Triết học ra đời từ thời nào

Em mới học lớp 10 và mới được học sơ qua triết học trong môn GDCD nhưng không biết triết học ra đời từ khi nào, mong các anh chị giải đáp!

Câu 1: Triết học là gì? Trình bày nguồn gốc, đặc điểm và đối tượng của triết học. 1. Triết học là gì? Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước CN). - Ở phương Đông, theo quan niệm của người Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc là chữ “triết”, dựa theo từ nguyên chữ Hán có nghĩa là trí, ám chỉ sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc của con người về thế giới và về đạo lý làm người. Còn theo quan niệm của người An Độ, triết học được gọi là Darshara, có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng với hàm ý là sự hiểu biết dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải. - Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp được gọi là philosophia, có nghĩa là yêu mến (philo) sự thông thái (sophia). Ở đây, khi nói tới triết học, tới philosophia, người Hy Lạp cổ đại không chỉ muốn nói tới sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực tri thức ở tầm cao nhất (tức sự thông thái) mà còn thể hiện khát vọng vươn tới tầm cao nhận thức đó. Đối với người Hy Lạp cổ đại, triết học chính là hình thái cao nhất của tri thức. Nhà triết học là nhà thông thái, là người có khả năng tiếp cận chân lý, làm sáng tỏ bản chất của sự vật. Có thể thấy rằng, khái niệm “triết”, “triết học” dù ở phương Đông hay phương Tây đều bao hàm hai yếu tố: đó là yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ và con người, sự giải thích thế giới bằng một khả năng tư duy lôgic nhất định) và yếu tố nhận định (sự đánh giá về mặt đạo lý để có thái độ và hành động tương ứng). - Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới. 2. Nguồn gốc và đặc điểm của triết học a) Nguồn gốc Nguồn gốc nhận thức: Để tồn tại và thích nghi với trong thế giới, con người cần phải có hiểu biết về thế giới xung quanh cũng như về bản thân. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, những câu hỏi như: Thế giới xung quanh ta là gì? Nó có bắt đầu và kết thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối thế giới? Con người là gì? Nó được sinh ra như thế nào và có quan hệ như thế nào với thế giới bên ngoài? Bản chất đích thực của cuộc sống nằm ở đâu? v.v. đã được đặt ra ở một mức độ nhất định, dưới hình thức nhất định, và đã được đặt ra ngay từ thời nguyên thủy. Tuy nhiên, chỉ đến thời kỳ cổ đại, khi mà tri thức của con người về thế giới đã tích lũy tới một mức độ cho phép, khả năng tư duy của con người đã được “mài sắc” và nâng cao tới mức cho phép đủ để diễn tả thế giới một cách trừu tượng bằng hệ thống phạm trù, khái niệm trừu tượng, thì lúc đó, những câu hỏi trên mới được trả lời một cách sâu sắc. Nói cách khác, khi con người đạt tới trình độ phát triển tư duy trừu tượng, chỉ tới lúc đó, triết học với tính cách là lý luận, là hệ thống quan niệm chung nhất về thế giới và cuộc sống con người mới ra đời. Nguồn gốc xã hội: Thứ nhất, đó là sự phát triển của sản xuất vật chất và quá trình phân công lao động xã hội. Để triết học ra đời cần phải có những người chuyên lao động trí óc. Bởi vì, chỉ có họ mới có thể khái quát những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được thành hệ thống các quan niệm có tính chỉnh thể về thế giới - tức tri thức triết học. Sự phát triển của sản xuất vật chất đến mức nào đó sẽ dẫn tới sự phân công lao động xã hội, phân chia thành hai loại lao động: lao động chân tay và lao động trí óc. Chính sự xuất hiện lao động trí óc, biểu hiện ở sự ra đời tầng lớp trí thức đã tạo điều kiện cho triết học ra đời. Thứ hai, cùng với quá trình phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội, sự phân chia giai cấp trong xã hội thành thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột, cũng như sự xuất hiện quá trình đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị, bị bóc lột chống giai cấp thống trị, bóc lột cũng là nguồn gốc xã hội của sự ra đời triết học. Bởi vì, nhằm để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mà mình đại diện,các nhà tư tưởng đã xây dựng các học thuyết triết học khác nhau, với những quan điểm chính trị khác nhau. Trên thực tế, từ khi ra đời, triết học luôn mang tính giai cấp, nghĩa là nó luôn phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định. Điều đó cũng góp phần lý giải vì sao triết học không ra đời ở thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ mà chỉ đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, với việc xã hội xuất hiện phân chia giai cấp và sự ra đời bộ phận lao động trí óc thì triết học mới ra đời. b) Đặc điểm - Tính hệ thống: Triết học bao giờ cũng là một hệ thống các quan niệm chung về thế giới. Không giống các khoa học cụ thể chỉ xem xét thế giới trên từng phương diện cụ thể, nhất định, triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể và trên cơ sở đó tìm cách đưa ra một hệ thống quan niệm chung về chỉnh thế đó. Tư duy triết học, do đó, cũng là tư duy về chỉnh thể. - Tính thế giới quan: Thế giới quan là hệ thống các quan niệm về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới cũng như quan niệm về chính bản thân và cuộc sống con người. Trong thế giới quan không chỉ có những quan niệm về thế giới mà còn bao hàm cả nhân sinh quan, là những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người. Chính do chỗ triết học có tính hệ thống, bao gồm hệ thống những quan niệm chung về thế giới trong tính chỉnh thể, cho nên nó cũng đồng thời mang tính thế giới quan, hơn nữa nó còn là hạt nhân lý luận của thế giới quan. - Tính giai cấp: Do triết học ra đời và tồn tại trong điều kiện xã hội đã phân chia giai cấp cho nên nó luôn luôn mang tính giai cấp. Không có triết học phi giai cấp, mà ở đây, triết học chính là sự khái quát của mỗi giai cấp trong xã hội về thế giới và về cuộc sống con người, về trình độ nhận thức, về thái độ và lợi ích của giai cấp đó. Thực tế, các nhà triết học trong lịch sử đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp mình mà khái quát triết học, đưa ra các quan niệm về thế giới nói chung, về cuộc sống con người nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu của triết học Đối tượng nghiên cứu của triết học luôn thay đổi kể từ khi nó ra đời cho tới nay. - Thời kỳ cổ đại, trong điều kiện tri thức còn nghèo nàn, không có sự phân ngành khoa học, khi mới ra đời, với tư cách là hình thái tri thức cao nhất cho phép người ta hiểu được bản chất của mọi vật thì triết học không có đối tượng nghiên cứu riêng. Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của triết học lúc này bao gồm tất cả mọi lĩnh vực tri thức, tự nhiên cũng như xã hội. Triết học được coi là “khoa học của các khoa học”. Nhà triết học được coi là nhà thông thái, đồng thời cũng là nhà khoa học cụ thể. - Thời kỳ Trung cổ, trong điều kiện chế độ phong kiến thống trị và giáo hội La Mã ảnh hưởng hết sức to lớn ở châu Âu, triết học không còn là một khoa học độc lập mà đã trở thành một bộ phận của thần học, nó có nhiệm vụ lý giải những vấn đề tôn giáo. Đối tượng nghiên cứu của triết học lúc này không còn là những vấn đề tri thức tự nhiên, xã hội mà là những vấn đề có tính tôn giáo như sự tồn tại và vai trò của Thượng đế, niềm tin tôn giáo, v.v.. - Thời kỳ phục hưng - cận đại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thực nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn sản xuất công nghiệp, mà từ thế kỷ XV trở đi, triết học cũng thay đổi sâu sắc. Do sự hình thành các môn khoa học độc lập mà tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của mọi khoa học”dần dần bị phá sản. Đối tượng của triết học không còn bao hàm mọi lĩnh vực tri thức khoa học như thời cổ đại. Đồng thời, triết học cũng không còn là một bộ phận của thần học, là “tôi tớ” của thần học như thời trung cổ nữa. Sự phát triển của khoa học thực nghiệm đã ảnh hưởng tích cực tới triết học thời kỳ này. Triết học dần khôi phục lại vị trí của mình với tính cách là lĩnh vực tri thức khái quát nhất về sự tồn tại thế giới. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn tới sự ra đời triết học Mác. Triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “triết học là khoa học của mọi khoa học”; đồng thời xác định đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Khác với các khoa học cụ thể xem xét các lĩnh vực cụ thể của sự tồn tại thế giới, triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu riêng của mình là những vấn đề chung nhất liên quan tới tồn tại thế giới như là vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, cũng như các quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy con người).

https://luanvan2s.com/triet-hoc-la-gi-nguon-goc-vai-tro-van-de-co-ban-cua-triet-hoc-bid105.html
https://voer.edu.vn/m/khai-luoc-lich-su-triet-hoc/4c614db2

vi.wikipedia.org

Triết học ra đời từ thời nào

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. Trong tiếng Anh, từ "philosop...


vi.wikipedia.org
Triết học ra đời từ thời nào

Triết học Marx-Lenin (phiên âm tiếng Việt: Triết học Mác - Lenin) hay học thuyết Marx-Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Marx-Lenin, được Marx, Engels sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lenin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Marx-Lenin ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Marx-Lenin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch...


Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Triết học ra đời từ thời nào

TƯ VẤN PHÁP LUẬT (24/7) GỌI: 1900.6162. Cấu trúc của triết học được xác lập trong quá trình tự xác định đối tượng của chính triết học và sự phân chia chính bên trong triết học đã xuất hiện những ngành của triết học như: bản thể luận- là học thuyết về...



facebook.com
Triết học ra đời từ thời nào

#TH01 Triết học là gì????? (Khái niệm triết học) Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung...


https://www.wattpad.com/430675-mrbig244_triethoc_tracnghiem
moet.gov.vn

9.97 MB


tiasang.com.vn

Triết học ra đời từ thời nào

Một trong những kỳ tích vĩ đại nhất chưa được giải thích trong lịch sử nhân loại đó là triết học văn bản ra đời độc lập từ những nơi khác nhau trên thế giới gần như cùng một lúc. Nguồn gốc của triết học Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp cổ đại, cũng như đạo...


https://sites.google.com/site/zinkhaqtkd/lenin
https://sites.google.com/site/philosophiahv/kinh-dien-triet-hoc/triet-hoc-phuong-tay
moet.gov.vn

11.02 MB


Triết học ra đời từ thời nào
hoidap247.com

Triết học ra đời từ thời nào

Câu 1 Quá trình ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin bao gồm mấy giai đoạn lớn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 CELO1.1 Câu 3 Triết học Mác – Lênin nghiên cứu th


Cộng đồng Dân luật - Thư viện Pháp Luật
Triết học ra đời từ thời nào

shin_butchi - Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên


nguyenduyliemgis.files.wordpress.com

2.81 MB


Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Academy of Social Sciences, VASS) là cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc...


tulieuvankien.dangcongsan.vn

Vào đầu thế kỷ XX tình hình thế giới diễn biến phức tạp, những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt đẩy nhân loại vào cuộc đại chiến thế giới, các nước đế quốc tàn sát lẫn nhau, tình hình đó cũng tạo ra điều kiện thuận lợi để nổ ra cách...


TapChiTaiChinh

Triết học ra đời từ thời nào

Hiện nay, hầu hết mỗi nền kinh tế phát triển trên thế giới đều có một chiến lược phát triển công nghệ số, tập trung vào nghiên cứu áp dụng công nghệ mới cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Về bản chất, kinh tế số là các mô hình tổ chức và phương thức...


Triết học ra đời từ thời nào
Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử

Triết học ra đời từ thời nào

Cuộc khủng hoảng đa diện bắt đầu từ lĩnh vực sức khỏe - y tế này đã tác động nhanh đến kinh tế, tài chính, sản xuất và mọi mặt đời sống xã hội trên toàn cầu ở mức kỷ lục. Nhưng nó cũng khiến các chính phủ phải lựa chọn, đặt ra các giải pháp mới, mà...


https://www.asean2020.vn/web/asean/van-hoa-xa-hoi
http://www.tgu.edu.vn/topic/?7280
https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-tu-tuong-ho-chi-minh*.htm
loigiaihay.com

Triết học ra đời từ thời nào

Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác — Lênin. Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể chia thành hai giai đoạn lớn:


Triết học ra đời từ thời nào
THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ – 21 Sep 09

DINHGIA – Bốn khái niệm (giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả) đã có một quá trình lịch sử lâu dài trong kinh tế học và triết học, nghĩa của các khái niệm này cũng được phát triển mở rộng ra. Bất kỳ hàng hoá nào đều có giá […]


https://www.dongnai.gov.vn/Pages/print.aspx?NewsId=159768
Triết học ra đời từ thời nào
Đại Học Ứng Dụng - ĐH Nguyễn Trãi - NTU – 25 Sep 17
Triết học ra đời từ thời nào

CHUYÊN ĐỀ 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG ------------- Giảng viên: TS Phạm Bá Khoa - Giảng viên cao cấp   1. KHÁI LƯỢC VỀ


Triết học ra đời từ thời nào
BOOK HUNTER – 28 Mar 17

Từ thời tiền sử xa xưa, con người đã có một niềm tin mạnh mẽ vào phép thuật và thần thoại mỗi khi có ai đó sử dụng chúng để giải thích thế giới xung quanh. Thế giới trong nhận thức của con người thời bấy giờ phần lớn chịu ảnh hưởng bởi sự hiện...


http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/vanhoa
https://www.institut-geopoetique.org/vi/van-ban-sang-lap/217-tren-xa-l-c-a-l-ch-s