Trẻ sơ sinh khi nào được nằm võng năm 2024

Trẻ sơ sinh nằm võng thường sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nhưng, có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Bởi tư thế nằm võng khiến lưng trẻ cong và có thể không tốt cho cột sống, thói quen ngủ… Tất cả hãy cùng tìm kiếm câu trả lời ở bài viết này nhé!

I. TRẺ SƠ SINH NẰM VÕNG ĐƯỢC KHÔNG?

Đối với nhiều gia đình Việt, võng được ví như chiếc giường thứ hai bởi sự tiện lợi mà nó mang lại cho giấc ngủ. Đặc biệt hơn nữa, ngủ võng là một thói quen vô cùng thích thú của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhưng vì nằm võng lưng sẽ cong và điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nhiều trẻ còn lệ thuộc vào việc ngủ trên võng. Do đó, không ít ba mẹ đã đặt ra vấn đề, không biết có nên cho trẻ sơ sinh ngủ võng không?

Trẻ sơ sinh khi nào được nằm võng năm 2024

Thực tế ghi nhận, việc cho trẻ sơ sinh ngủ võng có cả những mặt lợi và hại đi kèm. Cụ thể:

1.1. Lợi ích khi ngủ võng

  • Khi trẻ nằm võng, võng sẽ ôm trọn bé, bao bọc lại bé. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ ngủ hơn.
  • Chuyển động đung đưa của võng giúp bé cảm thấy như đang ở trong tử cung của mẹ nên sẽ an tâm hơn, làm dịu sự lo lắng. Điều này tạo môi trường thoải mái để trẻ ngủ ngon hơn.

Trẻ sơ sinh khi nào được nằm võng năm 2024

1.2. Tác hại khi ngủ võng

  • Gây hội chứng rung lắc: Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của trẻ. Tình trạng cho trẻ nằm võng kéo dài, đu đưa nhiều có thể dẫn tới hội chứng rung lắc - một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực, rối loạn khả năng định hướng và chậm hình thành nhận thức;
  • Ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và lồng ngực: Vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ sẽ không được nâng đỡ nên dễ bị cong vẹo. Điều này là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên dễ bị cong theo độ lún của võng. Bên cạnh đó, khi đốt sống cong thì lưng sẽ gù, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim, phổi,...( như gù vẹo cột sống, có thể gây khó thở..)
  • Ức chế thần kinh: Trẻ ở trong trạng thái rung lắc mạnh liên tục (do đu đưa võng) sẽ bị mệt mỏi thần kinh nên dù đã đi vào giấc ngủ thì bé vẫn mang tâm trạng run sợ. Do đó, khi bế trẻ ra, bé hay bị giật mình, khóc thét. Nếu phải trải qua tình trạng này trong thời gian dài thì não của trẻ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi.
  • Thần kinh vận động kém phát triển: Trẻ nằm trên võng sẽ khó học, hình thành các động tác như trườn, bò, đi lại, chạy, cầm nắm đồ vật,... Sự ảnh hưởng trên hệ thần kinh vận động khiến bé kém linh hoạt, làm khả năng nhận thức và tiếp thu kém đi.

Trẻ sơ sinh khi nào được nằm võng năm 2024

  • Cơ bắp kém phát triển: Nếu được vận động, co duỗi thường xuyên thì cơ bắp trẻ sẽ phát triển, nở nang. Trong khi đó, trẻ nằm võng thường bị chèn ép chân, tay hoặc vẹo đầu, vẹo cổ,... Đây là những tư thế khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một vị trí, lưu lượng máu không điều hòa, khiến cơ bắp và não bộ phát triển kém.
  • Phụ thuộc vào võng: Khi quen với chuyển động đu đưa của võng thì trẻ sẽ dễ trở nên phụ thuộc vào nó, nếu không có võng sẽ không ngủ được;
  • Dễ té ngã và khó thở: Với trẻ nằm võng, nếu trẻ trở mình, lật người trên võng thì rất dễ bị té ngã ra ngoài võng. Hoặc khi bé lật sang một bên thì rất khó lật ngửa trở lại. Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ nằm ở tư thế cong người, gập cổ - là tư thế khiến hô hấp khó khăn.Trường hợp này có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong vì bé không thở được.

Với những mặt ưu và nhược điểm được vạch ra rất rõ ràng ở trên, tin chắc ba mẹ cũng đã có được quyết định việc có nên cho trẻ nằm võng hay là không?

Có thể việc cho trẻ sơ sinh nằm võng không tốt, nhưng trong một số trường hợp ba mẹ vẫn phải để trẻ nằm võng để ngủ ngon và sâu giấc hơn. Để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé, ba mẹ hãy để trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách với một số lưu ý sau:

Trẻ sơ sinh khi nào được nằm võng năm 2024

II. LƯU Ý KHI CHO TRẺ SƠ SINH NẰM VÕNG

  • Không để trẻ nằm võng ngủ suốt cả đêm, chỉ nên cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
  • Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều của võng để nâng đỡ vùng lưng của bé, không làm cột sống của bé bị cong theo chiều cong của võng
  • Không cho trẻ ngủ võng quá sớm khi chưa được 3 tháng tuổi.
  • Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh trẻ bị lật võng hoặc té ngã trong khi ngủ.
  • Không đu đưa võng quá lâu và quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé.

Lời kết:

Trẻ sơ sinh nằm võng tưởng chừng là một thói quen thường gặp ở các gia đình Việt. Nhưng ẩn chứa đằng sau thói quen rất hữu ích này là những tác hại ít ai ngờ đến đối với trẻ sơ sinh. Với những sự thật được bật mí ở bài viết này, Nature’s Way hy vọng sẽ giúp được nhiều ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu trưởng thành khỏe mạnh.