Trích những phát minh đáng ngưỡng mộ của giới trẻ Việt news zing vn

Trích những phát minh đáng ngưỡng mộ của giới trẻ Việt news zing vn

Suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của giới trẻ hiện nay

Đề bài: Trong bài viết “Cổng trời thất thủ” nhà báo Khải Đơn ghi lại những hình ảnh xấu của giới trẻ tại chùa Linh Quy Pháp Ấn – một địa điểm bỗng dưng nổi tiếng sau khi xuất hiện trong đoạn phim ca nhạc “Lạc trôi” của ca sĩ Sơn Tùng M-TP:

“Bằng một sự kiêu căng hồn nhiên, hay vô tâm bất cần, họ vứt lại giày rách, khẩu trang bẩn, vừa đi vừa hát như cắm trại, tay đeo găng, đầu đội nón bảo hiểm áo quần son phấn kool ngầu trẻ đẹp. Và đó là một chuyến thăm chùa – nơi có nhiều tu sĩ tập luyện ngồi thiền và đọc kinh nhiều giờ mỗi ngày. Họ bước vào nơi không phải nhà mình, nhổ nước bọt xuống, và trở về nhà với những tấm ảnh đẹp rực rỡ… như người văn minh ích kỷ và trịch thượng”.

(Theo https://news.zing.vn)

Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên, hãy trình bày bằng một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi).

Bước vào cuộc sống văn minh hiện đại, mỗi cá nhân cần phải trang bị nhiều thứ để hòa nhập, trong đó có kĩ năng ứng xử văn hóa nơi công cộng. Đây là chuyện tuy nhỏ nhưng nhiều bạn trẻ thiếu ý thức, đã gây ra những hình ảnh phản cảm. Bài viết Những điều trông thấy nơi “Cổng trời thất thủ” của nhà báo Khải Đơn, một lần nữa phản ánh văn hóa ứng xử nơi công cộng quá kém ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Đọc bài viết, ta không ngừng xót xa và bức xúc về văn hóa ứng xử nơi công cộng và ý thức  giữ gìn môi trường, nhất là ở những nơi tôn nghiêm của của của các bạn trẻ ngày nay.

Bài viết Cổng trời thất thủ” nhà báo Khải Đơn ghi lại chân thực những hành vi thiếu văn hóa của hàng nghìn bạn trẻ đến tham quan chùa Linh Quy Pháp Ấn – một ngôi chùa nổi tiếng sau phim ca nhạc của ca sĩ Sơn Tùng: họ vô tư xả rác, nói cười, hát hò ồn ào… làm mất đi vẻ đẹp thanh tịnh của chốn tôn nghiêm. “Họ bước vào nơi không phải nhà mình, nhổ nước bọt xuống, và trở về nhà với những tấm ảnh đẹp rực rỡ…như người văn minh ích kỷ và trịch thượng”. Từ những hình ảnh đó, bài báo đặt ra vấn đề “văn hóa ứng xử nơi công cộng” của giới trẻ.

Có thể hiểu văn hóa ứng xử nơi công cộng là toàn bộ hành vi, thái độ văn minh, lịch sự của mỗi cá nhân khi giao tiếp chỗ đông người. Toàn bộ những hành vi ấy cần phải phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã đặt ra; đồng thời phải phù hợp với quy định, nguyên tắc của mỗi địa điểm nhất định.

Theo phản ánh của nhà báo Khải đơn, chùa Linh Quy Pháp Ấn là một ngôi chùa đẹp, yên tịnh và tôn nghiêm. Chùa tọa lạc ở vùng đất Lâm Đồng, nơi có khái hậu ôn hòa, quang cảnh rộng rãi, khoáng đạt. Hình ảnh ngôi chùa xuất hiện trong MV của ca sĩ Sơn Tùng, đã khiến các bạn trẻ rộn rịp tìm đến để chiêm ngưỡng. Thế nhưng, những hành vi xấu xí của họ (vứt giày rách, khẩu trang bẩn, vừa đi vừa hát, nhổ nước bọt….) đã xâm hại đến cảnh quan và làm mất đi vẻ đẹp của ngôi chùa.

Có thể thấy, đó chỉ là một câu chuyện điểm hình về hành vi thiếu lịch sự, tế nhị, ý thức kém của các bạn trẻ ở nơi công cộng. Thực tế, không chỉ ở chùa chiền, đình miếu, mà hiện tượng thiếu văn hóa, bất lịch sự, ý thức kém của giới trẻ còn diễn ra một cách vô tư, thiếu ý thức: chen lấn giành quà khuyến mãi, văng tục khi va chạm trên đường… ở khắp mọi nơi khiến xã hội vô cùng bức xúc.

“Văn hóa ứng xử nơi công cộng” cần phải được tôn trọng mọi lúc, mọi nơi, những hình ảnh phản cảm như bài báo đã nêu đem đến những mối lo ngại cho toàn xã hội. Những hành vi thiếu văn hóa của các bạn trẻ được nêu trong bài báo đã phần nào cho thấy đạo đức của họ có vấn đề: sống ích kỉ, chỉ biết thể hiện bản thân…

Thiếu tôn trọng nhau dễ dẫn đến mâu thuẫn, hậu quả khó lường. Ở những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, đình miếu “văn hóa ứng xử” lại càng phải được tôn trọng vì đó không chỉ là nơi để tham quan mà quan trọng hơn là nơi thể hiện tín ngưỡng tôn giáo.

Hiện tượng ý thức văn hóa ứng xử nơi công cộng kém cỏi của các bạn trẻ nảy sinh từ nhiều lí do. Trước hết, cái “tôi” cá nhân ở các bạn trẻ quá lớn, chỉ biết thỏa mãn ý thích cá nhân, ý thích thể hiện mình mà không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng. Bản thân các bạn không có y thức tôn trọng mọi người, tôn trọng moi trường công cộng.

Thái độ kiêu căng, trích thượng ấy nảy sinh từ đời sống vật chất thoải mái, dư giả cùng sự tác động từ các trào lưu văn hóa nước ngoài. Nhận thức lệnh lạc về bản thân và thế giới xung quanh khiến lòng tự trọng, tôn trọng, ý thức kỉ luật của các bạn trẻ không còn nữa. Hiện thực đó không khỏi khiến chúng ta lo lắng về văn hóa ứng xử của giới trẻ ở tương lai.

Việc giáo dục từ gia đình, nhà trường chưa đủ thuyết phục. Trong học tập, nhà trường và gia đình chỉ chú trọng giáo dục kiến thức, đề cao khát vọng làm giàu xem nhẹ nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, xay dựng lối sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Chính vì điều dó, các bạn trẻ ngày càng trở nên kiêu căng, trịch thượng và ích kỉ.

Ý thức cộng đồng của các bạn trẻ còn quá kém. Khi được hướng dẫn, nhắc nhở, các bạn còn thực hiện. Còn nếu không, các bạn trở nên tùy tiện, vô ý thức, sẵn sàng vi phạm các quy định. Thói tùy tienj và ỷ lại vốn ăn sâu bám chắc trong lối ứng xử của nhiều bạn trẻ hiện nay, thật khó khắc phục.

Các bạn trẻ bây giờ không có thói quan nói “lời cảm ơn” khi được ai đó giúp đỡ, không biết “nói lời xin lỗi” khi gây ra lỗi lầm, không biết khắc phục, sữa chữa khi gây ra hư hại. Biết nói lời cảm ơn, biết xin lỗi người khác, biết khắc phục lỗi lầm là những hành động văn hóa tối thiểu và cao quý của con người. Không làm được việc đó, tuổi trẻ khó làm được những việc lớn lao khác.

Văn hóa ứng xử kém của các bạn trẻ không những làm tổn hại đến nhiều công trình, địa điểm, gây ô nhiễm môi trường mà còn đã để lại những ấn tượng không đẹp về giới trẻ Việt Nam đối với khách du lịch nước ngoài. những vị khách nước ngoài sau khi du lịch ở nước ta, thường phàn nàn nhiều về văn hóa ứng xử của người Việt và rất ít du khách quyết định quay trở lại lần sau. Điều đó cũng thực đáng lo ngại.

Hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng đáng phê phán. Dù bạn ăn mặc đẹp đến đâu, không biết tôn trọng mọi người xung quanh là thiếu tôn trọng bản thân mình. Nói nhu nhà báo Khải Đơn “bạn như người văn minh ích kỉ và trịch thượng”.

Muốn thay đổi thói quen và cách ứng xử của các bạn trẻ hiện nay, không gì quan trọng hơn là mỗi cá nhân phải tự ý thức về văn hóa ứng xử nơi công cộng, khi tham gia sinh hoạt vui chơi chốn đông người cần phải biết tiết chế mình, không nên vui quá đà mà hành xử không tốt.

Ở nơi công cộng cần có những tấm bảng tuyên truyền, nhắc nhở mỗi công dân sống có văn hóa trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên, tự giác vẫn là ưu tiên hàng đầu bởi quá nhiều bản thông báo, hướng dẫn sẽ gây phản cảm mạnh.

Gia đình, nhà trường bên cạnh nhiệm vụ giáo dục kiến thức, cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục ý thức cộng đồng, kĩ năng sống cho học sinh, kĩ năng giao tiếp có văn hóa nơi công cộng.

Nền văn hóa của quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Con người không có văn hóa, xã hội ngay khi phát triển nhất cũng chỉ là rừng rậm. Văn hóa của mỗi con người vừa là năng lực được kế thừa từ truyền thống vừa được rèn luyện ở mỗi con người. Năn hóa ứng xử nơi công cộng của các bạn trẻ sẽ là yếu tố quyết định văn hóa của dan tộc ở mai sau. Từ bài viết này, mỗi người trong chúng ta hãy điều chỉnh lại bản thân để hành xử có văn hóa nơi công cộng, xây dựng văn hóa cộng đồng văn minh, tiến bộ và nhân văn hơn nữa.

Trích những phát minh đáng ngưỡng mộ của giới trẻ Việt news zing vn

Chuyên gia thương mại điện tử

Gavin Wheedon là chuyên gia người Anh về thương mại điện tử. Wheedon từ London đến Hà Nội vào lúc 17h ngày 14/3 trên chuyến bay VN0054. Từ bên trong khu cách ly tại Sơn Tây, anh đã có bài viết về những trải nghiệm đầu tiên ở đây cho Southeast Asia Globe. Đây là bài viết khác của Wheedon dành riêng cho Zing.vn.

---------------

Hoàng hôn vừa buông xuống chưa lâu trong khu cách ly, tôi nhìn ra khoảng sân rộng có rất nhiều người mới đến. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có nhiều người thế này.

Những ngày trong khu cách ly đã nhắc nhở tôi rằng tôi cần phải chiến đấu để đạt được những gì mình muốn.

Tôi cứ nghĩ những người mới đến phải cảm thấy căng thẳng vì lo ngại dịch bệnh. Có lẽ họ có cùng nỗi sợ như tôi?

Điều đó nhắc nhở tôi rằng mọi người ở đây được đoàn kết lại bởi cùng một lý do. Ở đây, quốc tịch và hoàn cảnh sống không còn quan trọng nữa. Mọi người đều suy nghĩ tích cực, giúp đỡ lẫn nhau.

Tôi nhìn chằm chằm vào màn đêm sương mù yên bình và suy ngẫm về trải nghiệm của bản thân trong khu cách ly. Tôi đã không biết trước ở đây sẽ như thế nào, điều kiện vật chất ra sao. Nếu cuộc sống ở đây khó khăn, thì cứ để vậy thôi.

Tôi đến Việt Nam để bắt đầu một cuộc sống mới. Những ngày trong khu cách ly đã nhắc nhở tôi rằng tôi cần phải chiến đấu để đạt được những gì mình muốn. Nếu cuộc sống không thử thách, làm sao chúng ta biết được mình kiên cường đến đâu?

“Đặc quyền" nguy hiểm

Cuộc sống ở khu cách ly không hề khó khăn. Bộ đội làm việc không biết mệt mỏi. Họ không về nhà, không thăm gia đình. Họ cống hiến trọn vẹn ở tiền tuyến của cuộc chiến chống lại bệnh dịch chết người – dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).

Theo dõi các nhóm trên Facebook, tôi nhận thấy trong vài tuần qua, Việt Nam đã đối phó với Covid-19 một cách rất quy củ. Tôi rất tôn trọng các quyết sách và hành động của chính phủ Việt Nam trước cuộc khủng hoảng. Nhanh chóng, quyết đoán và hiệu quả.

Có lẽ người Anh chúng tôi tự cho rằng mình có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi không muốn nhịp sống thường ngày bị đảo lộn.

Trong giây phút đó, tôi bỗng chợt nhận ra đất nước của mình - Vương quốc Anh - chưa đạt được mức sẵn sàng như vậy.

Anh không có khu cách ly như Việt Nam. Giới chức không tiến hành xét nghiệm hàng loạt. Chính quyền cũng không cho khử trùng khu vực công cộng. Nhiều bệnh nhân ở Anh không được điều trị. Chính quyền cũng không cô lập hoặc đóng cửa trường học và quán bar.

Trên tin tức, khuyến cáo từ chính phủ dành cho người dân Anh là không đeo khẩu trang, tiếp tục đi du lịch đến các quốc gia khác và chỉ đơn giản là hãy ở nhà nếu người dân bị ốm. Mới đây, việc đề xuất chính sách “miễn dịch bầy đàn" gây ra nhiều tranh cãi.

Có lẽ người Anh chúng tôi tự cho rằng mình có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi không muốn nhịp sống thường ngày bị đảo lộn. Chúng tôi muốn một liều thuốc tiên. “Miễn dịch bầy đàn” đáp ứng đúng những gì mà chúng tôi muốn, rằng vấn đề sẽ được giải quyết chỉ sau một đêm.

Cho đến khi tôi viết những dòng này, dường như chính phủ Anh đã nhận ra sai lầm của họ do sự phản đối dữ dội của công chúng và rút lại lựa chọn “miễn dịch bầy đàn”. Thay vào đó, họ đang cân nhắc kế hoạch cho tất cả người dân trên 70 tuổi tự cách ly.

Không tuân thủ quy định là xúc phạm

Luồng suy nghĩ của tôi bị ngắt quãng vì có vài người Việt Nam bắt chuyện, hỏi tôi nghĩ thế nào về những sự kiện gần đây. Tự rót cho mình một cốc nước, tôi lắng nghe những gì họ nói. Họ đã đọc bài viết của tôi trước đó trên Southeast Asia Globe và cảm kích vì những phản ánh tích cực trên cương vị là một người nước ngoài.

Họ hỏi tôi về bài báo gần đây trích dẫn một cặp vợ chồng lớn tuổi người Anh phàn nàn về tình trạng trong khu cách ly. Nhưng đến thời điểm tôi đọc được bài báo đó, hầu hết quan điểm tiêu cực đã bị lược bỏ. Có lẽ những ý kiến đó hơi quá đáng.

Tôi nghĩ một mặt, hai người họ đã dành dụm để đi du lịch và điều này phá hỏng chuyến đi. Nhưng mặt khác, có thể họ đã không cẩn trọng khi phát ngôn trong lúc tức giận. Người Anh thường có xu hướng hay phàn nàn.

Khi một quốc gia đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ người dân, không tuân thủ quy định là một sự xúc phạm.

Quan điểm của tôi rất đơn giản: Khi làm khách ở một đất nước khác, bạn nên tôn trọng luật pháp và văn hóa địa phương. Khi một quốc gia đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và kỹ lưỡng như vậy để bảo vệ người dân, việc không tuân thủ quy định là một sự xúc phạm.

Ví dụ về quy định đeo khẩu trang. Khẩu trang không thể bảo vệ bạn 100%, nhưng đeo khẩu trang là để bảo vệ những người xung quanh nếu bạn bị nhiễm bệnh. Bạn có thể bị nhiễm Covid-19, nhưng người khác có thể tránh được điều đó.

Khi tôi tiếp tục trò chuyện với những người bạn Việt Nam, họ cũng kể cho tôi nghe câu chuyện về những người nước ngoài đến từ một quốc gia khác, những người có hành vi coi thường Việt Nam và chỉ trích điều kiện sống trong khu cách ly. Dù có rất nhiều điều muốn nói về vấn đề này, tôi cho rằng họ chỉ là số ít và không đại diện cho cả một quốc gia.

Tôi nhận ra rằng người Việt Nam sẽ luôn quyết liệt bảo vệ hình ảnh đất nước mình. Điều này thật đáng ngưỡng mộ, nhưng đôi khi sự phẫn nộ đối với một nhóm nhỏ lại biến thành làn sóng chỉ trích đối với cả một quốc gia.

Một khía cạnh khác là người dân từ các quốc gia giàu có như tôi thường ngây thơ, không ý thức được rằng mình đang sống trong điều kiện xa xỉ đến thế nào và tự cho mình có rất nhiều đặc quyền.

Điều này đôi khi dẫn đến việc chúng tôi hành xử khệnh khạng mà quên đi một nguyên tắc bất di bất dịch: Nếu bị nghi nhiễm một căn bệnh chết người như Covid-19, bạn đương nhiên trở thành mối đe dọa cho cộng đồng.

Đôi khi, điều kiện vật chất trong khu cách ly có thể không được như mong đợi. Thế nhưng, ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của hàng nghìn người, chứ không phải điều kiện sống tạm thời cho một nhóm cần cách ly.

Khu cách ly có thể khiến bạn bức bối, nhưng đây là điều cần thiết. Tôi đến đây với niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể trở về nhà và đã được cứu mạng. Tôi sẵn sàng ngủ trên sàn bê tông lạnh lẽo nếu tôi bắt buộc phải làm thế.

Sẽ không ai đơn độc

Cuộc trò chuyện với những người bạn Việt Nam dần đi đến hồi kết và chúng tôi tạm biệt nhau. Tôi ra ngoài chụp một vài bức ảnh và gọi điện cho người thân. Bất chấp đám đông đang ngày một lớn dần và những mối nguy hiểm ẩn mình trong đó, tôi vẫn kiên định với suy nghĩ chúng tôi ở đây cùng nhau chiến đấu.

Tôi mong muốn có một cuộc sống mới bên ngoài khu cách ly. Nhưng hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác.

Tôi dần quen với nhịp sống thường ngày trong khu cách ly, không còn gì lạ lẫm nữa. Một số người tỏ ra buồn chán, số khác đang tận hưởng thời gian suy ngẫm. Khi số người trong khu cách ly tăng lên, có thể ban quản lý sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn vì có nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Tôi từng chứng kiến cuộc cãi vã của một cặp vợ chồng có con nhỏ trong phòng cách ly, bởi một cặp đôi khác cũng cần sử dụng phòng. Trong tương lai, nhiều vấn đề tương tự có thể phát sinh nhưng hiện tại, tình hình ở đây vẫn ổn, chúng tôi vẫn đoàn kết.

Từ những trải nghiệm của tôi ở Việt Nam, tôi thấy mình yêu nơi này. Tôi yêu con người Việt Nam với bản tính chu đáo, vị tha và sự hy sinh của họ cho gia đình. Tôi yêu phong cảnh, văn hóa và sự tôn trọng mà người Việt dành cho mình nếu tôi cũng tôn trọng họ.

Tôi đã đính hôn với một phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, người có khả năng thấu hiểu sự khắc nghiệt của cuộc sống. Cuối cùng, tôi hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ được Việt Nam cấp quốc tịch kép và trở thành một phần của đất nước này. Mỗi khi đến Việt Nam, tôi đều có cảm giác như trở về nhà.

Tôi mong muốn có một cuộc sống mới bên ngoài khu cách ly. Nhưng hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác. Tôi có thể lên tiếng và thấy mình cần chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong những ngày này.

Trải nghiệm trong khu cách ly dạy cho tôi rằng mối đe dọa từ dịch bệnh là rất thật.

Trải nghiệm trong khu cách ly dạy cho tôi rằng mối đe dọa từ dịch bệnh là rất thật. Tôi cảm thấy sợ hãi khi bị kiểm tra ở sân bay vì biết đâu mình có thể vô tình trở thành người nhiễm bệnh.

Thật đáng sợ khi phải vào khu cách ly và nói với những người thân yêu rằng mình không thể gặp họ, trong khi họ đang chờ đón ở sân bay. Đó là nỗi sợ hãi không biết số phận mình sẽ đi về đâu.

Thế nhưng, tôi tự nhủ mình đã lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn của trại trẻ mồ côi và dành cả đời để chiến đấu với nỗi sợ hãi. Tôi từng kinh qua những trải nghiệm kinh hoàng không thể kể xiết để có thể sống sót đến ngày hôm nay. Tôi đã chiến đấu để đạt được thành công cho mình và vì vậy, tôi sẽ vượt qua được hai tuần cách ly.

Sớm thôi, ở đây sẽ có 700 người. Và không ai đơn độc.

Gavin Wheedon

Đồ hoạ: Hà My - Biên dịch: Thuỷ Tiên