Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt là nước được dùng cho các hoạt động hằng ngày như ăn uống, tắm, giặt mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong ngắn hạn và lâu dài. Đây được xem là một trong số những tài nguyên thiết yếu cho chúng ta mỗi ngày. Để đảm bảo đượ điều đó, nhiều cơ quan sức khỏe đã cha ro những quy định để đảm bảo nguồn nước này. Sau đây là những tiêu chuẩn đánh giá nước sinh hoạt từ Bộ Y tế để bạn hiểu thêm về nguồn nước mình đang sử dụng mỗi ngày!

Bộ tiêu chuẩn nước sinh hoạt

“Ô nhiễm nước” đã trở thành cụm từ phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Các báo cáo thống kê đã chỉ ra rằng, số ca bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước tăng lên mỗi ngày. Tính riêng Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 9 nghìn người tử vong liên quan đến chất lượng nguồn nước.

Tiêu chuẩn chất lượng dành cho nước sinh hoạt là điều mà nhiều người còn chưa nắm rõ. Một nguồn nước đạt chuẩn phải là nguồn nước đảm bảo các thành phần có trong nước an toàn cho người sử dụng. Chính vì thế, Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch. Chất lượng nước sinh hoạt sẽ được đánh giá thông qua nhiều đặc tính từ vật lý, hóa học, sinh hoạt, phóng xạ và nhiều yếu tố khác. Sau khi có bộ tiêu chuẩn để đối chiếu, việc kiểm tra chất lượng nguồn nước sẽ dễ dàng hơn.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt

Nước gia đình bạn đang dùng thực sự sạch hay không sẽ không được phân biệt bằng mắt thường mà phải dùng đến các xét nghiệm hiện đại. Trường hợp xấu là phát hiện nước bị ô nhiễm thì việc ngưng sử dụng và báo cáo với cơ quan chức năng để tìm phương pháp thay thế an toàn hơn.

Các tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế

Xuất phát từ việc bảo vệ sức khỏe của người sử dụng, Bộ Y tế chính thức đưa ra những thông tư liên quan đến tiêu chuẩn nước sạch. Cụ thể:

Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 02 2009/BYT

Tiêu chuẩn này áp dụng với nước sinh hoạt dùng trong những sinh hoạt thông thường cả chế biến thực phẩm tại những cơ sở chế biến.

Đối tượng áp dụng bao gồm các tổ chức, cá nhân, cơ quan, hộ kinh doanh. Trong đó, bao gồm cả những cơ sở tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất 1000m3/ngày đêm trở lên.

Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 01 2009/BYT

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mục đích ăn uống, nấu nướng thông thường, gọi tắt là nước ăn uống.

Đối tượng áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 6-1:2010/BYT

Áp dụng đối với nguồn nước dùng để uống trực tiếp.

Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn là nguồn nước máy thành phố (109 chỉ tiêu), mỗi chỉ tiêu đều có mức đánh giá một cách cụ thể.

Bên cạnh đó, thông tư 41/2018/tt-byt cũng đã được ban hành để bổ sung những quy chuẩn giám sát chất lượng nước sử dụng trong mục đích sinh hoạt.

Thông số đánh giá chất lượng nước sinh hoạt

Cụ thể, QCVN 01:2009/BYT đã chỉ rõ các thông số đánh giá chất lượng nước sạch sinh hoạt gia đình như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Thông số 1 Tiêu chuẩn nước sạch về màu sắc CTU 15 2 Mùi vị – Không có mùi, vị lạ 3 Độ đục NTU 2 4 pH – 6,5 – 8,5 5 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/ L 300 6 Tổng chất rắn hòa tan mg/ L 1000 7 Amoni mg/ L 3 8 Asen mg/ L 0,01 9 Cadimi mg/ L 0,003 10 Crom mg/ L 0,05 11 Xyanua mg/ L 0,07 12 Flo mg/ L 1,5 13 Sắt mg/ L 0,3 14 Mangan mg/ L 0,3 15 Nitrat mg/ L 50 16 Nitrit mg/ L 3 17 Natri mg/ L 200 18 Đồng mg/ L 1 19 Niken mg/ L 0,02 20 Kẽm mg/ L 3 21 Sunfat mg/ L 250

Trên đây là những tiêu chuẩn nước sinh hoạt được Bộ Y tế đưa ra. Đây cũng là cơ sở đánh giá và kiểm tra chất lượng nguồn nước bạn đang sử dụng mỗi ngày, là cơ sở xác định tiêu chuẩn xây dựng hệ thống cấp nước. Chất lượng nước sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta. Tốt nhất, gia đình bạn nên kiểm định chất lượng nước định kỳ 6 tháng/ lần. Trong quá trình sử dụng, tập quan sát và kịp thời phát hiện những bất thường cũng là cách bạn quan tâm sức khỏe chính bản thân vậy.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt được chuyển về từ hệ thống cấp nước có thể đã được loại bỏ tạp chất gây hại. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, bảo quản khả năng tái khuẩn không nước hoàn toàn có thể xảy ra. Một mẹo nhỏ mà Vĩnh Hảo Việt Nam muốn gợi ý cho bạn, trong quá trình bảo quản nước tại gia đình bạn nên sử dụng bình sứ, bình inox và chú ý việc làm sạch và vệ sinh những đồ dùng chứa nước định kỳ nhé.

Kết luận

Việc nắm bắt thông tin, quy định về nguồn nước sạch giúp bạn và gia đình hiểu rõ hơn nguồn nước đang sử dụng, từ đó có phương án lựa chọn nước uống, nước sinh hoạt hợp lí!

Gần đây, Công ty môi trường Thăng Long thường xuyên nhận được những câu hỏi của các bạn về chỉ tiêu nước sinh hoạt ăn uống, quy chuẩn nào quy định về chất lượng nước ăn uống hàng ngày, chỉ tiêu nào là quan trọng nhất nên đi xét nghiệm? Hôm nay, Công ty môi trường Thăng Long sẽ giải đáp thắc mắc giúp các bạn.

.jpg)

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt ăn uống hiện nay

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT do Cục Y Tế dự phòng và Môi trường biên soạn, được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009. Đây là tiêu chuẩn nước ăn uống mới nhất hiện nay.

Ngoài ra, đối với nước sinh hoạt có QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

Nước dùng sinh hoạt ăn uống của gia đình bạn cần phải đạt các chỉ tiêu trong quy chuẩn để đảm bảo sức khỏe. Khi xét nghiệm các chỉ tiêu mà vượt quá tiêu chuẩn quy định bạn cần tìm rõ nguyên nhân và hướng giải pháp để xử lý. Một số thành phần kim loại nặng như: Asen (As), Nitrit (NO2-), Mangan (Mn), Sắt (Fe)… Nếu thành phần vượt quá sẽ dẫn tới rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Theo tiêu chuẩn nước ăn uống có những 109 chỉ tiêu, nếu xét nghiệm hết thì sẽ gây tốn kém rất nhiều kinh phí vậy cần xét nghiệm những chỉ tiêu nào? chỉ tiêu nào là quan trọng nhất?

Các chỉ tiêu quan trọng nhất trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt ăn uống

+ Nhóm chỉ tiêu cảm quan

.jpg)

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ 1. Màu sắc(*) TCU 15 TCVN 6185 – 1996

(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120

A 2. Mùi vị(*) – Không có mùi, vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A 3. Độ đục(*) NTU 2 TCVN 6184 – 1996

(ISO 7027 – 1990)

hoặc SMEWW 2130 B

A

Các chỉ tiêu này có thể quan sát, đánh giá bằng thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác và vị giác.

+ Nhóm chỉ tiêu khác

pH, độ cứng, vi sinh, kim loại nặng,… đánh giá mức độ nguy hại hay an toàn với người sử dụng. Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng trong nước sinh hoạt ăn uống.

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ 1. pH(*) – Trong khoảng

6,5-8,5

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A 2. Độ cứng, tính theo CaCO3(*) mg / l 300 TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C A 3. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*) mg / l 1000 SMEWW 2540 C B 4. Hàm lượng Amoni(*) mg / l 3 SMEWW 4500 – NH3 C hoặc

SMEWW 4500 – NH 3 D

B 5. Hàm lượng Asen tổng số mg / l 0,01 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B 6. Hàm lượng Clorua(*) mg / l 250

300 (**)

TCVN6194 – 1996

(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl– D

A 7. Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg / l 0,3 TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe A 8. Hàm lượng Chì mg / l 0,01 TCVN 6193 – 1996 (ISO 8286 – 1986)

SMEWW 3500 – Pb A

B 9. Hàm lượng Mangan tổng số mg / l 0,3 TCVN 6002 – 1995

(ISO 6333 – 1986)

A 10. Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số mg / l 0,001 TCVN 5991 – 1995 (ISO 5666/1-1983 – ISO 5666/3 -1983) B 11. Hàm lượng Nitrat mg / l 50 TCVN 6180 – 1996

(ISO 7890 -1988)

A 12. Hàm lượng Nitrit mg / l 3 TCVN 6178 – 1996 (ISO 6777-1984) A 13. Chỉ số Pecmanganat mg / l 2 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A

Vi sinh vật

  1. Coliform tổng số Vi khuẩn/100ml 0 TCVN 6187 – 1,2 :1996

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

A 15. E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/100ml 0 TCVN6187 – 1,2 : 1996

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

Chỉ tiêu nào cũng đều có ý nghĩa và mức độ quan trọng riêng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về kim loại nặng (Sắt, mangan, asen,…), Nitrit, amoni và vi sinh vật là những chỉ tiêu gây nguy hiểm lớn nhất tới sức khỏe của con người. Để chắc chắn rằng mình đang sử dụng nguồn nước sạch các bạn hãy tới các đơn vị đo lường, viện nghiên cứu, phòng chuyên gia nước,… để có thể được tư vấn, xét nghiệm về nguồn nước và các biện pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt ăn uống.