Trẻ sơ sinh nên tắm nắng bao lâu

Tắm nắng là cách tốt nhất cho trẻ bổ sung vitamin D tránh còi xương, chữa vàng da tình trạng nhẹ. Hơn nữa tắm nắng giúp con không bị hăm tã vì ánh nắng mang tác dụng diệt khuẩn.

Tại sao phải tắm nắng cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sau khi sinh được 2 tuần tuổi thì mẹ có thể cho bé tắm nắng, vì dưới tác động của ánh nắng cơ thể sẽ sản sinh ra vitamin D giúp canxi lắng đọng trong xương làm xương chắc khỏe và bé cao lớn hơn. Bên canh đó, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng mức làm tăng mức serotonin - Đây là hormone hạnh phúc giúp trẻ vui vẻ, ít tức giận, quấy khóc, giúp bé ngủ ngon. 

Mức độ bilirubin tăng và chức năng gan đào thải không kịp là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Do đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác dụng hạ thấp mức độ bilirubin trong cơ thể bé và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.\

Những chấn thương có thể khiến chúng ta bị mất máu, nhưng nhờ vào vitamin D và K giúp ngăn ngừa mất máu thông qua cơ chế đông máu. Cũng giống như người lớn, cơ thể của bé cần có khả năng đông máu để tránh bị tổn thương nên tắm nắng sẽ giúp cơ thể sản xuất vitamin D cân bằng quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể trẻ.

Trẻ sơ sinh nên tắm nắng bao lâu
Tắm nắng đúng cách là phương pháp giúp trẻ bổ sung vitamin D tốt nhất

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi?

Thời điểm tắm nắng cho con khoảng 7 - 10 ngày sau sinh và ba mẹ không nên quá lo lắng về việc bé bị lạnh vì sức nóng từ mặt trời đã đủ để sưởi ấm cho con. Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào việc mẹ tắm nắng cho trẻ như thế nào.

Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường thắc mắc rằng nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến khi nào? HIện nay vẫn không có cơ sở chứng minh nào về việc giới hạn độ tuổi tắm nắng của trẻ. Có tới 80% vitamin D được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời vì vậy việc tắm nắng hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Vì thế có thời gian tắm nắng cho trẻ mỗi ngày thì rất tốt. Khi trẻ có thể tự đi được, vui chơi chạy nhảy ngoài trời, lúc này các tia nắng mặt trời xuất hiện là trẻ tự tắm nắng cho mình rồi. Mẹ không cần lo lắng vấn đề này nữa đâu.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách tắm nắng vào mùa hè

Vào mùa hè, ánh nắng sớm chói chang và gay gắt, nên cho trẻ tắm nắng buổi sớm khi mặt trời vừa mọc, lý tưởng là 6 - 7 giờ để tránh tác hại của tia UV. Trong khi tắm trẻ đổ mồ hôi thì mẹ lấy khăn lau để trẻ không khó chịu, bí hơi gây ngứa, rôm sảy.

Cần chọn nơi tắm nắng thoáng mát, không ồn ào tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Vào những ngày nắng nóng, bạn nên hạn chế cho trẻ tắm nắng để giảm thiểu nguy cơ mất nước khi trẻ đổ mồ hôi. Ngoài ra tuỳ từng vùng miền mà thời điểm mặt trời buổi sáng là khác nhau, nhiệt độ khác nhau nên mẹ lựa chọn lúc nắng sớm phù hợp cho con.

Trẻ sơ sinh nên tắm nắng bao lâu
Vừa tắm nắng vừa massage để trẻ cảm thấy thoải mái dễ dàng thích nghi với ánh nắng

Cách tắm cho trẻ vào mùa đông

Vào mùa đông, không khí lạnh hơn và thiếu ánh nắng mặt trời rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp. Vì thế không tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm, bên cạnh đó việc trẻ mặc quá nhiều áo giữ ấm cũng khiến da tiếp xúc ít với ánh nắng mặt trời.

Trời mùa đông trời thường nhiều mây, thời tiết se lạnh, mặt trời mọc muộn nên để tắm nắng cho con nên đợi khi trời ấm hơn từ từ 8 - 9 giờ. Vào những ngày trời quá lạnh hoặc có gió, mẹ không nên cho trẻ tắm nắng. Những ngày đầu chỉ nên tắm nắng cho bé khoảng vài phút và tăng dần thời gian khi trẻ đã thích nghi, không tắm nắng cho trẻ quá 20 phút một ngày.

Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Khi tắm nắng cho trẻ bạn cũng cần nên lưu ý một số điều sau:

  • Che chắn cho con đầu, mặt và mắt cho con tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt.
  • Tránh tắm nắng vào ngày chuyển mùa, mùa gió. Chọn nơi kín gió nhưng vẫn có ánh nắng để phơi nắng cho trẻ.
  • Nếu làn da của trẻ quá nhạy cảm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết cần lưu ý những điều gì.
  • Nhiệt độ cơ thể của bé sẽ thay đổi do tiếp xúc với ánh nắng là điều bình thường, lúc này mẹ dùng khăn lau khô mồ hôi cho con. Nhưng nhiệt tăng bất thường thì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng cơ thể và não. Do đó cần theo dõi nhiệt độ đảm bảo không có gì nguy hại.
  • Khi tắm nắng chú ý cho con ở những chỗ khuất, nhiều nếp gấp như hạch, háng, khuỷu tay. Trong khi tắm nắng mẹ nhẹ nhàng massage những chỗ này cho bé.

Trẻ sơ sinh nên tắm nắng bao lâu
Sau khi tắm nắng bổ sung nước cho trẻ tránh mất nước

Từ bài viết trên có thể giải đáp được tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi. Câu trả lời là khi hết thời sơ sinh lúc mà trẻ có thể tự đi lại, chạy nhảy và tự tắm nắng cho chính mình. Quá trình hình thành xương kéo dài cho đến tuổi thiếu niên nên tắm nắng và hấp thụ vitamin D đều quan trọng với mọi người không chỉ là trẻ sơ sinh. Ở một góc độ khác, tắm nắng còn là cơ hội cho trẻ kết nối với môi trường bên ngoài.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Tắm nắng hoàn toàn có lợi cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh vì đảm bảo lượng vitamin D cho cơ thể, không bị vàng da. Tuy nhiên tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu và tắm vào thời điểm nào thì công dụng của ánh nắng được phát huy hiệu quả nhất.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt?

Nhiều mẹ vẫn đang băn khoăn không biết có nên tắm nắng cho trẻ hay không thì câu trả lời là có. Vì tắm nắng cho trẻ sơ sinh nếu thực hiện đúng có thể mang lại nhiều lợi ích như:

Chữa bệnh vàng sinh lý ở trẻ sơ sinh

Tùy vào tình trạng bệnh vàng da ở trẻ để quyết định cách chữa trị. Với các bé bị vàng da sinh lý thì tắm nắng là điều cần thiết để loại bỏ bilirubin (sắc tố gây vàng da). Trong trường hợp vàng bệnh lý thì mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng y học hiện đại như chiếu đèn phá vỡ bilirubin.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh hạn chế tiến triển và dần biến mất. Trong khi tắm năng, sức đề kháng của trẻ cũng được tăng cường, chức năng gan sẽ thanh lọc và bài tiết bilirubin ra khỏi cơ thể, giúp da trở lại hồng hào và mịn màng.

Tăng vitamin D chuyển hóa thành canxi

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị vàng da, tắm nắng còn giúp bé tổng hợp vitamin D làm quá trình hấp thụ canxi và photphat diễn ra hiệu quả hơn. Canxi chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và sức khỏe của trẻ.

Thiếu vitamin D khiến xương yếu đi và biến dạng dẫn đến tình trạng còi xương, loãng xương ở trẻ sơ sinh. Thực tế, lượng vitamin đưa vào cơ thể qua đường ăn uống rất ít cần phải bổ sung thêm bằng cách uống đủ các loại vitamin. Nhưng diện tích bề mặt da lớn nên khi tắm nắng có thể giúp bé tổng hợp lượng vitamin D đủ lớn cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh nên tắm nắng bao lâu
Tắm nắng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D cần thiết để phát triển xương cho trẻ

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu?

Sau khi sinh 1 - 2 tuần, cơ thể bé đã có thể tổng hợp vitamin D cho cơ thể lúc này mẹ có thể đưa bé đi tắm nắng. Các bác sĩ khuyên trẻ sơ sinh nên tắm nắng trong khoảng 20 đến 30 phút.

Vào những ngày tắm nắng đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé phơi nắng khoảng 10 phút. Đồng thời quan sát tình trạng cơ thể bé có thay đổi bất thường nào không như nhiệt độ, làn da có bị kích ứng, mẩn đỏ, gây ngứa,... Nếu không có hiện tượng lạ nào xảy ra mẹ có thể tăng thời gian tắm nắng của trẻ lên theo từng ngày.

Tắm nắng cho bé vào lúc nào?

Phơi nắng vào thời gian nào là tốt? Thông thường là từ 6 - 8 giờ sáng, khi ánh nắng chưa gay gắt nhưng còn phụ thuộc vào thời điểm trong năm như:

  • Mùa xuân: Khí hậu mát mẻ, mẹ có thể cho bé tắm nắng khi mặt trời vừa lên khoảng 6 - 8 giờ.
  • Mùa hè: Nhiệt độ và ánh nắng gay gắt hơn, mặt trời mọc sớm hơn nên cho bé tắm nắng trước 7 giờ sáng.
  • Mùa thu: Khi thời tiết bắt đầu se lạnh có thể cho trẻ tắm nắng muộn hơn từ 8-9 giờ khi nắng ấm hơn.
  • Mùa đông: Lúc này sáng sớm rất lạnh. ít nắng nên mẹ đợi khi mặt trời lên, nhiệt độ ấm hơn và có nắng thì đưa trẻ ra tắm nắng.

Nếu không thể tắm nắng buổi sáng thì mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc ánh nắng chiều từ 4 giờ 30 - 5 giờ trở đi. Tùy thuộc vào vùng miền và thời tiết mà mẹ lựa chọn thời gian tắm nắng cho con hợp lý nhé.

Trẻ sơ sinh nên tắm nắng bao lâu
Tắm nắng cho bé tốt nhất tối đa là 30 phút mỗi ngày 

Trẻ sơ sinh cần tắm nắng đến mấy tháng?

Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường thắc mắc rằng tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi thì ngừng lại? Thực tế không có giới hạn độ tuổi cho trẻ phơi nắng. Vì quá trình tổng hợp vitamin D luôn cần thiết với tất cả mọi người. Mẹ vẫn nên cho trẻ phơi nắng thường xuyên cho đến khi trẻ được 2 - 3 tuổi. Vì đây là thời điểm trẻ đã có thể tự đi lại, chạy nhảy do đó trẻ sẽ tự tắm nắng cho bản thân trong quá trình vui chơi ngoài trời.

Những hiểu lầm khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nào cũng cần tắm nắng

Ba mẹ luôn nghĩ rằng tất cả trẻ sơ sinh đều có thể tắm nắng mặt trời để được cung cấp vitamin D. Tuy nhiên, ba mẹ cần quan sát và tìm hiểu liệu con mình có hợp tắm nắng không?

Các nghiên cứu cho thấy, những trẻ mắc bệnh ngoài da như viêm da, chàm,… không nên tắm nắng. Lúc này mẹ có thể bổ sung vitamin D trong chế độ ăn của trẻ để trẻ vẫn có thể phát triển toàn diện nhất.

Tắm nắng càng lâu càng hấp thụ được nhiều vitamin D

Điều này hoàn toàn sai lầm, ánh nắng buổi sáng khá tốt cho làn da và sức khỏe của bé. Tuy nhiên ánh nắng tốt cho sức khoẻ chỉ kéo dài 1 - 2 tiếng từ khi mặt trời mọc và thời gian sau đó ánh nắng rất gay gắt, chứa nhiều tia cực tím gây hại. Nên tắm nắng càng lâu có thể làm da sạm màu hoặc gây hại da. Khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi, mẹ có thể tắm nắng tối đa 30 phút/ngày cho bé.

Tắm nắng phải cởi bỏ hết đồ của trẻ

Nên tắm nắng xen kẽ trên các vùng da của bé cụ thể từ tay, chân, lưng, đùi và cuối cùng là bụng, ngực. Không nên cởi bỏ toàn bộ quần áo của trẻ vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào đầu, mắt hay vùng nhạy cảm sẽ làm tổn thương các vùng này. Nên mẹ nhớ che chắn đầu, đeo kính râm, che vùng nhạy cảm lại cho bé khi tắm nắng.

Trẻ sơ sinh nên tắm nắng bao lâu
Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính cho bé tránh gây tổn thương những vùng này

Tóm lại không thể phủ nhận lợi ích từ việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Nhưng các mẹ cần chú ý tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu và thời điểm tắm nắng trong ngày cho trẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những thông tin thiết thực ở trên giúp phụ huynh có thêm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp