Top 10 hạng mục dự án xanh và thông minh năm 2022

Trong chương trình, ngoài hạng mục Top 10 nhà phát triển bất động sản tiêu biểu mà Phú Long đạt được, hàng loạt nhà phát triển bất động sản khác như Vinhome, Sun Group, Novaland, Khang Điền, Masterise Home… cũng nhận giải ở các hạng mục khác tại sự kiện.

Chương trình bình chọn Bất động sản tiêu biểu Việt Nam 2021 gồm các hạng mục như sau: Nhà thiết kế Bất động sản tiêu biểu; Nhà phát triển Bất động sản tiêu biểu; Doanh nhân Bất động sản của năm; Nhà phân phối Bất động sản tiêu biểu; Đơn vị Cung cấp vật liệu xây dựng, nội thất và cơ điện tiêu biểu; Dự án Hạ tầng công cộng tiêu biểu; Dự án xanh tiêu biểu và Công nghệ bất động sản tiêu biểu.

Top 10 hạng mục dự án xanh và thông minh năm 2022
Hàng loạt các nhà phát triển bất động sản danh tiếng nhận giải tại các hạng mục
của buổi trao giải. Ảnh: PL

Để có được điều này, toàn bộ tập thể CBNV công ty Phú Long đã không ngừng đổi mới, sáng tạo trong việc phát triển và vận hành dự án, nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thú vị khi lựa chọn sản phẩm của Phú Long làm nơi an cư.

Hướng đến mục tiêu trở thành nhà phát triển bất động sản tầm vóc quốc tế, Phú Long đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư, xây dựng và phát triển những dự án có vị trí thuận lợi tại các thành phố lớn, những địa danh du lịch nổi tiếng như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc… góp phần kiến tạo những khu đô thị mới hiện đại, những cộng đồng phồn vinh, nơi đầu tư cho tương lai rộng mở, xứng đáng là thương hiệu mà khách hàng và đối tác ủng hộ, đặt trọn niềm tin.

Ngay từ khi thành lập, năm 2005, Phú Long đã xác định cho mình tầm nhìn: “Luôn là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản hiệu quả tại Việt Nam”. Để vững vàng trên con đường ấy, 3 định hướng cơ bản được đề ra: Luôn đặt nền tảng dựa trên sự phát triển bền vững; Phát triển phải luôn đi đôi với cộng đồng xã hội; Luôn tuân thủ các chiến lược đã hoạch định.

Top 10 hạng mục dự án xanh và thông minh năm 2022

Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà khẳng định: Phát triển bền vững phải lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Để phát triển bền vững nền kinh tế, Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển nền kinh tế xanh, điều này được thể hiện rõ trong Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công chiến lược này.

Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về tín dụng xanh, ngân hàng xanh từng bước được hoàn thiện. Ngày 4/7/2022, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1124/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của NHNN triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ; trong đó, có quy định về tín dụng xanh, ngân hàng xanh nhằm thúc đẩy vốn tín dụng ngân hàng vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon…

Với những định hướng, chỉ đạo từ Đảng, Nhà nước và NHNN, sự nỗ lực của các TCTD, tín dụng xanh đang có những chuyển biến tích cực, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và hạn mức đầu tư ngày càng cao. Kết quả khảo sát của NHNN đối với các TCTD về lĩnh vực tăng trưởng xanh, tín dụng xanh cũng cho thấy sự hiểu biết của các TCTD đã được cải thiện đáng kể. Nhiều TCTD đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội; tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh; xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh và đã quan tâm dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh...

Top 10 hạng mục dự án xanh và thông minh năm 2022

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu tại Hội thảo

Lãnh đạo NHNN đánh giá: Mặc dù Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực trong tăng trưởng tín dụng xanh, ngân hàng xanh, song sự phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam được đánh giá là chưa nhanh như kỳ vọng, chưa khai thác hết tiềm năng. Việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại các TCTD Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh, tài chính xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam; cơ chế, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, đặc biệt là các tổ chức tài chính quốc tế để khuyến khích các TCTD tham gia tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng xanh, tài chính xanh, hoạt động ngân hàng xanh và phát triển bền vững.

Ngành ngân hàng cần nghiên cứu triển khai các giải pháp phát triển đồng bộ các thị trường tài chính xanh, đặc biệt là thị trường trái phiếu xanh và các nhà đầu tư có tổ chức, tạo cơ sở cho ngân hàng huy động vốn xanh trên thị trường; tận dụng các thành tựu khoa học của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để xanh hóa hoạt động ngân hàng.

Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia đã có tham luận về các chính sách ngân hàng xanh. Cụ thể, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN đã phác họa toàn diện về chính sách thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian qua; chia sẻ những kết quả đạt được; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đang gặp trong quá trình triển khai, thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh. Các giải pháp, định hướng chính sách tín dụng của ngành ngân hàng cho mục tiêu tăng trưởng xanh…

Còn đại diện Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính với tham luận "Thực trạng phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách" đã phân tích, đánh giá thực trạng các thành phần của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam; nêu lên một số tồn tại, thách thức và hạn chế; đồng thời, đưa ra giải pháp, khuyến nghị, giúp đẩy mạnh huy động nguồn lực qua kênh trái phiếu xanh để nâng cao tính đồng bộ và phát triển chiều sâu cho toàn thị trường.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia quốc tế, Chủ tịch nhóm công tác Ngân hàng - BWG tham luận về "Huy động nguồn lực và khuyến nghị về tín dụng xanh, thị trường vốn xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam". Theo đó, chuyên gia của nhóm công tác đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong việc tài trợ nguồn vốn giúp các nước trên thế giới chuyển đổi từ tiêu thụ/sử dụng năng lượng hóa thạch sang tiêu thụ/sử dụng năng lượng theo hướng xanh, sạch. Đồng thời, các chuyên gia đã tư vấn huy động, phân bổ nguồn lực tài chính để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng "0" tới năm 2050.

Dước góc độ ngân hàng thương mại, đại diện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - một trong những ngân hàng chủ lực thu xếp và tài trợ cho nhiều dự án đầu tư phát triển năng lượng của Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm, định hướng, hành động của BIDV trong quá trình chuyển dịch cơ cấu tài trợ cho lĩnh vực năng lượng. 

Từ năm 2018, BIDV đã dừng xem xét tài trợ cho các dự án nhiệt điện than; các dự án có tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường và tăng quy mô tín dụng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đưa tăng trưởng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh thành một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030 của ngân hàng.

Ngân hàng này cũng đã huy động thành công nhiều nguồn vốn để phát triển tín dụng xanh từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho Dự án Năng lượng tái tạo (REDP); Dự án Hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE)… Đồng thời, BIDV đã ban hành quy định về Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Hiện tại, BIDV đang xây dựng khung tiêu chuẩn phát hành trái phiếu xanh nhằm huy động nguồn vốn có giá vốn hợp lý tài trợ cho các dự án xanh bền vững tại Việt Nam.

Anh Minh