Tính cộng đồng trong xã hội ngày nay được thể hiện như thế nào

Lối sống định cư của cư dân nông nghiệp trồng trọt đã hình thành nên tính cộng đồng như là một đặc trưng tiên biểu của văn hóa làng. Tính cộng đồng là sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các gia đình, gia tộc, giữa các thành viên trong làng với nhau.

  • Cơ sở hình thành tính cộng đồng: Tính cộng đồng của văn hóa làng Việt được hình thành trên nền tảng của hai mối quan hệ: láng giềng và huyết thống.
  • Quan niệm láng giềng: do phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi phải định cư, quần tụ thành làng, từ đó hình thành mối quan hệ láng giềng gắn bó.

"Họ hàng xa không bằng láng giềng gần"

Quan hệ huyết thống: làng Việt được hình thành trên cơ sở của sự quần tụ các gia đình có cùng huyết thống, gắn bó, cưu mang, đùm bọc nhau cà về vật chất lẫn tinh thần.

"Sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì" "Chị ngã em nâng."

"Một người làm quan cả họ được nhờ"

Biểu hiện của tính cộng đồng:

  • Về kinh tế: gắn kết với nhau về kinh tế giữa các thành viên trong làng xã, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt, khi đói rét, mất mùa…

"Một miếng khi đói bằng một gói khi mua.
Lá lành đùm lá rách"

  • Về tình cảm: luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, khi vui, kkhi buồn.

+Một con ngựa đau cà tàu bỏ cỏ.
+Bầu ơi thương lấy bí cùng.

  • Về phong tục, tín ngưỡng: có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ chung một vị thần của làng (thành hoàng), cùng tham gia các hội hè, đình đám… đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích ca nhân.
  • Về pháp luật: có qui ước. luât tục riêng của làng, mỗi thành viên trong cộng đồng không  được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân, mà bị hòa tan trong cái chung của cộng đồng, làng xã.

"Một người làm quan cả họ được nhờ.
Phúc cùng hưởng, họa cùng chia."

Ý thức cộng đồng đã tạo nên một chất keo gắn bó các thành viên trong làng, khiến cho làng trở thành một đơn vị cố kết chặt chẽ. Tính cộng đồng được hình thành trên nền tảng của văn hóa làng cũng chính là cơ sở để hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc như một giá trị tinh thần truyền thống quí báu của dân tộc ta.
Tác động hai mặt của tính cộng đồng đến lối sống, cách tư duy và ứng xử của người Việt

  • Tạo nên nếp sống dân chủ bình đẳng, và tính tập thể hòa đồng “Một con ngựa đau cả tàubỏ cỏ”.
  • Tạo nên sự gắn bó, đoàn kết tương trợ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, là cơ sở tạo nên lối sống trọng tình – một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt: “Chị ngã em nâng”, “Lá lành đùm là rách”.
  • Tạo nên tư tưởng bè phái.
  • Thói dựa dẫm, ỉ lại vào người khác -> tư tưởng cầu an, cả nể, sợ va chạm, sợ mất lòng nhau.
  • Thói cào bằng, đố kị, thủ tiêu ý thức về con người cá nhân, tu tưởng bình quân chủ nghĩa.
  • Trọng tình, cả nể là nguyên nhân tạo nên lối ứng xử đặt tình cao hơn lí.

TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA LÀNG XÃ VIỆT NAMLỜI NÓI ĐẦUTính cộng đồng là một hai đặc trưng gốc rễ trong làng xã Việt Nam, nóđược hình thành từ rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, gắnliền với tiến trình đấu tranh của dân tộc, là nét đẹp văn hóa đặc trưng của ngườiViệt được bảo tồn và giữ gìn từ này sang đời khác. Trong lối sống và đặc điểm củangười Việt, chúng ta không thể không nhắc đến "tính cộng đồng" - một nét đặctrưng tiêu biểu và là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt những ưu điểm và nhượcđiểm trong tính cách của người Việt Nam từ trước đến nay.Với ý nghĩa trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu về "tính cộng đồng", mộtbiểu trưng trong cốt cách người Việt, là điều rất cần thiết, nhất là trong thời kỳ hộinhập hiện nay.Bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp và tham khảo ý kiến!NỘI DUNG1. Khái niệm tính cộng đồng của người ViệtTính cộng đồng là một trong những bản tính nguyên thủy của con người.Con người từ thời "ăn lông ở lỗ" đã sống thành một cộng đồng, tập thể từ đó tạođiều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt các kĩ năng sinh tồn, kích thích cho quátrình tiến hóa. Cũng từ đó mà dần dần hình thành các mô hình xã hội từ dạng sơkhai cho đến phức tạp và phát triển cao như ngày nay.Cũng nhờ tính cộng đồng mà dân tộc Việt Nam dễ tập hợp thành một tậpthể đại đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các vua Hùng cho đếnhai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi.Từ thời xa xưa, làng xã là “tổ chức cộng đồng khép kín” (1), đặc trưng chotinh thần đoàn kết tương trợ; tình tập thể hoà đồng; nếp sống dân chủ bình đẳng. Tínhcộng đồng làng xã “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xã mua láng giềng gần” đãtạo nên tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhaulúc hoạn nạn, khó khăn - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta.Có nhiều ý kiến, cách hiểu khác nhau về khái niệm tính cộng đồng làng xã,nhưng phần lớn đã khái quát và nêu lên được nội dung, tính chất của khái niệmtính cộng đồng, dưới đây là vài khái niệm:Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng với nhau, các thànhviên trong làng đều hướng tới nhau, đó là đặc trưng “hướng ngoại” (2); biểu hiệnsự dương tính, chú trọng sự thống nhất.Theo Trần Văn Giàu tính cộng đồng của người Việt hiểu theo nghĩa rộngthông thường tiếng Việt, đó là ý thức và tình cảm gắn bó người tộc Việt với nhau(tức là tính cộng đồng dân tộc Việt), là hệ thống tư tưởng yêu nước. Theo nghĩahẹp của bộ môn Nhân học văn hóa (Cultural anthropology), tính cộng đồng chỉ sự gắnbó với từng nhóm trong cộng đồng dân tộc lớn… (in-group: gia đình, thân tộc, tôngiáo…) gần như tính tập thể (3).Cách hiểu khác tính cộng đồng dùng để chỉ một nhóm người, một tập thểcùng chung sống, làm việc và có cùng sở thích, cư trú trong một vùng lãnh thổnhất định. Trong cộng đồng thường có những quy tắc chung được mọi ngườithống nhất thực hiện. Trong làng xã mọi người đều phải sống và thực hiện cáchành vi một cách thống nhất theo những quy ước, hương ước đã được đa số dânlàng chấp nhận và thực hiện hàng ngày.Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất rằng giá trị văn hóa chủ yếucủa người Việt là “tính cộng đồng với nghĩa là tinh thần cộng đồng dân tộc” (3),nhấn mạnh sự đồng nhất nên nảy sinh tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau “lálành đùm lá rách”, tính tập thể rất cao và cũng chính là ngọn nguồn của nếp sốngdân chủ, bình đẳng. Tuy nhiên nó dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: nướcnổi thì bèo nổi, thói cào bằng, đố kỵ…Dưới góc nhìn văn hóa, văn hóa Việt vào loại hình văn hóa mang đậm tínhcộng đồng, với sự gắn bó của một cộng đồng dân tộc lớn: như gia đình, làng, xã, tổchức xã hội, tôn giáo…Vì thế, “tính cộng đồng” có thể coi là một nét văn hóa Việt.2. Biểu hiện tính cộng đồng Việt2.1 Những yếu tố văn hóa mang tính cộng đồng ảnh hưởng đến ngày nayDo địa lý, lịch sử, người Việt đã phải sớm tập hợp nhau chống thiên tai vàngoại xâm nên tính cộng đồng cao. Tính cộng đồng này, qua hàng nghìn năm, đượcnuôi dưỡng bởi nhiều giá trị văn hóa tạo ra những truyền thống gắn bó của người dântrong lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng quê hương…Dưới đây một vài yếu tốvăn hóa từ thời xa xưa vẫn in đậm dấu cho đến ngày nay.Trước tiên là huyền thoại. Huyền thoại phản ánh những hoài bão, những vấn đềsâu sắc và lâu dài của dân tộc. Truyện “Lạc Long Quân - Âu Cơ” đến thời hiện đại vẫncòn có khả năng động viên nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp.Việt Nam Quốc Dân Đảng và các sĩ phu dùng hình ảnh “con Rồng cháuTiên”; ở đền Hùng, Hồ Chủ tịch gợi lại chuyện vua Hùng để động viên bộ đội tiến vềThủ đô. Sự tích Thánh Gióng đến nay vẫn còn biểu trưng cho tính cộng đồng dân tộctrong việc giữ làng, giữ nước, lấy bé chống lớn. Tên Gióng còn được đặt cho phongtrào thanh thiếu niên sống khỏe, trong khi rất nhiều làng miền Bắc hàng năm tổ chứclễ hội nhắc nhở chiến công oai hùng của dân gian.Tính cộng đồng gia đình lấy miếng trầu truyền thống làm biểu trưng. Một đámcưới hiện đại, vẫn không thể bỏ lễ trầu và câu nhắc nhở nghĩa tình. Tính cộng đồng dântộc còn được tăng cường qua ngôn ngữ, tín ngưỡng và lối sống nông dân lúa nước, còntồn tại cho đến ngày nay mặc dù có những thay đổi về hình thức do vận động nội tại vàảnh hưởng ngoại lai. Cái cốt vẫn không mất.Ngôn ngữ là công cụ hiệu quả để lưu truyền văn hóa cộng đồng. Tiếng Việt, tuybị pha đến 60 - 70% từ gốc Hán, vẫn là yếu tố văn hóa quan trọng đối với cộng đồngViệt, chống lại Hán hóa, Pháp hóa, Mỹ hóa… Không phải vô cớ mà Hồ Chí Minh dịchCroix Rouge là Chữ Thập đỏ thay cho Hồng Thập tự. Tiếng Việt mang một đặc thùkhông biết có ngôn ngữ nào khác trên thế giới có không; tính cộng đồng dân tộc mạnhđến mức ta không có đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai chung cho mọi người (như je, voustiếng Pháp; I, you tiếng Anh…) mà phải dùng tiếng xưng hô trong thân tộc thay: anh,chị, em, bố, mẹ, chú, bác…Tín ngưỡng cũng là yếu tố tâm linh gắn bó cộng đồng. Tôn giáo thực của ngườiViệt là tín ngưỡng bản địa từ xa xưa, mang tính vật linh. Nhiều tục thờ cúng tồn tại đếnngày nay (cúng Tổ tiên, thờ Mẫu…) gốc từ thời Thượng cổ… có những làng còn vếttích tín ngưỡng phồn thực.Lối sống nông dân lúa nước, qua mấy nghìn năm, đã tạo ra cho cộng đồng mộtphong vị độc đáo, mặc dù có quá trình hiện đại hóa, 80% dân vẫn ở nông thôn. Trồng lúavẫn là cơ bản, kỹ thuật trồng trọt cải tiến nhiều nhưng vẫn từng ấy khâu.Văn hóa ẩm thực phát triển, du nhập nhiều cái mới, nhưng những món ăn cổ truyềnvẫn được ưa chuộng: nước mắm, mắm tôm, tương, cà, thịt cầy, rau muống, riêu cua, búnốc… các lễ hội mùa xuân đề cao cộng đồng làng xã. Đặc biệt, Tết thể hiện rõ nét nhất bảnsắc dân tộc Việt. Ngày Tết, tất cả các người Việt - ở trong và ngoài nước - đều cảm thấysâu sắc hòa nhập trong cộng đồng Việt.2.2 Biểu hiện của tính cộng đồng qua các thời kỳ lịch sửThời kỳ tiếp biến văn hóa Trung Quốc (179 tr.CN-1858):Ta tiếp biến văn hóa Trung Quốc qua giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc và giaiđoạn 900 năm các vương triều độc lập. Khi hai nền văn hóa giao tiếp, nền văn hóabản sắc yếu hơn bị mất nhiều ít, có thể bị tiêu hủy. Bản sắc văn hóa Việt Đông Sơn đủmạnh để tồn tại và phát triển. Vậy về tính cộng đồng, ta mất gì và được gì?Sự xâm nhập của văn hóa Hán sông Hoàng Hà là một cú “sốc” đối với vănhóa Việt - sông Hồng. Ta mất nhiều giá trị văn hóa bản địa là chất keo gắn bó dân tộc.Điển hình cho tính chất tàn khốc của chính sách Hán hóa là những biện pháp tiêu diệtvăn hóa đời Minh, thế kỷ XV: đốt sách vở thư tịch, đưa sang Trung Quốc những tríthức và thợ giỏi… Nghịch lý là chính sự áp bức bóc lột đã gián tiếp nâng cao tínhcộng đồng Việt: hàng chục cuộc chiến và nổi dậy đã khiến cho dân tộc đoàn kết mạnhmẽ. Hơn nữa, qua cuộc cọ xát, xung đột với văn hóa Hán, bản sắc dân tộc Việt đãđược mài dũa để tự khẳng định mạnh mẽ, đối lập Nam (Việt) với Bắc (Hán). Khổnggiáo và Phật giáo du nhập có mặt phá hoại tín ngưỡng bản địa Việt, nhưng dần dầnkết hợp với nó, do vậy mà củng cố thêm tính cộng đồng người Việt.Khổng học có nhiều tiêu cực do khuynh hướng bảo thủ, tồn cổ. Chính vì vậy màvua tôi triều Nguyễn, không chịu canh tân đất nước như Nhật (ảnh hưởng Nho ít hơn)khiến cho nước ta bị Pháp chiếm. Nhưng Nho học cũng có phần tích cực đối với cộngđồng Việt. Ta đã tiếp một số khái niệm về lý luận xã hội và tổ chức chính trị, tạo thànhmột triết lý chính trị bảo vệ cộng đồng củng cố trung ương tập quyền để chống ngoạixâm. Có thể dân Chàm một phần thua ta vì thiếu một triết lý chính trị thiết thực như vậy.Mặt khác, Nho học tăng cường tính cộng đồng dân tộc do đào tạo những conngười có nhân cách, biết đạo làm người, đặc biệt là có tư tưởng yêu nước. Thí dụ, thờiPháp thuộc, có nhiều thế hệ Nho học cương quyết đấu tranh vì độc lập dân tộc (các thếhệ Văn thân, nhà Nho duy tân lớp trước với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, lớp saunhư Hồ Chí Minh - Tân học có Nho học như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khắc Viện).Phật giáo cùng cả Tam giáo, kết hợp với tín ngưỡng bản địa, là nền tảng tâmlinh tăng cường tính cộng đồng người Việt. Người dân thường không cần hiểu biết triếtlý sâu xa về sắc không; họ tìm đến ông Bụt để có nguồn an ủi. Làng nào cũng có đìnhthấm nhuần trật tự Nho học, chùa thờ Phật từ bi, như vậy thực hiện thăng bằng giữa lýtrí và tình cảm. Có một thực tế là mặc dù triết học Phật giáo xa lánh việc đời, tránh sátsinh nhưng các nhà sư và Phật tử tham gia đánh giặc giữ nước, nêu cao tinh thần cộngđồng. Phải chăng do dấu ấn thiền tông hay do ảnh hưởng Nho giáo vào Phật giáo?Thời kỳ tiếp biến văn hóa Pháp (1858-1945)Đây là thời kỳ hiện đại hóa, tức là Tây phương hóa lần thứ nhất, với ảnh hưởngvăn hóa phương Tây chủ yếu đối với thị dân. Ít nhiều đô thị hóa và công nghiệp hóaphá vỡ tính cộng đồng, tách riêng thành thị và nông thôn (bị coi là nhà quê lạc hậu).Mới đầu những nhà Nho phản ứng chống lại văn hóa “bút chì” để giữ lại “bút lông”.Nhưng từ những năm 20, giáo dục và văn hóa “bút chì” với quốc ngữ và tiếngPháp đã ngự trị, mang thêm ít nhiều tính khoa học và dân chủ cho văn hóa Việt. Chỉtiếc là cho đến nay gần một thế kỉ, ta bỏ hẳn chữ Nho, cả nghiên cứu Hán Nôm cũngchưa làm được mấy để khai thác thư tịch Hán - Nôm đồ sộ. Ta cũng bỏ nghiên cứuKhổng học đã từng là tinh hoa văn hóa cộng đồng Việt hàng bao thế kỷ và hiện vẫn làđộng lực phát triển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… Nhưng kết cục, quatiếp biến văn hóa Pháp, cộng đồng Việt vẫn giữ được bản sắc và thêm phong phú.Trước hết, chính sách thực dân áp bức bóc lột thậm tệ khiến cho các tầng lớpnhân dân (kể cả một bộ phận tư sản, địa chủ) đoàn kết, phát huy truyền thống yêunước phục vụ cách mạng. Lý tưởng Cách mạng Pháp 1789 và chủ nghĩa Mác du nhậpvào Việt Nam đã đổi mới tinh thần yêu nước và vũ trang cho phong trào yêu nướcnhững tư tưởng và đường lối hiện đại.Tư tưởng dân chủ phương Tây được du nhập bao hàm cả tự do cá nhân. Yếutố này phá hoại tính cộng đồng thân tộc truyền thống Khổng học, đòi hỏi hôn nhân tựdo và chống lại gia đình gia trưởng phong kiến. “Cá nhân” (theo khái niệm triết học)do phương Tây tạo ra. Đưa vào Việt Nam, nó đã tạo ra dòng văn học lãng mạn củacái Tôi và Thơ mới vào những năm 30.Tiến hóa luận của các trường phái dân tộc học cũ đã được chủ nghĩa thực dânsử dụng để tự biện minh (khai hóa các dân tộc chậm tiến). Ý đồ thực dân chủ yếu làkhai thác thuộc địa. Nhưng qua tiếp biến văn hóa, cộng đồng Việt đã tạo ra những giátrị văn hóa mới (khoa học tự nhiên và xã hội, văn nghệ, tổ chức xã hội, chính trị…) đểxây dựng một cộng đồng mạnh hơn từ 1945.Thời kỳ hiện đại từ 1945 đến nay1) Giai đoạn trước Đổi mới (1945-1986) có thể coi là giai đoạn quốc tế hóaViệt Nam với hai cuộc chiến tranh 30 năm mang tính quốc tế. Hồ Chí Minh đã thànhcông trong công cuộc giành lại độc lập dân tộc do chiến lược đoàn kết cộng đồng Việtvà gắn vấn đề Việt Nam với đại cục quốc tế, qua con đường chiến thuật xã hội chủnghĩa để được sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ toàn thế giới.Trong suốt lịch sử 3000 năm, có lẽ không bao giờ cộng đồng Việt cảm thấygắn bó, hào hùng, bằng thời đó. Đặc biệt từ những ngày khởi nghĩa tháng Tám 1945đến đầu những năm 50: người Việt nói chung không còn cảm thấy hố xa cách giàunghèo, sang hèn, giai cấp. Địa chủ hiến đất, tư sản hiến vàng, gái điếm đi làm cứuthương, kẻ cắp xung phong làm tự vệ, dân công tải gạo, tải đạn, nông dân chia xẻ nhàvới người tản cư, trong làng đêm ngủ không cần đóng cửa. Tính cộng đồng Việt lênđến điểm cao qua mấy chục năm xương máu. Trong giai đoạn này cũng hình thànhnền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng (gắn tri thức với đại chúng).Tuy nhiên, trong giai đoạn này, có một số sự việc ảnh hưởng tiêu cực đếncộng đồng Việt. Đó là cải cách ruộng đất, có mặt đánh vào gốc rễ đạo lý cổ truyền vàcơ sở làng xã, (Hồ Chủ tịch đã cho sửa sai), chia cắt đất nước sau 1954 (do ý đồ ápđặt của các cường quốc trong khuôn khổ Chiến tranh lạnh), việc hai triệu người Việtdi cư. Đó là những vết thương cần tiếp tục được hàn gắn nếu muốn tăng tính cộngđồng người Việt trong nước ngoài nước; và giữa trong ngoài.2) Trong giai đoạn từ Đổi mới (1986) đến nay, Việt Nam được đánh dấu bởi toàncầu hóa, khu vực hóa (gia nhập ASEM, 1995), và gia nhập khối Pháp ngữ. Sự hòa nhậpnày khiến cộng đồng người Việt đứng trước khả năng mạnh hơn nhưng sẽ khó khăn:- Khủng hoảng kinh tế xã hội 15 năm (đến 1995) do thiên tai liên tiếp, các vấnđề Khmer đỏ và Trung Quốc ở biên giới, một số chính sách kinh tế xã hội gây ra“thuyền nhân”.- Đuổi theo kinh tế các nước Đông Nam Á, không tụt hậu - cạnh tranh trongtoàn cầu hóa, chính sách Đổi mới là chìa khóa mở đường giải quyết các vấn đề trên.Toàn cầu hóa nói chung có lợi cho các nước giàu và hại cho các nước nghèo, mặc dùcũng đưa lại cho các nước này những cơ may (do điện tử hóa, thông tin, giao thôngphát triển). Muốn gia nhập một thế giới gắn liền văn hóa và kinh tế, cộng đồng Việtphải vừa có khả năng hòa nhập vào cái chung, vừa mang lại được cho cái chung nétriêng của mình. Cộng đồng Việt muốn thành công về kinh tế, phải bảo tồn được vàphát triển bản sắc văn hóa Việt.3. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồngBiểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, giếng nước, cây đa:Làng nào cũng có một cái đình là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọilĩnh vực. Đình là trung tâm hành chính, là nơi tổ chức hội họp, thu thuế, xử tội…Đìnhlà trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các lễ hội, ăn uống, biễu diễn các hình thức nghệthuật (tuồng, chèo…). Đình còn là trung tâm về tôn giáo, là nơi thờ Thành Hoànglàng. Thành Hoàng làng là người khai lập ra nơi đó, là người bảo trợ của dân làng, vàđược dân làng suy tôn. Đình còn là vết tích còn lại từ thời nhà dài, nhà làng, nhà rông.Làng thôn Việt Nam được tổ chức theo hang Giáp, nên đình trở thành nơi lui tới củanam giới. Có thể nói Đình là biểu tượng của tính cộng đồng cao.Giếng nước là nơi giặt giũ, nói chuyện và giao tiếp của phụ nữ.Cây đa theo quan niệm phương Đông là nơi hội tụ thần thánh, hội tụ khí “thầncây đa, ma cây gạo, cú cáo bồ đề”. Gốc đa là nơi nghỉ chân, tránh nóng của khác quađường, là nơi giao tiếp của làng với bên ngoài.4 Hệ quả của tính cộng đồngHệ quả của tính cộng đồng dẫn đến những ưu nhược điểm trong tính cách,trong ứng xử của người Việt :4.1 Ưu điểm- Tinh thần đoàn kết, tương trợ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhauCuộc sống của cư dân người Việt do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,vì vậy mà trong cuộc sống họ thường liên kết với nhau, nương tựa nhau. Từ đó,hình thành nên nét đặc trưng của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng. Tính cộngđồng chú trọng sự đồng nhất đồng nhất (giống nhau- “cùng hội cùng thuyền”,“cùng cảnh ngộ”) cho nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ giúpđỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứtruột xót”, “ chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”(5)…Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp là trọng tình. Trong quan hệ cũng nhưứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội đều lấy cái tình làm trọng. Con người ViệtNam có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống định cư, quần tụ);sống trọng tình nghĩa (vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau trong cuộcsống và trong lao động.)- Tính tập thể, hòa đồng, nếp sống dân chủ, bình đẵngDo đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rấtcao, gắn bó với tập thể, hòa đồng vào cuộc sống chung của tập thể. Sự đồng nhất(giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng bộc lộ trongnguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo Giáp (5).-Tính cần cù, chịu khó, chịu khổCần cù trong lao động (lấy cần cù để bù lại những khó khăn, cản trở của điềukiện tự nhiên, của phương thức sản xuất nông nghiệp cổ truyền); giỏi chịu đựng giankhổ (vì điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi; hạn hán, lụt lội đễ xảyra, con người dễ gặp bất trắc, hiện nay ta tâm lý “sống chung với lũ”)...4.2 Nhược điểmTrong tính cộng đồng có nhiều nhược điểm lại bắt nguồn từ chính nhữngnguyên nhân đã làm thành ưu điểm, những phẩm chất của con người Việt Nam.Chẳng hạn, nền nông nghiệp lúa nước là đặc trưng văn hoá của ta, nhưng cũng từđó hình thành tâm lý tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh mún, ít có tầm nhìn xa, bảothủ); lối sống coi trọng tình nghĩa là mặt tốt, nhưng cũng từ đó nảy sinh mặt trái làtính tuỳ tiện, ít trọng lý, ít trọng nguyên tắc, xuề xoà, hoà cả làng…(4)Bên cạnh những mặt tích cực, tính cộng đồng còn có mặt hạn chế:- Sự thủ tiêu vai trò cá nhânNgười Việt rất ít xưng tôi, mà luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội: vớingười này xưng em, với người kia là cháu , với người khác nữa là anh/chị…..;thậm chí thích dùng đại từ ngôi thứ nhất số nhiều ta (ta với mình). Cách giải quyếtxung đột theo lối hòa cả làng là hết sức phổ biến. Điều này khác hẳn với truyềnthống văn hóa phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức về cá nhân từ khicòn nhỏ, đến tuổi thành niên, con người đã hoàn toàn sống tách biệt khỏi gia đình;chính vì vậy mà khi về già người phương Tây thường cô đơn, còn cụ già Việt Namthì sum vầy trong tình cảm của đàn con cháu.- Thói dựa dẫm, ỷ lại; tư tưởng cầu an, cả nểSự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay có thóidựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì thuyền nổi. Tệ hạihơn nữa là tình trạng Cha chung không ai khóc, Lắm sãi không ai đóng cửachùa…. Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng Cầu an (an phận thủ thường) vàcả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóngcửa bảo nhau…..- Thói cào bằng, đố kịThói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồngnhất, giống nhau ! ): Xấu đều hơn tốt lỏi; Khôn độc không bằng ngốc đàn; Chếtmột đống còn hơn sống một người… Để cho tất cả đều “như nhau”, một thời, đãcó không ít những cơ quan, xí nghiệp điềm nhiên treo cao khẩu hiệu: Tất cả dànhàng ngang cùng tiến!Những hạn chế trên đều xuất phát từ tính cộng đồng. Từ đó khái niệm giátrị” trở nên hết sức tương đối, khẳng định đặc điểm của tính chủ quan trong lối tưduy nông nghiệp.