Tính chất hóa học và tính chất vật lý

Quảng cáo

• Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo.

- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

• Tính dẫn điện

- Kim loại có tính dẫn điện.

- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,...Do có tính dẫn điện, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Thí dụ như: đồng, nhôm, ...

- Chú ý: Không nên sử dụng dây dẫn điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật, hay cháy do chập điện,...

• Tính dẫn nhiệt

- Kim loại có tính dẫn nhiệt .

- Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt cũng thường dẫn nhiệt tốt.

- Dó có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.

Quảng cáo

• Ánh kim

- Kim loại có ánh kim.Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

• Phản ứng của kim loại với phi kim

1 Tác dụng với oxi

- Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ

Tính chất hóa học và tính chất vật lý

- Nhiều phi kim khác như Al, Zn, Cu... phản ứng với oxi tạo thành các oxit Al2O3, ZnO, CuO...

2 Tác dụng với phi kim khác

- Natri nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành khói trắng.

Tính chất hóa học và tính chất vật lý

Quảng cáo

- Ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt... phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS,...

- Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.

• Phản ứng của kim loại với dung dịch axit

- Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl...) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

    Zn(r)+H2SO4(dd)→ZnSO4 (dd)+ H2(k)

• Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

- Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat

   Cu (r)+ 2AgNO3 (dd)→ Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag (r)

Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

- Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat

Kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4.

   Zn (r) + CuSO4 (dd) → ZnSO4 (dd) + Cu (r)

Ta nói kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

- Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn, ... với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm, muối kẽm, ... và kim loại Cu và Ag được giải phóng.

Ta nói: Al, Zn, Mg hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag.

=>Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ...) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

Nguyên tắc điều chế kim loại

- Trong tự nhiên chỉ có một số ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại đều tồn tại dưới dạng ion trong các hợp chất hóa họ. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:

   Mn+ + ne → M

- Có 3 phương pháp điều chế kim loại.

1) Phương pháp thủy luyện

- Phương pháp thủy luyện (còn gọi là phương pháp ướt) được dùng điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu, Hg, Ag, Au,...

2) Phương pháp nhiệt luyện

- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...

- Với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng đã thu được kim loại mà không cần thiết phải khử bằng các tác nhân khác:

Tính chất hóa học và tính chất vật lý

3) Phương pháp điện phân

- Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Al, ... bằng cách điện phân các hợp chất ( muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.

- Thí dụ: Điều chế kim loại kẽm bằng phương pháp điện phân dung dịch kẽm sunfat với điện cực trơ.

Phương trình điện phân:

Tính chất hóa học và tính chất vật lý

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Tính chất hóa học và tính chất vật lý

Tính chất hóa học và tính chất vật lý

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Wiki tính chất hóa học trình bày toàn bộ tính chất hóa học, vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học đã học trong chương trình Hóa học cấp 2, 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

09:36:5020/01/2022

Nước có công thức phân tử là H2O có vai trò quan trọng tham gia vào nhiều quá trình hóa học trong cơ thể người và động vật. Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống.

Nội dung bài viết này giúp các em biết thành phần cấu tạo của nước, sự phân hủy và tổng hợp nước; Tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước; và vai trò của nước trong đồi sống và sản xuất.

I. Thành phần hóa học của nước

1. Sự phân hủy nước

- Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt hai điện cực sinh ra khí hidro và oxi.

- Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích khí oxi.

- Phương trình hóa học:

 2H2O  2H2 + O2 

2. Sự tổng hợp nước

- Đốt bằng tia lửa điện hỗn hợp 2 thể tích hidro và 1 thể tích oxi, ta thấy cuối cùng hỗn hợp chỉ còn 1 thể tích oxi. Vậy 1 thể tích oxi đã hóa hợp với 2 thể tích hidro tạo thành nước.

- Phương trình hóa học:

 2H2 + O2  2H2O

3. Kết luận

- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố oxi và hidro. Chúng đã hóa hợp với nhau

- Bằng thực nghiệm, người ta tìm được CTHH của nước là H2O

II. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của nước

1. Tính chất vật lý của nước

- Nước là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị

- Nước sôi ở 100°C (p = 760 mmHg) và hóa rắn ở 0°C

- Khối lượng riêng của nước ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)

- Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,...), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,...)

2. Tính chất hóa học của nước

a) Nước tác dụng với kim loại

- Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,... tạo thành bazơ và khí hiđro

- Phương trình hóa học:

 2K + 2H2O → 2KOH + H2

b) Nước tác dụng với mốt số oxit bazo 

- Nước tác dụng với oxit bazo như CaO, K2O,... tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,..

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

* Ví dụ: K2O + H2O → 2KOH

c) Nước tác dụng với oxit axit 

- Nước tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,... tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,...

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

* Ví dụ: SO3 + H2O → H2SO4

III. Vai trò của nước và cách chống ô nhiễm nguồn nước:

 Vai trò của nước

- Nước hòa tan chất dinh dưỡng cho cơ thể sống

- Tham gia vào quá trình hóa học trong cơ thể người và động vật

- Có vai trò rất quan trọng trong đời sống: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vân tải,...

• Cách chống ô nhiễm nguồn nước

- Không vứt rác thải xuống nguồn nước (sông, hồ, kênh, ao,...)

- Xử lý nước thải trước khi cho nước thải chảy vào sông, hồ, biển.

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Tính chất vật lý, Tính chất hóa học và Thành phần hóa học của Nước H2O. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.