Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

Trên môi trường mạng, trẻ có thể dễ dàng truy cập đến các nội dung giáo dục, giải trí và kết bạn từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên chính sự thuận tiện đó cũng mang đến mặt trái cho việc dễ dàng truy cập mạng Internet khi tiếp xúc với các nội dung: lừa đảo, lợi dụng, bạo lực, virus, khiêu dâm… Trẻ em cần được bảo vệ trước những nội dung không lành mạnh và cần được hướng dẫn cách để có một trải nghiệm tốt khi dùng internet.

Vì vậy, Google đã cho ra đời một số bí kíp có thể tận dụng mạng internet lành mạnh, an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh với lời kêu gọi: hãy mạnh mẽ (be strong), hãy cảnh giác (be alert), hãy dũng cảm (be brave), hãy tử tế (be kind) và hãy thông thái (be smart). Cùng theo dõi các hướng dẫn và gợi ý sau đây nhé. 

1. Hãy mạnh mẽ (be strong): Một trong những bí kíp hiệu quả giúp chúng mình được an toàn hơn trên môi trường mạng đó là đảm bảo mật khẩu của các tài khoản cá nhân có tính bảo mật cao. Cùng nhau nắm rõ 5 bí kíp siêu dễ thực hiện dưới đây để có thể mạnh mẽ hơn trên mạng nhé! 
 

Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

2. Hãy thông thái (be smart): Không gian mạng cũng có rất nhiều điểm tương đồng với cuộc sống thực tế của chúng ta. Những gì ta nói hoặc bày tỏ trên mạng thậm chí còn được nhiều người biết tới hơn và sự tồn tại của chúng là mãi mãi. Vậy phải làm sao để luôn là một người dùng thông minh trên mạng, hãy theo dõi các bí kíp sau nhé.

Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

3. Hãy cảnh giác (be alert): Các chiêu thức lừa gạt trên mạng ngày càng nhiều và xuất hiện dày đặc hơn. Tuy nhiên, nếu chúng mình luôn học cách cảnh giác và bình tĩnh ứng phó khi gặp sự cố, mọi vấn đề sẽ có thể được phòng tránh và giải quyết ổn thỏa.

Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

4. Hãy tử tế (be kind): Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bản thân mình. Lời khuyên này không chỉ rất đúng trong cuộc sống thực tế, mà còn có thể mang lại hiệu quả không nhỏ trên không gian mạng nữa đấy. Lan tỏa những điều tốt đẹp, chủ động lên tiếng để gỡ bỏ cái xấu, đó chắc chắn sẽ là những hành động đúng đắn để xây dựng một không gian mạng hạnh phúc và lành mạnh cho tất cả chúng ta 

Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

5. Hãy dũng cảm (be brave): Khi nhìn thấy các thông tin độc hại hoặc nhận được những nội dung không phù hợp từ người lạ, chúng ta thường dễ cảm thấy bối rối và chấp nhận bỏ qua rồi lờ đi những mẩu tin đó. Nhưng bạn biết không, nếu bạn có thể nói ra hoặc tìm cách báo cáo những điều độc hại đó, rất nhiều người khác sẽ tránh được nguy cơ bị đe dọa hoặc phải tiếp nhận nguồn tin xấu. Trở nên thật dũng cảm trên môi trường mạng chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể làm được, nhờ việc học cách dũng cảm hơn qua từng ngày, từng hoạt động ta vẫn đang tham gia trên mạng.  

Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

Cha mẹ, người lớn luôn cần hiểu rõ những nội dung mà con trẻ đang xem, đang đọc, người mà đang tiếp xúc với trẻ hoặc những gì trẻ đăng tải trên môi trường mạng. Hãy trò chuyện, trao đổi và chia sẻ với các con, đồng thời cũng tự chuẩn bị những biện pháp, công cụ để bảo vệ trẻ có được trải nghiệm an toàn, hành vi lành mạnh khi dùng Internet.

-------------

Nguồn tham khảo:

Google https://storage.googleapis.com/gweb-interland.appspot.com/en-us/hub/pdfs/Google_BeInternetAwesome_DigitalCitizenshipSafety_2019Curriculum.pdf

Facebook Childfund Vietnam: 

https://www.facebook.com/ChildFund.Vietnam/posts/4149826421702090 

https://www.facebook.com/ChildFund.Vietnam/posts/4075337322484334 

https://www.facebook.com/ChildFund.Vietnam/posts/4208277759190289 

https://www.facebook.com/ChildFund.Vietnam/posts/4252551708096227 

https://www.facebook.com/ChildFund.Vietnam/posts/4106019442749455 

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616

Luật An ninh mạng giúp học sinh biết cách tự bảo vệ bản thân

VTV.vn - Cũng như ngoài đời thực, không gian mạng cũng có muôn vàn thông tin xấu, độc. Nếu không có kiến thức, cứ vô tư sử dụng, rất có thể, các em sẽ bị vi phạm pháp luật.

Thời gian dùng Internet của học sinh là bao nhiêu?

Cuộc sống của mỗi người giờ có 2 không gian, một là cuộc đời thực và hai là không gian mạng. Thanh niên, học sinh hay con trẻ cũng vậy. Các em học tập, giải trí, kết nối đều sử dụng mạng xã hội hay các trang web.

Hầu như học sinh trung học nào giờ đây cũng có điện thoại di động hay máy tính để bàn. Có những bạn còn có đủ cả máy tính bảng, máy tính để bàn, điện thoại di động. Thời lượng dùng mạng xã hội và các trang web của các em mỗi ngày sẽ phải tính bằng giờ đồng hồ.

Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

Thanh thiếu niên khi sử dụng mạng xã hội thường tập trung vào các mục đích như học tập, giải trí, tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội, liên lạc với gia đình, bạn bè… Chính các em cũng nhận ra nhiều thông tin, bài viết, hình ảnh không phù hợp.

Nhiều học sinh vi phạm về an ninh mạng

Nhiều em vô tình tiếp tay cho các thế lực phản động hay vi phạm pháp luật vì đăng tải thông tin cá nhân của người khác mà chẳng hề hay biết. Vì thiếu những kiến thức cơ bản mà không ít em đang vi phạm Luật An ninh mạng.

Một số người trẻ dùng mạng xã hội đã bị cơ quan chức năng mời lên làm việc vì đăng tải những thông tin sai sự thật, đưa thông tin không đúng, phát tán những công cụ phần mềm đánh cắp dữ liệu cá nhân.

Luật sư Giang Hồng Thanh đã tham gia nhiều buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường học. Anh được chính các em kể nhiều câu chuyện về vi phạm an ninh mạng.

Các trường chủ động tăng cường giảng dạy về an ninh mạng

Kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019, nhiều trường học đã chủ động việc tuyên truyền. Tại một số trường THPT của Hà Nội, các luật sư đến chia sẻ, giải đáp những thắc mắc của các em về an ninh mạng. Còn tại những trường ở các vùng nông thôn, đã có những trường linh hoạt trong việc giảng dạy nội dung này cho các em như tại trường THPT Minh Châu, Hưng Yên.

Trong giờ học Công dân với các quyền tự do cơ bản, theo chương trình, các em có 4 tiết tìm hiểu về bài học này và hiện chỉ học sinh lớp 12 mới được học. Cô giáo cho các dẫn chứng để các em cùng giải đáp ví như đọc trộm thư của người khác, xem tin nhắn của người khác, nghe trộm điện thoại của người khác. Đã có những bạn chia sẻ, mình từng mắc lỗi này.

Nhưng tiết học này, cô giáo đã giảng giải thêm về Luật An ninh mạng, giúp các em phần nào nhận thức những việc được và không được khi tham gia thế giới ảo này.

Tại trường THPT Minh Châu, ngay từ lớp 10, trong các giờ Tin học, nhà trường đã lồng ghép các kiến thức về an ninh mạng cho học sinh. Trong giáo trình môn Tin học, có nội dung về việc bảo mật thông tin cá nhân. Nhưng ngoài ra, cô giáo chia sẻ với các em cách để cảnh giác với các đường link lạ. Cách đặt mật khẩu để tránh bị đánh cắp. Ý thức về việc bảo mật các thông tin cá nhân của mình, cân nhắc kỹ khi đăng tải trên mạng.

Hiện Bộ GD-ĐT đang biên soạn sách dạy về an ninh quốc phòng, trong đó có nội dung về Luật an ninh mạng. Yêu cầu đặt ra là sau khi học môn này, học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản:

- Nêu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng;

- Hiểu rõ nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng;

- Bảo mật được thông tin cá nhân

- Cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng.

- Không tham gia vào bất cứ nhóm nào mang tính kích động; không tự tiện đăng ảnh của người khác lên mạng kèm những thông tin không đúng sự thật và ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác…

Luật An ninh mạng giúp học sinh biết cách tự bảo vệ bản thân

Luật An ninh mạng sẽ là một nội dung bắt buộc giảng dạy cho học sinh, bắt đầu từ lớp 10. Các em sẽ học về an ninh mạng trong môn giáo dục quốc phòng và an ninh. Đây được xem là một bước đi bắt kịp giữa giảng dạy và thực tế.

Trách nhiệm của học sinh với môi trường mạng

Các chuyên gia quốc tế về bảo vệ trẻ em cũng hướng dẫn một số mẹo để tạo lập thói quen tham gia môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn như khuyến khích con tham gia vào việc xây dựng các quy định trong gia đình về việc sử dụng thiết bị công nghệ một cách lành mạnh.

Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ bản thân? Hãy là người sử dụng công nghệ có trách nhiệm cùng với những quy tắc vàng sau:

- Hãy đối xử với người khác bằng cách mà chúng ta muốn được đối xử. Luôn tôn trọng những người chúng ta tiếp xúc qua điện thoại, máy tính và công nghệ.

- Hãy ủng hộ các thông điệp tích cực trên mạng.

- Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh và các video clip. Nhớ rằng, những thứ mà chúng ta chia sẻ, ngay cả với bạn bè, trên mạng thì đều được lưu trữ, phát tán và rất khó bị xóa.

- Cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị điện tử.

- Chỉ sử dụng các thiết bị này ở những nơi và những lúc thích hợp.

- Kiểm soát thời gian sử dụng Internet

Internet không thể điều khiển cuộc sống của chúng mình. Hãy nhớ rằng, chúng ta còn các nhiệm vụ khác ở bên ngoài Internet

Cuộc sống của cả thế giới giờ không thể thiếu mạng Internet và khi không có kiến thức về nó, nguy cơ tự mình hại mình là rất lớn. Có những người đã tự tử vì tin đồn trên mạng, vào tù vì dùng mạng thiếu ý thức, làm cả xã hội hoang mang vì đưa thông tin sai lệch. Do đó, giáo dục và cung cấp kiến thức về an ninh mạng cho học sinh chính là cái gốc ngăn chặn mọi nguy cơ kể trên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

máy tính bảng, máy tính để bàn, điện thoại di động, học sinh Trung học, mạng xã hội