Tràng hạt bao nhiêu hạt

Mỗi xâu chuỗi đeo trên mình đều những ý nghĩa khác nhau dựa trên số lượng hạt của nó. Vậy ý nghĩa xâu chuỗi 21 hạt trong Phật Giáo và Phong Thủy là gì? Nó mang ý nghĩa tốt hay xấu và mang như thế nào mới có thể phát huy được ý nghĩa đó đến cuộc sống của bạn. Thực tế xâu chuỗi 21 hạt ý nghĩa trong Phật giáo và Phong thủy rất khác nhau.

Tràng hạt bao nhiêu hạt

Xâu chuỗi 21 hạt mang nhiều ý nghĩa

Ý nghĩa xâu chuỗi 21 hạt trong Phật Giáo và Phong Thủy

Ý nghĩa xâu chuỗi 21 hạt trong Phật Giáo

Xâu chuỗi là một pháp khí trong đạo Phật và nó được xem như một phượng tiện để tịnh tậm. Khi niệm Phật thì các tăng ni Phật Tử thường dùng xâu chuỗi tràng hạt để lần hạt theo kinh. Với vai trò đó chuỗi hạt đã nhanh chóng xuất hiện nhiều loại hạt, chất liệu khác nhau để phục vụ các Phật Tử. Mỗi số lượng hạt khác nhau sẽ mang một ý nghĩa khác nhau

Trong đó xâu chuỗi 21 hạt trong đạo Phật có 2 ý nghĩa đó là:

Là biểu tượng cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật

Nếu dựa theo các vị bồ tát, Phật được phân chia trong đạo Phật thì xâu chuỗi 21 hạt chính là biểu trưng cho 21 vị. Đây là những vị bồ tát gồm

  • Thập địa: Là 1o quả vị tu chứng của Bồ Tát.Theo Bồ Tát Địa và Thập Địa Kinh thì thập địa gồm Hoan hỉ địa (Bồ Tát đang hoan hỉ trên đường giác ngộ), Li cấu địa (Bồ Tát giữ giới và thiền định), Phát quang địa (Bồ tát tu trì nhẫn nhục), Diệm huệ địa (Bồ tát đốt hết những quan niệm sai lầm), Cực nan thắng (Bồ tát nhập định, lĩnh ngộ trí tuệ), Hiện tiền địa (Bồ tát lĩnh ngộ mọi giới là vô ngã, ngộ lí Duyên, đạt đến trí huệ Bồ-đề), Viễn hành địa (Bồ Tát đủ điều kiện để giáo hóa chúng sinh), Bất động địa (không còn bất kì cảnh ngộ gì làm Bồ Tát dao động), Thiện huệ địa (Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp), Pháp vân địa ( Pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn. Bồ Tát ngự trên toà sen với vô số Bồ Tát chung quanh trong cung trời Đâu-suất.).
  • Thập Ba La Mật: Là 10 điều đại hanh của Bồ Tát cũng chính là 10 phát tu để đạt đến quả Phật. Bao gồm Bố thí ba la mật (cho của cải, thân mạng và thí pháp xuất thế cho chúng sanh), Trì giới ba la mật (giữ giới tinh nghiêm, không tiếc mình vì giữ giới, khuyên người giữ giới và phát tâm Bồ Đề), Nhẫn nhục ba la mật ( nhẫn nhục tất cả mọi chướng nghiệp, mọi nghịch cảnh lòng), Tinh tấn ba la mật (luôn tiến bước chẳng ngừng trên đường tu đạo, liều bỏ thân mạng vì đạo), Thiền định ba la mật( hằng giữ chánh định nhập chơn pháp giới, chẳng tiếc thân mạng giáo hóa chúng sanh thuyết pháp vi diệu khiến đắc vô lượng Bồ Đề), Bát nhã ba la mật (hiểu rõ chân lý không tiếc thân mạng để cầu pháp, quán thấu diệu lý bình đẳng, đây là huệ tư tánh), Phương tiện thiện xảo ba la mật( hiểu rõ cách giúp đỡ lợi ích cho chúng sanh không tiếc thân mạng, coi chúng sanh bình đẳng, nói pháp vi diệu độ chúng sanh), Nguyện ba la mật ( Quán Trung đạo tu từ bi để hóa độ chúng sanh không thối chuyển nơi quả Phật). Lực ba la mật (dùng sức trí tuệ làm cho chúng sanh đắc nhập pháp Đại thừa, bỏ thân mạng để làm lợi ích cho chúng sanh khiến bỏ tà kiến hồi tâm quay về theo Niết Bàn), Trí huệ ba la mật (thấu triệt các pháp giữ vững tâm trung đạo, không chán sanh tử không ham cầu Niết Bàn có đại xả tâm thương xót chúng sanh, nói pháp Nhất thừa khiến chúng sanh đắc Phật đạo)
  • Quả vị Phật

Là biểu trưng cho Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật

Xâu chuỗi 21 hạt thường được mọi người biết đến là biểu trưng cho Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật. Đây là những điều cần có khi tu học cụ thể

  • Ngũ căn : Tín Căn (tin vào đức Phật, tin vào pháp lý- kinh, tin vào các tăng ni đang thực hành giáo lý Phật), Tấn Căn (là sự nỗ lực trong việc tu học), Niệm Căn (nhớ việc tu học, bố thí, tịnh giới), Định Căn ( tâm trụ 1 nơi, tin vào chánh pháp), Huệ Căn (trí tuệ đầy đủ, mọi phiền não bị tiêu trừ).
  • Ngũ Lực: Tín lực (sức mạnh do tín căn sinh ra, phá hủy mọi sức mạnh tà tín), Tấn lực (sức mạnh do tấn căn sinh ra, phá hủy mọi sự lười biếng), Niệm lực (sức mạnh do niệm căn sinh ra, phá hủy mọi tà niệm), Định lực (sức mạnh do định căn sinh ra, chống phá các thứ loạn tưởng), Huệ lực (sinh ra từ Huệ Căn, phá hoại các hoặc của ba cõi, bằng vào quán ngộ Tứ đế, thành tựu trí tuệ, mà đạt được giải thoát).
  • Thất Bồ Đề Phần: Bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề hay bảy pháp giúp người tu hành thành tựu thành quả Đại Giác. Gồm Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.
  • Ngũ Trí Phật: Là 5 vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng gồm Đại Nhật Như Lai, A Súc Bệ Như Lai, Bảo Sanh Như Lai(Ratnasambhava), A Di Đà Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai.

Ý nghĩa xâu chuỗi 21 hạt trong Phong Thủy

1. Theo quan niệm luân hồi

Theo quan niệm người xưa thì mọi vật đều có sự luân hồi tương ứng với 4 yếu tốc của cuộc đời sinh lão bệnh tử. Từ đó mà các con số cũng theo quan niệm này là tốt hay xấu

  • Những số chia 4 dư 1 là thuộc cung sinh: Là sinh trưởng, nảy nở, bắt đầu của mọi sự việc
  • Những số chia 4 dư 2 là thuộc cung lão: Là già, sức khỏe tốt, trường sinh
  • Những số chia 4 dư 3 là thuộc cung bệnh: Là bệnh tật, ốm yếu
  • Những số chia 4 dư 4 là thuộc cung tử: Chinh là chết chóc, là điểm cuối của đời người

Vòng đeo tay 21 hạt chia 4 dư 2 nên thuộc cung lão. Vì vậy mà được xem là một số tốt. Ý nghĩa của vòng xâu 21 hạt chính là có được sức khỏe tốt.

2. Theo thuyết âm dương

Các con số đều sẽ mang ý nghĩa dương hoặc âm. Số dương là số tốt còn số âm là số không tốt. Số 21 là số lẻ vì vậy mà nó mang ý nghĩa là số tốt. Khi mang vòng xâu chuỗi 21 hạt thì bạn sẽ có thể hưởng thu các năng lượng tốt của trời đất. Xua đi những âm khí không tốt, các nỗi buồn đến với mình

Như vậy dù theo quan niệm Phật Giáo hay phong thủy thì ý nghĩa xâ u chuỗi 21 hạt luôn là tốt đẹp. Vì vậy bạn có thể an tâm để mua chúng về sử dụng thường xuyên nhé.

» Tham khảo: Chuỗi đeo tay 16 hạt có ý nghĩa gì