Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam

Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nước ta. Trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và các xu hướng dịch chuyển sản xuất, đổi mới công nghệ là giải pháp mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Dệt may - ngành nhiều áp lực cạnh tranh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2016–2019 (tăng trưởng kép bình quân hàng năm là 9,55%). Riêng năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 35,27 tỷ USD, giảm 3,6 tỷ USD so với năm 2019, tương đương giảm 9,29% (Biểu đồ 1). Tuy kim ngạch xuất khẩu suy giảm trong năm 2020, nhưng thị phần dệt may Việt Nam có những thay đổi đáng chú ý: Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn nhất sang Trung Quốc, đứng thứ 2 sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và đứng thứ 6 sang châu Âu.

Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam

Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (ĐVT: tỷ USD)

Sản phẩm dệt may Việt Nam xuất ra thị trường thế giới chịu nhiều áp lực cạnh tranh về giá thành, chi phí sản xuất và tiêu chuẩn an toàn môi trường. Đối với TP.HCM, ngành dệt may còn gặp thách thức lớn hơn về nguồn cung lao động, do đây là ngành cần nhiều lao động với chi phí thấp, nhưng hiện nguồn lao động này tại TP.HCM chưa đáp ứng đủ số lượng yêu cầu. Một trong những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn này là các doanh nghiệp ngành dệt may phải tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại và đào tạo nâng cao tay nghề cho nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tránh bị tụt hậu trong bối cảnh chi phí lao động và giá nhập khẩu nguyên phụ liệu ngày càng tăng.

Tăng sức cạnh tranh nhờ ứng dụng KH&CN

Với nhận định “công nghệ là một trong những yếu tố then chốt để phát triển”, thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may tại TP.HCM đã không ngừng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và có những thành công ấn tượng. Công ty Cổ phần Việt Thắng (một trong những doanh nghiệp có quy mô và uy tín trong ngành dệt may Việt Nam) hiện đang sở hữu hệ thống thiết bị công nghệ với trình độ kỹ thuật tiên tiến. Việt Thắng đã đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh các dây chuyền công nghệ kéo sợi, dệt vải, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Ông Phạm Văn Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Việt Thắng) cho biết, công nghệ tự động hóa, kết nối trên nền tảng internet, đang dần thay thế người lao động tại các dây chuyền sản xuất và trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may. Hệ thống thiết bị công nghệ mới được đầu tư của Việt Thắng đã thay thế vị trí của 800 công nhân. Theo tính toán, trung bình một máy laser sử dụng công nghệ tự động, công nghệ cao trong may mặc có thể thay thế cho 49 công nhân may thủ công.

Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may tự động hóa và đồng bộ các thiết bị sản xuất. (Nguồn: Internet)

Là doanh nghiệp có truyền thống sản xuất dệt may lâu đời, am hiểu thị trường cùng với chuỗi cung ứng khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may, Công ty Cổ phần Dệt may Phong Phú luôn có những chiến lược phát triển linh hoạt, đáp ứng các điều kiện mới của Cách mạng công nghiệp 4.0. Công ty đã đầu tư tự động hóa quy trình sản xuất, trang bị máy móc, dây chuyền hiện đại và ứng dụng công nghệ vào các công tác quản lý, vận hành. Theo ông Dương Khuê (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt may Phong Phú), việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sản xuất giúp giảm thiểu rủi ro, sai sót do thao tác của công nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp khách hàng có thể truy xuất được các dữ liệu quá khứ, hiện tại và dự đoán dữ liệu sản xuất trong tương lai.

Tăng cường nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Thực tiễn cho thấy, đã có nhiều đầu tư nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ ngành dệt may tại TP.HCM thời gian qua, với nhiều nội dung đa dạng, ví dụ như nghiên cứu chế tạo máy thí nghiệm thử độ thoáng khí của vải; máy thử tính kháng thấm nước của vải dưới áp suất thuỷ tĩnh; máy nhuộm thí nghiệm gia nhiệt bằng hồng ngoại, công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose… của Phân viện Dệt may tại TP.HCM; nghiên cứu chế tạo máy in 4 màu tự động sử dụng in nhãn hàng may mặc dạng cuộn của TS. Nguyễn Anh Tuấn (Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM),... Gần đây nhất, có thể kể đến đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống chuyền treo tự động ngành may” của Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Thương mại Nhất Tinh, được Sở KH&CN TP.HCM nghiệm thu. Các nhà nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ chế tạo thiết bị công nghệ cao (phần mềm hỗ trợ thiết kế chuyền may công nghiệp; phân hệ phần mềm hỗ trợ quản lý nguồn lực DN ERP; công nghệ nhận dạng sản phẩm RFID ngành may; công nghệ truyền thông không dây cho chuyền treo; công nghệ gia công nhanh các chi tiết và kết cấu máy; các công nghệ CIM, IoT…) giúp tăng tính chủ động trong sản xuất chế tạo thiết bị ngành may, không phụ thuộc nguồn thiết bị nhập từ nước ngoài, hướng tới cung cấp cho nhiều doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ với giá thành thấp.

Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam

Tìm kiếm thiết bị ngành may tại Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM (techport.vn)

Tham gia góp phần hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp dệt may tiếp cận với các công nghệ mới, phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ, thời gian qua, Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM (79 Trương Định, Quận 1 - http://techport.vn) đã tăng cường công tác thu thập, chọn lọc và đưa ra giới thiệu hàng trăm công nghệ, thiết bị phục vụ ngành dệt may, từ các loại máy móc thiết bị phần cứng (máy may lập trình tự động, máy may 2 kim truyền động trực tiếp ổ lớn với cắt chỉ tự động, máy căng kim định hình Power frame cho ngành dệt kỹ thuật, máy in sơ đồ ngành may,…) đến các giải pháp phần mềm (hệ thống quản lý và tính công điện tử, hệ thống quản lý nhân sự, chấm công, tiền lương cho các đơn vị ngành may,…). Bên cạnh đó, qua Techport.vn, các doanh nghiệp dệt may còn có thể tiếp cận thông tin về các phòng thử nghiệm uy tín (ví dụ như Phòng thử nghiệm dệt may và hóa chất – Công ty TNHH Intertek Việt Nam; Phòng thử nghiệm Softlines; Trung tâm thí nghiệm dệt may – Viện nghiên cứu Dệt may TP.HCM…) để kiểm nghiệm khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường cho các sản phẩm của mình.

Với mục tiêu ngành dệt may Việt Nam phấn đấu xuất khẩu khoảng 39 tỷ USD trong năm 2021, theo ông Vũ Đức Giang (Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam), cần hoạch định rõ các giải pháp công nghệ, tập trung vào tự động hóa để tạo ra sản phẩm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Ông Phạm Xuân Hồng – (Chủ tịch hội Dệt may, thêu đan TP.HCM) cho biết, tiến bộ KH&CN có thể giúp tiết giảm số lượng lao động, giảm giá trị lao động từ 5-10 lần mỗi đơn vị sản phẩm (tùy vào từng loại hình sản phẩm). Do vậy, KH&CN nói chung và công nghệ tự động hóa trong ngành dệt may nói riêng trực tiếp góp phần xây dựng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may. Có thể thấy việc đổi mới công nghệ ngành dệt may là rất cần thiết, không chỉ là yếu tố sống còn, mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp doanh nghiệp hòa nhập xu hướng phát triển chung của ngành.

Như Hà

--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo chính

[1] Hương Linh. Đầu tư công nghệ cao: ‘Chìa khóa’ phát triển ngành dệt may. https://congnghiepcongnghecao.com.vn/tin-tuc/t23657/dau-tu-cong-nghe-cao--chia-khoa-phat-trien-nganh-det-may.html[2] Phong Phú đẩy mạnh cải tiến năng suất và chất lượng. http://www.phongphucorp.com/news/phong-phu-day-manh-cai-tien-nang-suat-va-chat-luong.html[3] Lam Vân. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống chuyền treo tự động ngành may. http://www.cesti.gov.vn/chi-tiet/11178/kh-cn-trong-nuoc/nghien-cuu-thiet-ke-che-tao-he-thong-chuyen-treo-tu-dong-nganh-may[4] N.T.T. Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy in 4 màu tự động sử dụng in nhãn hàng may mặc dạng cuộn. https://www.vista.gov.vn/news/khoa-hoc-ky-thuat-va-cong-nghe/nghien-cuu-thiet-ke-va-che-tao-may-in-4-mau-tu-dong-su-dung-in-nhan-hang-may-mac-dang-cuon-1589.html

[5] V.T. Năm 2021 ngành dệt may xuất khẩu phấn đấu đạt 39 tỷ USD.https://baotintuc.vn/kinh-te/nam-2021-nganh-det-may-xuat-khau-phan-dau-dat-39-ty-usd-20210103183646151.htm

Kiến thức (update) | 07 - 07 - 2022

Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghiệp 4.0 với vô số đổi mới và thành tựu. Trong số đó, ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng và được chú trọng đầu tư phát triển. Lí do Dệt may Việt Nam là mũi nhọn xuất khẩu của nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,Pháp?

Kinh tế đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ để phục vụ cho việc bảo vệ cơ thể, sức khoẻ con người mà còn để làm đẹp thêm cho cuộc sống . Thêm nữa,dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường Thế Giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn.Nhiều năm qua đã cho thấy đây là ngành có đóng góp lớn và ổn định vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu .

Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam

Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may

Ngành Công nghiệp dệt, may (Công nghệ may) là gì?

Nói đơn giản, công nghiệp dệt may chính là là ngành sản xuất hàng may mặc, nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm bảo về sản lượng sản xuất.

Qúa trình hình thành và phát triển của Công nghiệp Dệt may

Dệt may là một trong những hoạt động công nghiệp có từ xưa nhất của con người.

Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế, người ta sử dụng lông cừu, sợi bông, len và lá cây để mặc, các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật.

Nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người là sợi lanh.

Năm 1889, ông Chardonnet được coi như cha đẻ của kỹ nghệ sợi hoá học (chemical fibres) là chữ gọi chung cho các sợi nhân tạo (man-made fibres) và sợi tổng hợp (synthetic fibres). Mục đích của ông khi tìm cách làm tơ nhân tạo là để bình dân hoá vải vóc, tạo ra mặt hàng may mặc chất lượng cao.

Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lượng sợi hoá học trên thế giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm, nhưng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi, và cứ thế tăng vọt.

Vào những năm 1800s, để cho ra đới một bộ đồ hoàn chỉnh là kỳ tích vì người thợ phải làm hầu như tất cả các khâu.

Máy may ra đời năm 1846, đã đẩy mạnh tốc độ và sản lượng của ngành may mặc lên một tầm cao hoàn toàn mới.

Ngày càng tiến bộ, những năm 1900s-1950s, nhà máy công nghiệp bắt đầu xuất hiện, đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành công nghiệp thời trang.

Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v.

Ngành dệt may còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì.

Nó còn bao gồm mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.

Xem thêm: May công nghiệp và các loại máy may tốt nhất hiện nay

Tình hình tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam có sự ảnh hưởng bởi Con đường tơ lụa , từ Trung Hoa và ngành may mặc Châu Âu.

Ngành dệt may có thể được coi là bắt đầu khi thành lập nhà máy dệt Nam Định năm 1897.

Năm 1976 đánh dấu bước phát triển mới trong ngành dệt may – xuất khẩu dưới hình thức hợp đồng phụ (nhận bông và xuất khẩu thành phẩm).

Năm 1990-1992, khi hệ thống các nước XHCN bị tan rã, thị trường xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Cùng thời gian đó Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Ngành công nghiệp dệt may đã phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Năm 2006: Xuất khẩu dệt may 5.8 tỷ USD và trở thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ 2 sau dầu thô.

Gía trị tăng trưởng của sản phẩm dựa vào các yếu tố: công nghiệp dệt may, tư vấn bán hàng, marketing và chất liệu, dịch vụ hậu mãi.

Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam

Đặc thù của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Về cơ cấu công ty theo sỡ hữu, doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 84% tổng số doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ trọng 15%, phần còn lại 1% là các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của khối FDI trong 9 tháng/2017 đạt 11,6 tỷ USD, tăng nhẹ 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60,5% trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá khó khăn trong việc kinh doanh, tiếp cận khách hàng, cũng như đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại.

Về phương thức xuất khẩu: Hàng dệt may Việt Nam có chất lượng và uy tín, có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn, sản lượng linh hoạt. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu may gia công theo hình thức CMT đơn giản cho các hãng nước ngoài.

Ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng cao trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu mà phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (khoảng 60-70%). Ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng.

Về nhân công: Giá lao động rẻ nhất so với các nước trong khu vực và thế giới nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn thấp nên nâng suất lao động thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Về nghiên cứu thị trường, quảng cáo: Sự hạn chế về năng lực nghiên cứu thị trường khiến cho nhiều đoạn khúc thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm ngoại thâm nhập thị trường trong nước. Công tác quảng cáo, chiến lược “promotion”, các kênh bán lẻ còn nhiều hạn chế khiến cho nhiều thương hiệu nội địa dần dần chìm vào quên lãng như The Blue, Ninomax, N&M…..

Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao năng lực nội tại và tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị của ngành.

Muốn ngành dệt may vận hành hiệu quả nhất, các thiết bị công nghệ vô cùng quan trọng, đi song song cùng với năng suất , trình độ của người lao động.

Xem thêm: Top 10 công nghệ đáng theo dõi trong năm

Phân loại

Có nhiều chủng loại mặt hàng các doanh nghiệp đang sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như:

  1. Nhóm mặt hàng lót.
  2. nhóm mặt hàng mặc thương ngày: sơ mi, quần âu,áo váy…
  3. Nhóm quần áo thể thao: quần áo vải thun, quần áo Jean.
  4. Nhóm thời trang hiện đại, cổ trang, thời trang trẻ em.
  5. Nhóm trang phục đặc biệt: Quân đội, Nội vụ, bảo hộ lao động cho các loại ngành nghề.

Bên cạnh sự phát triển của lĩnh vực công nghệ robot, công nghệ sinh học thì công nghiệp dệt may sở hữu nhiều thiết bị, máy móc hiện đại cho sản xuất và kiểm định chất lượng.

Ngày 16/11/2018,Triển lãm quốc tế về ngành công nghiệp dệt may và nguyên phụ liệu lần thứ 17 - (VTG), được giới chuyên gia ngành dệt may tại Việt Nam đánh giá cao bởi đem đến cho không chỉ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mà cả các doanh nghiệp (DN) thương mại những cơ hội kết nối, giao thương thông qua triển lãm này.

Bao gồm: máy in lụa, máy ép, máy dệt vải, máy may cao cấp.

Tại VTG , DN Việt Nam luôn tạo cơ hội tiếp cận những máy móc công nghệ mới, hiện đại nhất để phục vụ ngày sản xuất dệt may; giúp họ có lợi thế và lợi nhuận cạnh tranh trong xuất khẩu.

Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam

Vai trò của Công nghiệp Dệt may

Vai trò của ngành hàng dệt may trong nền kinh tế thế giới : gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.

Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước như Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc, Nam á và Đông Nam á.

Đối với khách hàng, công nghiệp dệt may cung cấp mặt hàng chất lượng, đa dạng và an toàn.

Đối với doanh nghiệp, nhà kình doanh, công nghiệp dệt may tạo ra nguồn lợi nhuận cực kỳ to lớn.

Sản phẩm của ngành May rất đa dạng và phong phú, có tính chất thời trang, vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, yêu cầu hàng may lại càng phong phú và chất lượng cao hơn.

Trường học đào tạo ngành dệt may

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo nghề hoặc trường Đại học đều có ngành may mặc . Ví dụ :

ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh- Hutech

Trường Đào Tạo Kỹ Thuật Công Nghệ May & Thiết Kế Thời Trang Trường Quốc Thảo

Trường trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương

Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội