chuẩn bị

  • Một sợi dây dài
  • Một vài đồ dùng trong nhà

Cách chơi

  • Cột dây thừng giữa đồ vật ở những khoảng cách khác nhau trong phòng. Thêm nhiều đồ vật để hình thành mạng lưới mê cung với nhiều dây thừng cao và thấp.
  • Bé cần luồn hay leo qua dây mà không được chạm vào dây để lấy đồ
  • Nếu dây thừng cao, bé sẽ bò, còn nếu dây thấp, bé cần nhảy hay bước qua
  • Bé càng lấy được đồ vật nhanh thì sẽ càng được nhiều điểm.

Kỹ năng phát triển: Kết hợp nhiều kỹ năng như bò, ngồi xổm, đi bộ và nhảy hay bước qua đồ vật.

15. Nhảy và dừng

Đây là một trong các trò chơi cho bé 3 tuổi rất được nhiều bé ưa chuộng hiện nay. Nhảy luôn là cách tốt nhất cho trẻ vận động cơ thể và cũng là cách để hình thành phản xạ vận động cho trẻ. Trò chơi vận động mầm non này sẽ vui và thú vị hơn nếu có nhiều bé tham gia:

  • Mở nhạc và để bé nhảy theo cách bé muốn
  • Thay đổi nhiều bài hát. Mỗi khi bài hát thay đổi, bé cần phải thay đổi cách nhảy
  • Hãy để người hỗ trợ quan sát bé. Bé nào nhảy đẹp và đa dạng sẽ thắng

>>> Bạn có thể quan tâm: 19 trò chơi âm nhạc thú vị dành cho bé yêu

16. Trò chơi thuyền vào bến

Với trò chơi trẻ em này, bé cần tìm bến có màu giống thuyền của mình. Ngoài ra, thuyền phải vào đúng vị trí bến khi có hiệu lệnh.

Chuẩn bị

  • Bạn phát cho mỗi trẻ 1 chiếc thuyền với nhiều màu sắc khác nhau.
  • Làm cờ hoặc chấm tròn (có các màu giống như màu của thuyền) và quy định đó là bến.
  • Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong không gian rộng.

Cách chơi

  • Mỗi bé sẽ cầm một chiếc thuyền như để ra khơi đánh cá. Điều này có nghĩa là các bé sẽ được tự do đi dạo trong sân chơi.
  • Các bé có thể làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác vượt sóng.
  • Khi có hiệu lệnh: “Trời sắp có bão to” thì các bé mau chóng đem thuyền về bến.
  • Thuyền có cùng màu nào thì tìm về bến có màu cờ ấy. Bé nào tìm về bến khác màu được xem như thua cuộc

Lưu ý: Để trò chơi thêm phần hấp dẫn và giúp trẻ nhận biết nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể đổi chỗ các bến và giúp các bé đổi thuyền cho nhau. Nhiều thuyền khác nhau có thể ở cùng 1 bến.

Do đó, các bé có cùng màu thuyền sẽ tìm về cùng 1 bến giống nhau. Vì thế, các bến phả cách nhau 1 khoảng vừa đủ sao cho các bé đứng xung quanh.

17. Trò chơi vận động: Nhảy lò cò

Đây là một trong các trò chơi dành cho trẻ em ở mọi lứa tuổi cực vui nhộn từ xưa đến nay.

Chuẩn bị

Cách chơi

  • Vẽ các ô trên sàn với số lượng mà bạn mong muốn. Ghi số hoặc chữ cái vào các ô trên.
  • Trẻ sẽ đứng tại vị trí bắt đầu, sau đó nhảy vào ô mà bé chọn. Bạn có thể chỉ định ô cho bé nhảy vào.
  • Việc đọc chữ cái, con số sẽ giúp trẻ có thể làm quen nhiều hơn. Đồng thời, giúp bé học được chúng nhanh hơn.

Kỹ năng phát triển: đứng, và nhảy lò cò.

18. Trò chơi: Nhảy bao bố

Chuẩn bị

Cách chơi

  • Bạn có thể rủ thêm nhiều bé cùng tham gia trò chơi.
  • Tiếp theo, chia các bé làm hai đội trở lên, trong đó mỗi đội nên có số người bằng nhau.
  • Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có vạch xuất phát và một vạch đích. Mỗi đội được xếp thành một hàng dọc.
  • Bé đứng đầu bước vào trong bao bố, cùng với hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nhận được lệnh xuất phát, thì bé đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích. Tiếp theo, quay trở lại về vạch xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
  • Cho tới khi người thứ nhất nhảy về đến đích, thì người thứ 2 mới được phép bắt đầu nhảy. Liên tiếp như vậy cho đến khi đội nào về trước đội đó thắng.

Lưu ý: Bé nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát thì phạm luật, hoặc bé nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà phải bỏ bao ra cũng phạm luật và bé có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

19. Trò chơi đi bộ 3 chân

Chuẩn bị:

Cách chơi: Cho 2 trẻ buộc chân lại với nhau (chân trái và chân phải), đứng trước vạch kẻ xuất phát. Đến khi có hiệu lệnh xuất phát thì 2 trẻ phối hợp với nhau mau đi đến đích.

Kỹ năng phát triển: giúp trẻ giữ được thăng bằng

20. Chuyền bóng (cho trẻ từ 3 tuổi)

Chuẩn bị:

Cách chơi:

  • Bạn sắp xếp cho trẻ đứng thành vòng tròn, và chia làm 2 đến 3 nhóm để thi đua cùng nhau
  • Cứ 10 trẻ thì có thể chia một trẻ cầm bóng.
  • Khi bạn hô “Bắt đầu!” thì bé nào cầm bóng đầu tiên sẽ phải chuyền bóng cho người bạn bên cạnh. Lần lượt các bé chuyền bóng theo chiều kim đồng hồ. Vừa chạy đi chuyền vừa hát theo nhịp bài hát mà các bé hát, hoặc nhạc do bạn mở sẵn.
  • Nhóm nào có ít bạn làm rơi bóng sẽ là nhóm thắng cuộc.

>>> Bạn có thể quan tâm: Khám phá 6 lợi ích từ các món đồ chơi cho trẻ em bằng gỗ

Các trò chơi cho bé như trên không chỉ giúp các bé vui vẻ mà còn trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn. Bạn hãy dành thời gian cùng bé chơi đùa, bé sẽ thích thú và gắn kết với bạn hơn.


Page 2

Tuy toán học là một môn học khó nhưng lại rất thú vị với trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào cách mà bạn mang các con số đến với trẻ, con sẽ yêu thích môn học này hơn. Để giúp bé vừa chơi vừa học, Hello Bacsi sẽ hướng dẫn bạn 5 trò chơi toán học thú vị.

Dạy toán cho trẻ không có nghĩa là bạn viết ra những công thức tính toán khô khan mà bạn nên tạo những trò chơi vui nhộn để thu hút trẻ hơn. Dưới đây là những trò chơi toán học, bạn có thể cùng chơi với con để phát triển kỹ năng tính toán, tăng khả năng tư duy và có những giây phút vui chơi bên con.

1. Trò chơi toán học đầu tiên là xếp bài thành số

Đây là trò chơi toán học dành cho trẻ có thể giúp bé tiếp thu các con số nhanh và giỏi hơn đấy.

Nguyên liệu

  • Một bộ bài
  • Giấy và bút chì

Cách chơi

  • Đưa cho trẻ giấy và bút chì. Bạn sẽ là người chơi thứ hai và cũng cần giấy, bút chì
  • Bảo trẻ vẽ 3 đến 4 đường trống trên giấy
  • Bạn muốn bắt đầu với những con số hàng nghìn, bạn sẽ vẽ 4 ô trống như sau

Người chơi 1 _ _ _ _

Người chơi 2 _ _ _ _

  • Bỏ đi các lá bài mặt người và Joker, chỉ giữ lại bài có con số
  • Xáo trộn các lá bài trên và úp bài lại
  • Người chơi sẽ lấy từng lá bài và lật ngược lại
  • Mỗi lần trẻ lấy một lá bài sẽ có một con số mới, hãy bảo trẻ viết con số đó vào những đường trống đã vẽ trước đó
  • Bạn cũng làm tương tự như thế
  • Rút thẻ bài cho đến khi 4 con đường trống đều được lấp kín
  • Bạn bảo trẻ đọc số trên thật to
  • Nếu trẻ có giá trị số lớn hơn bạn, trẻ sẽ thắng trong ván chơi này.

Bài học

  • Xác định được các chữ số và cách sắp xếp chúng
  • Giá trị của từng số.

2. Làm tròn nhanh

Hãy hỏi bé sau số 79, 89 và 99 là gì. Khi học được các con số, trẻ sẽ ấp úng với số 99. Vì thế, hãy cho bé thử thách bản thân qua trò chơi này nhé.

  • 9 mảnh bìa cứng với màu sắc khác nhau
  • Băng dính
  • Thẻ ghi chú
  • Đồng hồ đếm giây
  • Đánh dấu
  • Ghi lên mảnh bìa cứng các con số hàng trăm ví dụ như 100, 200 đến 900
  • Đánh dấu một con số trên mỗi mảnh bìa. Dùng băng dính dán các mảnh bìa này lên sàn nhà để trẻ có thể nhảy lên chúng
  • Trên các thẻ ghi chú, bạn viết nhiều con số khác nhau từ 100 đến 900, ví dụ như 121, 136, 800, 520. Bạn cần khoảng 40 thẻ.
  • Bạn sẽ đưa trẻ một thẻ và chúng phải làm tròn thành con số hàng trăm gần nhất và nhảy ngay lên mảnh bìa càng nhanh càng tốt
  • Sau 3 lượt chơi, bạn hãy tuyên bố cho các bé ai là người nhanh nhất
  • Người nhanh nhất là người chiến thắng trò chơi. Bạn nên đặt đồng hồ bấm giây để giới hạn thời gian cho trẻ
  • Sau vài vòng chơi, bạn có thể thay đổi vị trí các mảnh bìa rồi tiếp tục.
  • Nhạy cảm với các con số
  • Các số hàng trăm
  • Sự liên tiếp của các số
  • Làm tròn chữ số hàng trăm.

Đây là trò chơi toán học dành cho trẻ có khả năng kích thích tư duy rất hay, nên bạn đừng bỏ qua nhé.

Nguyên liệu

  • Giấy nháp
  • Giấy trắng
  • Bút chì
  • Bút màu đen
  • Bút màu xanh và đỏ (tùy chọn).

Cách chơi

1. Cắt 3 mảnh giấy thành 12 mảnh. Mỗi mảnh bạn sẽ viết các công thức sau với bút màu đen, ví dụ các mảnh giấy công thức:

2. Cắt 4 bìa giấy thành 30 thẻ trò chơi.

♠ Trên 7 tấm thẻ, bạn viết:

  • TRỪ 1
  • TRỪ 3
  • TRỪ 5
  • TRỪ 7
  • CỘNG 2
  • CỘNG 4
  • CỘNG 10

♠ Trên mỗi tấm thẻ còn lại, bạn viết các giá trị của n, từ 1 đến 10 như:

n=1, n=2, n=5, n=4, n=7, n=6

3. Khi bắt đầu trò chơi, mỗi người chơi sẽ cần giấy nháp, bút chì và 4 mảnh giấy công thức.

4. Xáo trộn các thẻ trò chơi và úp lại.

5. Người chơi 1 sẽ lấy thẻ trò chơi đầu tiên. Nếu đây là con số, người chơi sẽ điền giá trị n vào công thức tính đầu tiên.

Ví dụ, nếu công thức của người chơi là n+2 và người đó lấy được thẻ n=5, người chơi sẽ có 5+2=7 điểm. Nếu người chơi lấy được thẻ cộng hay trừ, thì điểm số sẽ thay đổi tùy vào công thức lấy được.

6. Người thắng là người lấy được 25 điểm đầu tiên.

Bài học

  • Trẻ nhạy bén với các con số
  • Tính toán nhanh nhẹn.

4. Nhân số bằng lá bài

Trò chơi giáo dục cho trẻ 3 tuổi

Đây là một trong những trò chơi toán học nếu bạn muốn giúp con tìm hiểu thêm về các công thức tính nhân.

Nguyên liệu

Cách chơi

  • Xáo trộn bài và lật úp lại. Mỗi người chơi sẽ lấy một số lượng bài giống nhau cho đến khi hết bài.
  • Bỏ đi các bài như bồi, đầm, già, xì, mười.
  • Mỗi người chơi sẽ lấy hai lá bài và lật xem các số của mình, nhân hai số với nhau và đọc to kết quả. Ví dụ, nếu trẻ lấy được hai lá bài 5 và 4, trẻ sẽ đọc 5 x 4 = 20. Còn nếu bạn lấy được hai lá 6, bạn sẽ đọc 6 x 6 = 36.
  • Người có kết quả nhân lớn hơn sẽ giành được 4 lá bài.
  • Sau khi kết thúc, bạn và trẻ hãy đếm số lá bài của mình, người nào nhiều bài hơn sẽ thắng.

Bài học

  • Bảng tính nhân
  • Cách nhân số hàng đơn vị.

5. Ném bóng học số thập phân

Trò chơi ném bóng rổ này sẽ vừa phát triển kỹ năng toán học vừa nâng cao tinh thần thể thao của trẻ.

Nguyên liệu

  • Rổ bóng
  • Bóng ném
  • Giấy
  • Bút

Cách chơi

  • Đặt rổ bóng ở khoảng cách phù hợp với vị trí ném
  • Người chơi sẽ cố gắng ném 10 quả bóng vào rổ
  • Sau mỗi lượt ném, ghi lại kết quả
  • Với kết quả đạt được, bạn dạy trẻ cách ghi lại theo tỷ lệ, ví dụ như bạn ném được 5 trên 10 quả, bạn ghi lại 5/10 là tỷ lệ thành công, và ngược lại tỷ lệ thất bại cũng là 5/10
  • Bạn hãy giúp trẻ chuyển số tỷ lệ 5/10 thành số thập phân, ví dụ như 0,5 là tỷ lệ thành công khi ném bóng của bạn, và 0,5 là tỷ lệ thất bại khi ném bóng
  • Nếu những con số trên khiến trẻ bối rối, bạn có thể dạy trẻ cách chuyển phân số thành số thập phân bằng cách lấy tử chia cho mẫu số.

Bài học

  • Tỷ lệ
  • Số thập phân
  • Phân số

Với những trò vừa học vừa chơi trên, bạn và con sẽ có những giây phút vui đùa bên nhau đồng thời nâng cao tư duy toán học cho bé nhé.

Trò chơi giáo dục cho trẻ 3 tuổi

Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm

Giới tính của bé yêu là gì?

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.