Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là gì

Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 34 - Tiếng Việt Lớp 4 tập 2

Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu trang 160 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 34 Tiếng Việt Lớp 4 tập 2 thật tốt. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, còn có thể tham khảo bài Thêm trạng ngữ cho câu, Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ mục đích, chỉ thời gian cho câu. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu trang 160 - Tuần 34

Trạng ngữ in nghiêng trong câu trả lời câu hỏi gì?

a. Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.

b. Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.

Trả lời:

a) Trạng ngữ "bằng món ăn độc đáo” trong câu a trả lời câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?

b) Trạng ngữ in nghiêng trong câu b: Với một chiếc khăn bình dị trả lời câu hỏi: Với cái gì? Bằng cái gì?

Câu 2 (trang 160 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì?

Trả lời:

Loại trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho câu ý nghĩa về mặt phương tiện.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 160

Câu 1 (trang 160 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau:

a. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.

b. Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

Trả lời:

a) Ở câu a, trạng ngữ chỉ phương tiện là: Bằng một giọng chân tình.

b) Ở câu b, trạng ngữ chỉ phương tiện là: Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo.

Câu 2 (trang 160 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.

Trả lời:

Nhà em có nuôi chim bồ câu. Em rất thích chúng. Chim bồ câu có cái đầu nhỏ, đôi mắt tròn và trong veo, cái mỏ ngắn. Lông của chúng hoặc màu trắng tinh hoặc màu đen pha xám. Đôi chân ngắn của chúng màu hồng, có bốn ngón. Lông cánh của chúng mọc dài, hai cánh xếp gọn trên lưng. Bằng đôi cánh này, chúng có thể bay vút lên không gian và lượn những vòng tròn thật lớn.

>> Tham khảo: Đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện

Cập nhật: 13/05/2021

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
Ví dụ: Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

Trạng ngữ có bao nhiêu loại?

a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?

Ví du: Trong bếp, mẹ tôi đang nấu cơm

b) Trạng ngữ chỉ thời gian:

- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sựviệc nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi đá banh

c) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sựviệc hoặc tình trạng nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?

Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.

d) Trạng ngữ chỉ mục đích:

- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sựviệc nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vìcái gì ? …

Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:

- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cáchthức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với. - Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

VD: Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập.


Page 2

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
Ví dụ: Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

Trạng ngữ có bao nhiêu loại?

a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?

Ví du: Trong bếp, mẹ tôi đang nấu cơm

b) Trạng ngữ chỉ thời gian:

- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sựviệc nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi đá banh

c) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sựviệc hoặc tình trạng nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?

Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.

d) Trạng ngữ chỉ mục đích:

- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sựviệc nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vìcái gì ? …

Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:

- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cáchthức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với. - Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

VD: Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập.

Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là gì

Trạng ngữ là gì? Có các loại trạng ngữ nào? Có tác dụng như thế nào? Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ nói cho bạn biết rõ, hãy cùng theo dõi nhé.

Xem ngay:

  • Danh từ là gì?
  • Tính từ là gì?
  • Chủ ngữ – vị ngữ là gì?

Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là gì

Trạng ngữ là gì?

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

– Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Ví dụ:

“Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm nhà Ngoại.”

– Trong ví dụ trên: “Tôi” là chủ ngữ, “lại về thăm nhà Ngoại” là một cụm vị ngữ, còn “thỉnh thoảng” chính là trạng ngữ. Cụm từ “thỉnh thoảng” làm rõ việc nhân vật “tôi” không về thăm ngoại thường xuyên được và đây chính là trạng ngữ chỉ thời gian.

“Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về thời tuổi thơ của bà.”

– Cụm từ “Với giọng nói từ tốn” là trạng ngữ chỉ cách thức.

“Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta luôn phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.”

– Cụm từ “Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ” là trạng ngữ chỉ mục đích.

“Cô bé dậy thật sớm để thổi cơm giúp mẹ vì muốn mẹ đỡ vất vả.”

– Cụm từ “Vì muốn mẹ đỡ vất vả” là trạng ngữ chỉ nguyên nhân

“Sau cơn mưa, cây cối trở nên xanh tốt hơn.”

– Cụm từ “Sau cơn mưa” là trạng ngữ chỉ thời gian

Nhiệm vụ của trạng ngữ là gì?

– Trạng ngữ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như:

  • Khi nào?
  • Ở đâu?
  • Vì sao?
  • Để làm gì?

– Để hiểu rõ hơn trạng ngữ là gì, chúng ta hãy cùng phân tích qua ví dụ bên dưới:

Ví dụ: Trên cây, những chú chim đang hót líu lo.

Trong câu, trạng ngữ là “trên cây” có tác dụng chỉ nơi chốn. Trạng ngữ này trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.

Phân loại trạng ngữ

Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là gì

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?

Ví du: Trong bếp, mẹ tôi đang nấu cơm

Trạng ngữ chỉ thời gian

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi đá banh

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?

Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.

Trạng ngữ chỉ mục đích

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …

Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

Trạng ngữ chỉ phương tiện

– Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. – Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.

– Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

Ví du: Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học.

Tác dụng của việc thêm trạng ngữ

  • Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chi tiết và chính xác.
  • Các trạng ngữ còn có tác dụng liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc và hay hơn.
  • Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả. Giúp cho câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
  • Thêm trạng ngữ cũng là một trong những cách mở rộng câu, giúp nội dung câu phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.

Dấu hiệu để nhận biết trạng ngữ

  • Trạng ngữ thường đứng đầu, cuối hoặc giữa câu
  • Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường có dấu phẩy khi viết và một quãng nghỉ ngắn khi nói.

Ví dụ: Trong 2 cặp câu sau, câu nào có trạng ngữ và câu nào không? Tại sao?

Cặp 1: a) Tôi đi nhậu hôm nay.                                   b) Hôm nay, tôi đi nhậu.

Cặp 2: a) Tôi giải quyết công việc trong 2 giờ             b) Trong hai giờ, tôi giải quyết công việc.

Đáp án: Câu b của hai cặp trên có trạng ngữ vì “Hôm nay” và “ Trong hai giờ” được thêm vào để bổ sung ý nghĩa cho câu văn.

Câu a của hai cặp trên không có trạng ngữ bởi vì câu văn liền mạch, không có quãng nghỉ và dấu phẩy.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn