Trẻ hay nháy mắt vì sao

Bệnh nháy mắt ở trẻ em là căn bệnh thường gặp. Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi thường xuyên thấy con bị nháy mắt. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Có thể chữa khỏi hay không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc ngay trong bài viết này.

Xem thêm: 5 bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em và cách phòng tránh

Bệnh nháy mắt ở trẻ em là gì?

Căn bệnh này khá phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Thông thường cứ 5-20% trẻ em sẽ mắc căn bệnh này. Đây không chỉ đơn thuần là tình trạng mắt bị mỏi nên dẫn tới nháy mắt mà đây được coi là một căn bệnh.

Nhìn chung bệnh này không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng khi mắt liên tục bị nháy sẽ khiến trẻ cảm thấy bất tiện. Chưa kể bệnh nháy mắt ở trẻ em có thể khiến trẻ tự ti, hạn chế giao tiếp xung quanh. Chính vì vậy cha mẹ cần thường xuyên để ý tới tình trạng của bé để có thể khắc phục và có phương án điều trị khi cần thiết.

Trẻ hay nháy mắt vì sao
Bệnh nháy mắt là căn bệnh thường xuyên gặp phải ở trẻ   

Nguyên nhân gây ra bệnh nháy mắt ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh nháy mắt ở trẻ em. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên cần xét tới là điều kiện khí hậu và môi trường của Việt Nam.

Hiện nay chất lượng không khí môi trường nước ta đang suy giảm, thời tiết biến đổi liên tục, khiến chất lượng môi trường kém và còn nhiều khí bụi. Chính vì điều này trẻ hay có thói quen dụi mắt, khiến cho vi khuẩn tiếp xúc và lây lan. Lâu ngày sẽ khiến sinh ra tật nháy mắt.

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này là do mắt hoạt động quá lâu. Khi này mắt sẽ bị căng thẳng và nháy liên tục. Sau nhiều lần như vậy sẽ thành bệnh nháy mắt.

Trẻ hay nháy mắt vì sao
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nháy mắt ở trẻ

Hay nguyên nhân khác nữa là do chế độ dinh dưỡng không đủ cũng dẫn tới tình trạng này. Khi mắc bệnh nháy mắt ở trẻ em, bố mẹ cũng cần theo dõi bé, bởi đây có thể là dấu hiệu trẻ bị tổn thương dây thần kinh. Bệnh nháy mắt ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của việc bị tổn thương dây thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nháy mắt ở trẻ

Để nhận biết căn bệnh này rất dễ dàng, khi thấy bé có những dấu hiệu như thường xuyên chảy nước mắt hoặc đỏ mắt; bé liên tục dụi mắt, nheo mắt. Thì ba mẹ cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Khi đó mới có thể xác định rõ tình trạng của bé và có cách điều trị thích hợp.

Trẻ hay nháy mắt vì sao
Chỉ cần chú ý có thể dễ dàng nhận ra căn bệnh này

Cha mẹ cần nhớ rằng không nên tự ý chữa trị hoặc dùng bất cứ loại thuốc nào mà không theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng những loại thuốc sai có thể khiến mắt bé bị tổn thương. Khi này việc chữa trị sẽ trở nên phức tạp hơn và bé có thể bị nặng hơn.

Top 5 điều cần lưu ý để chữa bệnh nháy mắt ở trẻ em

Căn bệnh này không nguy hiểm, nhưng nếu chữa trị dứt điểm có thể khiến bé thoải mái hơn ngay cả trong cuộc sống hàng ngày.

Cách điều trị tốt nhất là sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra khi sử dụng thuốc cha mẹ cần cho bé nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và có biện pháp tâm lý hiệu quả.

Trẻ hay nháy mắt vì sao
Điều trị hiệu quả sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh

Trong quá trình điều trị cho bé, cần lưu ý những điểm sau:

  • Luôn động viên tình thân của bé, chia sẻ với bé về căn bệnh. Điều quan trọng nhất là phải giúp bé thoải mái, không mặc cảm, tự ti về sức khỏe của mình. Bên cạnh đó khi mắc bệnh nháy mắt ở trẻ, cha mẹ cần cho con chơi hay làm những việc mình thích để bé thoải mái hơn.
  • Điều tiếp theo là cần cho bé vệ sinh mắt thường xuyên, tuyệt đối không được dụi tay vào mắt. Ngoài ra bé cần giữ đồ dùng cá nhân, khăn lau mặt hợp vệ sinh
  • Ngoài ra, trong chế độ ăn của trẻ nên bổ sung rau xanh, chất xơ. Cha mẹ cũng cần tránh việc bé bị khô mắt. Để hạn chế việc bệnh nặng hơn nên cho bé nhỏ mắt để giữ ẩm và duy trì độ ẩm cho mắt.
Trẻ hay nháy mắt vì sao
Bệnh nháy mắt cần theo dõi và điều trị thích hợp
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp nhất và hiệu quả nhất cho bé. Bác sĩ sẽ là những người có chuyên môn và đưa ra chẩn đoán thích hợp.
  • Cha mẹ cần tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ nhất. Bởi có như vậy thì mới có thể dễ dàng điều trị bệnh cho bé cũng như chữa khỏi thành công bệnh nháy mắt ở trẻ em.

Với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có được những gì cần thiết nhất về căn bệnh nháy mắt ở trẻ em. Từ đó sẽ có được những cách điều trị thích hợp nhất cho bé khi mắc căn bệnh này. Chúc bạn luôn là những người cha mẹ thông minh để giúp bé khi vướng phải bệnh này. Chúc bạn thành công.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ hay nháy mắt. Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, hành vi này không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nếu trẻ bị nháy mắt liên hồi, không kiểm soát được cần được thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời

1. Bệnh rối loạn Tic (máy giật) ở trẻ em

Trẻ hay nháy mắt vì sao

Rối loạn Tic có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay nháy mắt.

Tic là những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh, định hình, không nhịp điệu (thường bao gồm những nhóm cơ hạn chế) hoặc sự phát âm xuất hiện đột ngột không có mục đích rõ ràng. Một số trẻ em có thể gặp phải tình trạng rối loạn này ở các cơ mặt, dẫn tới nháy mắt liên hồi. Rối loạn Tic gặp nhiều ở nam gấp 3 lần nữ, lứa tuổi thường gặp từ 7 – 9 tuổi. Nguyên nhân có thể là do căng thẳng, một số loại thuốc hoặc rối loạn động mạch kinh niên. Điều trị chủ yếu là liệu pháp tâm lý, điều trị triệu chứng và liệu pháp hoá dược, cần loại bỏ những nguyên nhân gây Tics.

2. Cận thị

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, người bệnh chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. Trẻ thường hay nheo mắt, nháy mắt, dụi mắt thường xuyên hoặc phàn nàn rằng nhìn rõ không rõ hay cảm thấy nhức đầu. Nếu nghi ngờ trẻ bị cận thị, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực để có hướng điều trị phù hợp.

Trẻ hay nháy mắt vì sao

Trẻ bị cận thị cũng có thể thường xuyên nháy mắt, dụi mắt.

3. Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng bờ mi mắt (vùng quanh chân lông mi hay vùng da phía trong mi mắt) bị viêm nhiễm có thể dẫn đến đỏ ửng và sưng tấy. Sự kích ứng và viêm có thể làm cho trẻ nhấp nháy mắt quá mức. Rửa mặt thường xuyên và đắp gạc ấm lên trên mí mắt khoảng 5 – 10 phút. Việc đắp gạc ấm có thể làm mềm gỉ mắt, đồng thời làm bớt đi chất tiết dịch ra trên mí mắt.

Trẻ hay nháy mắt vì sao

Viêm bờ mi ở trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt liên tục

4. Mỏi mắt

Trẻ bị mỏi mắt có thể sẽ bị nháy mắt thường xuyên, phàn nàn rằng đôi mắt của trẻ đang đau, ngứa, nóng, đau lưng, cổ và vai. Theo . MayoClinic.com nguyên nhân dẫn đến mỏi mắt thường là do sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử hoặc đọc sách trong thời gian dài, tiếp xúc với ánh sáng chói hoặc ánh sáng mờ. Cha mẹ nên nhắc nhở, hướng dẫn trẻ đọc sách trong nguồn ánh sáng phù hợp, nghỉ ngơi thường xuyên khi làm việc trên máy tính. Nếu bé vẫn bị nháy mắt liên tục, trẻ bị đau đầu dai dẳng hoặc thay đổi thị lực, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
Tất cả những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp.