Trên thế giới này có bao nhiêu người phụ nữ?

Cách đây khoảng 300.000 năm, khi người Homo sapiens bắt đầu xuất hiện, tổng dân số rất nhỏ, trong khoảng 100 - 10.000 người. Theo Joel E. Cohen, giám đốc Phòng thí nghiệm dân số ở Đại học Rockefeller và Đại học Columbia tại New York, do khởi đầu có quá ít người, mất khoảng 35.000 năm để dân số nhân loại tăng gấp đôi.

Sau khi nông nghiệp ra đời cách đây khoảng 15.000 - 10.000 năm, có khoảng 1 - 10 triệu người trên Trái Đất. Sau đó, dân số cần 1.500 năm để tăng gấp đôi. Tới thế kỷ 16, thời gian cần thiết để dân số tăng gấp đôi rút ngắn xuống 300 năm. Sang thế kỷ 19, con số giảm xuống còn 130 năm. Từ năm 1930 đến 1974, dân số trên Trái Đất tăng gấp đôi chỉ trong 44 năm. Nhưng liệu dân số có tiếp tục gia tăng ở tốc độ này và có giới hạn nào về số lượng người Trái Đất có thể chứa được?

Năm 1679, Antoni van Leeuwenhoek, nhà khoa học kiêm nhà phát minh kính viễn vọng, dự đoán Trái Đất có thể chứa 13,4 tỷ người. Ông tính toán Hà Lan chiếm 1/13.400 diện tích đất ở được trên Trái Đất, và nhân dân số 1 triệu người lúc đó của Hà Lan với 13.400. Trong 40 năm nghiên cứu, Cohen đã thu thập 65 ước tính, từ một tỷ người tới hơn một nghìn tỷ người. Ông cho biết trong một môi trường sống, dân số sẽ ổn định nếu tỷ lệ sinh đẻ bằng tỷ lệ tử vong. Nhưng những thay đổi môi trường như ô nhiễm hoặc dịch bệnh có thể làm tăng hoặc giảm sức tải của môi trường.

Theo Cohen giải thích, xét về dân số, sức tải phụ thuộc vào cả áp lực tự nhiên và lựa chọn của con người. Ví dụ, áp lực tự nhiên bao gồm sự khan hiếm thức ăn và môi trường khắc nghiệt. Lựa chọn của con người bao gồm tương tác giữa các nền kinh tế, nông nghiệp, cách con người sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tỷ lệ sinh đẻ, tuổi thọ trung bình và di cư.

"Nếu tính theo tỷ lệ mỗi cặp có hai con, dân số sẽ tăng trưởng tương đối ổn định. Nếu tỷ lệ sinh đẻ ít hơn hai, từ một thế hệ tới thế hệ tiếp theo, dân số sẽ sụt giảm. Nếu tỷ lệ sinh đẻ ở trên mức đó và đại đa số người dân sống sót, dân số sẽ gia tăng", Patrick Gerland, nhà nghiên cứu ở Vụ Dân số Liên Hợp Quốc tại New York, cho biết.

Nhiều quốc gia thu nhập thấp trên khắp thế giới có tỷ lệ sinh cao và quy mô gia đình lớn, đồng thời tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ ngắn. Nhưng khi đạt tới một mức phát triển kinh tế xã hội nhất định, ngày càng nhiều nước có xu hướng chỉ sinh hai con hoặc ít hơn trong mỗi gia đình.

Sự phát triển dân số toàn cầu đạt đỉnh vào thập niên 1960 và chậm lại kể từ sau đó. Năm 1950, tỷ lệ sinh đẻ trung bình là 5,05 trẻ mỗi phụ nữ, theo Cục Dân số Liên Hợp Quốc. Năm 2020, con số giảm xuống 2,44 trẻ mỗi phụ nữ. Theo Gerland, hiện nay giới nghiên cứu thống nhất dân số toàn cầu sẽ đạt đỉnh tiếp vào cuối thế kỷ này. Dự kiến dân số thế giới sẽ đạt 10,4 tỷ người vào thập niên 2080 và duy trì ở mức đó cho tới năm 2100.

Số lượng người mà Trái Đất có thể chứa được không phải con số cố định. Cách con người sản xuất và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tới khả năng duy trì dân số của môi trường trong tương lai. Nói cách khác, có thể tồn tại giới hạn về số lượng người Trái Đất có thể chứa được, nhưng chúng ta không biết chính xác con số là bao nhiêu.

Mặc dù đang phải đối mặt với đại dịch, 23 quốc gia vẫn tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế của phụ nữ trong năm 2021

WASHINGTON ngày 1 tháng 3 năm 2022 – Khoảng 2,4 tỷ phụ nữ trong độ tuổi lao động không có cơ hội kinh tế bình đẳng và 178 quốc gia đang duy trì các rào cản pháp lý ngăn cản sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật năm 2022. Tại 86 quốc gia, phụ nữ phải đối mặt với một số hình thức hạn chế họ làm việc và 95 quốc gia không đảm bảo trả lương bình đẳng cho công việc tương tự.

Trên toàn cầu, phụ nữ mới chỉ có 3/4 các quyền hợp pháp nam giới được hưởng – với số điểm tổng hợp là 76,5 trên 100 điểm, 100 điểm biểu thị sự ngang bằng hoàn toàn về mặt pháp lý. Tuy nhiên, báo cáo cho biết mặc dù đại dịch toàn cầu tác động không đồng đều đến cuộc sống và sinh kế của phụ nữ, 23 quốc gia đã cải cách pháp lý trong năm 2021 để thực hiện các bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế của phụ nữ.

Bà Mari Pangestu, Tổng Giám Đốc điều hành Chính sách phát triển và Quan hệ đối tác của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, khoảng cách giữa thu nhập cả đời dự kiến của nam giới và phụ nữ trên toàn cầu là 172 nghìn tỷ USD – gần gấp hai lần GDP hàng năm của thế giới. Khi chúng ta hướng tới mục tiêu phát triển xanh, thích ứng và bao trùm, các chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách pháp lý để phụ nữ có thể phát huy hết tiềm năng của mình và được hưởng lợi một cách đầy đủ và bình đẳng.”

Báo cáo Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật năm 2022 đo lường mức độ ảnh hưởng của luật và các quy định tại 190 quốc gia trong 8 lĩnh vực liên quan đến cơ hội kinh tế của phụ nữ – bao gồm khả năng tự do đi lại, môi trường làm việc, lương, kết hôn, thai sản, khởi nghiệp, tài sản, và chế độ hưu trí. Bộ dữ liệu giúp xây dựng các tiêu chuẩn khách quan và có thể dùng để đo lường sự tiến bộ toàn cầu về bình đẳng giới. Chỉ có 12 quốc gia, tất cả đều là thành viên của OECD, đạt được bình đẳng giới về mặt pháp lý. Điểm mới trong năm nay là cuộc khảo sát thí điểm tại 95 quốc gia về quy định pháp lý trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em – một lĩnh vực quan trọng cần được hỗ trợ để phụ nữ đạt được thành công trong những công việc được trả lương. Một phân tích thí điểm về tác động của việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến trao quyền kinh tế cho phụ nữ cho thấy có sự khác biệt giữa các quy định trên giấy tờ và thực tế mà phụ nữ phải trải qua.

Các khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Châu Phi cận Sahara ghi nhận nhiều cải thiện nhất về Chỉ số Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật (WBL) trong năm 2021, mặc dù về tổng thể các khu vực này vẫn tiếp tục tụt hậu so với các nơi khác trên thế giới. Cộng hòa Gabon nổi bật với những cải cách toàn diện trong bộ luật dân sự và ban hành luật xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Điểm số của Cộng hòa Gabon đã tăng từ 57,5 điểm ​​vào năm 2020 lên 82,5 điểm vào năm 2021.

Trên toàn cầu, số lượng cải cách được thực hiện nhiều nhất đối với các chỉ số về Thai sản, Lương và Môi trường làm việc. Nhiều cải cách tập trung vào bảo vệ chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cấm phân biệt đối xử về giới, tăng thời gian nghỉ có lương cho các cha mẹ mới sinh con và dỡ bỏ các hạn chế việc làm đối với phụ nữ. Các chỉ số về Lương và Thai sản có điểm trung bình thấp nhất trong chỉ số WBL, nhưng đã tăng lần lượt 0,9 điểm và 0,7 điểm trong năm ngoái lên đến điểm trung bình là 68,7 điểm và 55,6 điểm. Mức tăng trong chỉ số Thai sản chủ yếu xoay quanh chế độ cho phép người cha nghỉ sinh con và cho phép cả bố và mẹ nghỉ sinh con, nhưng điểm số thấp cho thấy sự cần thiết phải đẩy nhanh cải cách trong lĩnh vực này.

Bà Carmen Reinhart, Phó Chủ tịch Cao cấp kiêm Chuyên gia Kinh tế trưởng của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cho biết: “Phụ nữ không thể đạt được bình đẳng ở nơi làm việc nếu họ không bình đẳng ở nhà. Điều đó có nghĩa cần tạo môi trường bình đẳng và đảm bảo rằng việc có con không cản trởi việc tham gia đầy đủ vào nền kinh tế và hiện thực hóa hy vọng và tham vọng của người phụ nữ.”

Trên toàn thế giới, 118 nền kinh tế đảm bảo các bà mẹ được hưởng 14 tuần nghỉ phép có trả lương. Hơn một nửa (114) nền kinh tế được khảo sát cho phép người cha được nghỉ phép có lương, nhưng thời gian trung bình chỉ kéo dài một tuần.

Năm ngoái, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc đã tăng thời gian nghỉ thai sản có lương từ 10 tuần lên mức được khuyến nghị tối thiểu là 14 tuần. Armenia, Thụy Sĩ và Ukraine đã ban hành quy định về chế độ cho phép người cha nghỉ sinh con có trả lương. Colombia, Georgia, Hy Lạp và Tây Ban Nha đã ban hành chế độ cho phép cha mẹ được nghỉ phép có trả lương, trong đó cho phép cả cha và mẹ được hưởng một số hình thức nghỉ có lương để chăm sóc con sau khi sinh. Các quy định khuyến khích người cha nghỉ có lương có thể giảm bớt sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Báo cáo Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật năm 2022 đưa ra một nghiên cứu thí điểm trong 2 lĩnh vực mới, đó là môi trường pháp lý cho các dịch vụ chăm sóc trẻ em và thực thi pháp luật. Ngày càng có nhiều nền kinh tế đầu tư vào chăm sóc trẻ em để nâng cao kỹ năng của trẻ và công nhận công việc chăm sóc không được trả công của phụ nữ, những người thường đảm nhận nhiều nhiệm vụ chăm sóc hơn. Nghiên cứu thí điểm đã phân tích luật pháp ở 95 nền kinh tế và nhận thấy hầu hết các nền kinh tế có thu nhập cao trong OECD và các nền kinh tế châu Âu và Trung Á có quy định về các dịch vụ chăm sóc trẻ em của nhà nước trong khi ở Trung Đông và Bắc Phi và Nam Á, các quy định bắt buộc khu vực tư nhân hoặc người sử dụng lao động cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em cho cha mẹ đang đi làm.

Để dịch vụ chăm sóc trẻ em có chi phí hợp lý và được sử dụng rộng rãi hơn, một số quốc gia hỗ trợ tài chính cho cha mẹ hoặc người cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em. Nghiên cứu cũng xem xét các khía cạnh chất lượng trong quy định như tỷ lệ giáo viên trên trẻ em, quy mô nhóm tối đa, yêu cầu đào tạo đối với giáo viên, cũng như các yêu cầu về cấp phép, thanh tra và báo cáo đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Cần có thêm bằng chứng về những yếu tố tác động đến chất lượng và các khía cạnh của chất lượng mà phụ huynh quan tâm trước khi quyết định gửi con.

Báo cáo này cũng đánh giá các chỉ số Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật trên thực tế ở 25 nền kinh tế. Phân tích về thực thi pháp luật cho thấy còn khoảng cách lớn giữa các quy định pháp luật trên giấy và hiệu lực thực thi pháp luật. Chỉ riêng luật pháp là chưa đủ để cải thiện bình đẳng giới; các yếu tố tác động không chỉ bao gồm việc thực hiện và thực thi pháp luật mà còn cả các chuẩn mực xã hội, văn hóa và tôn giáo. Những khoảng trống này sẽ được tìm hiểu thêm trong các trong các ấn phẩm tương lai của báo cáo Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật.

Thế giới hiện tại có bao nhiêu nữ?

Về giới, có 49,1 triệu nam giới (49,8%); 49,4 triệu là nữ giới (50,2%). Tỉ số giới tính 99,4 nam/100 nữ. Mức sinh là 2,11 con/phụ nữ. Cũng theo số liệu của năm 2021, dân số thành thị tại TP.

Hiện tại trái đất có bao nhiêu người 2023?

Tính đến ngày 23/3/2023, dân số thế giới đạt mốc 8.010.493.300 người. Theo dự đoán của tổ chức Liên Hiệp Quốc, dân số toàn cầu sẽ đạt 9 tỉ vào năm 2037. Loài người thời tiền sử và lịch sử loài người mất hơn 5 triệu năm để đạt đến dân số 1 tỷ người và chỉ cần thêm 200 năm để phát triển thành 7 tỷ người.

Trên thế giới có tất cả bao nhiêu người?

(Dân trí) - Hôm nay (15/11) là ngày Liên Hợp Quốc tuyên bố dân số thế giới vượt qua cột mốc 8 tỷ người. Số lượng dân số toàn cầu gia tăng sẽ mang đến nhiều tác động từ sức khỏe đến môi trường. Theo Báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới năm 2022, ngày hôm nay dân số thế giới đạt 8 tỉ người.

Nữ có thể nói bao nhiêu từ 1 ngày?

Bình quân mỗi ngày phụ nữ nói khoảng 6000 từ, nhiều hơn nam giới khoảng 2000 từ. Kết luận khoa học này được rút ra sau nhiều nghiên cứu trên não người và nhiều trắc nghiệm với phụ nữ, từ bé gái đến bà già.