Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học mác-lênin là gì?

Tính chất của chân lý

a. Quan niệm về chân lý

Chân lý là một vấn đề được đề cập nhiều trong lịch sử triết học, tuy nhiên chưa có đại biểu triết học nào trước và ngoài triết học duy vật biện chứng có quan niệm hoàn chỉnh, đúng đắn về chân lý. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan mà con người phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển. Cho nên, nhận thức chân lý cũng phải là một quá trình.

b. Các tính chất của chân lý

* Tính khách quan

Chân lý là tri thức chứ không phải bản thân hiện thực khách quan, nhưng tri thức đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng. Cho nên, theo nghĩa đúng của từ này, chân lý bao giờ cũng là khách quan vì nội dung phản ánh của nó là khách quan, là phù hợp với khách thể của nhận thức. V.I.Lênin nhấn mạnh: "Thừa nhận chân lý khách quan, tức là chân lý không phụ thuộc vào con người và loài người" chỉ phụ thuộc vào thực tại khách quan, không phụ thuộc vào tính đơn giản hay tính chặt chẽ của lôgíc, không phụ thuộc vào lợi ích hay sự quy ước...V.I.Lênin cũng khảng định “là người duy vật, có nghĩa là thừa nhận chân lý khách quan”.

* Tính tương đối và tính tuyệt đối

Tính tương đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức của chân lý đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, nó mới phản ánh đúng một mặt, một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan trong những điều kiện giới hạn xác định. Tương đối ở đây là do điều kiện lịch sử chế ước, chứ không phải là phản ánh sai. Tính tuyệt đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức của chân lý phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan ở một giai đoạn lịch sử cụ thể xác định.Con người ngày càng tiến gần đến chân lý tuyệt đối chứ không thể đạt chân lý tuyệt đối một cách trọn vẹn, toàn diện theo nghĩa đen của từ. Nhận thức chân lý tuyệt đối phải thông qua một loạt các chân lý tương đối. V.I.Lênin nhấn mạnh: "... theo bản chất của nó, tư duy của con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối. Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, ...". Sự phân biệt giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý cũng chỉ là tương đối. Đường ranh giới này có thể vượt qua được. Trong hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng; hoặc cường điệu tuyệt đối hóa tính tuyệt đối phủ nhận tính tương đối của chân lý; hoặc tuyệt đối hóa tính tương đối từ đó phủ nhận tính khách quan của chân lý.

* Tính cụ thể

Không có chân lý trừu tượng, chung chung, chân lý luôn là cụ thể. Bởi lẽ, chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Cho nên, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định. Thoát ly những điều kiện cụ thể này sẽ không phản ánh đúng đắn sự vật, hiện tượng. Triết học Mác - Lênin khẳng định: “không có chân lý trừu tượng”, “rằng chân lý luôn luôn là cụ thể”. Vì chân lý luôn cụ thể, nên phải quán triệt nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và hoạt động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật phải vừa cụ thể (trong không gian, thời gian xác định) vừa lịch sử (trong hoàn cảnh lịch sử, điều kiện lịch sử cụ thể). Nguyên tắc này chống giáo điều, rập khuôn, máy móc, xa rời thực tế. V.I.Lênin đã chỉ rõ nguyên tắc này đòi hỏi “Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào”.

  • Thực tiễn là gì?
  • Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý được hiểu như thế nào?
  • Ví dụ về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý.

Thực tiễn là gì? Tại sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý? Để có thể giải đáp được những câu hỏi này, mời Quý vị tham khảo bài viết ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý của luathoangphi.vn để có cái nhìn rõ nét hơn về triết học Mác – Lênin.

Thực tiễn là gì?

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của loài người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Hoạt động thực tiễn có các đặc điểm cơ bản như sau:

– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người

– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội.

Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể. Hoạt động thực tiễn đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, nhưng có thể chia ra làm 03 hình thức cơ bản, đó là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học:

+ Hoạt động sản xuất vật chất như các hoạt động trồng lúa, dệt vải, sản xuất giày dép…

+ Hoạt động chính trị – xã hội: dạng hoạt động này nhằm biến đổi các quy định xã hội, chế độ xã hội như thanh niên tham gia tình nguyện giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn, người dân đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội…

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học.

Bên cạnh việc hiểu về thực tiễn thì để có thể đưa ra được ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý thì chúng ta cũng cần phải có cách nhìn chính xác về chân lý.

Chân lý theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý bao giờ cũng là chân lý khách quan tức là những tri thức mà nội dung của nó không phụ thuộc vào con người. Và chân lý còn có tính tuyệt đối và có tình tương đối.

Ngoài ra, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn.

Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học mác-lênin là gì?

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý được hiểu như thế nào?

Trước khi đưa ra ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý thì cần lý giải thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý là gì?

– Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý:

Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận động và phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.

Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, nó còn bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm mà chúng ta xác định được đâu là cái hợp quy luật, đâu là cái đúng, đâu là sai, cái nào nên làm…

Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn hướng đến để kiểm nghiệm tính đúng đắn.

Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.

Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm chính là những tri thức đúng.

– Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Mỗi tri thức đúng bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn gắn liền với đối tượng xác định nên chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn mà thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức.

– Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối

Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

Một chân lý luôn có tính đích thực, xác thực và luôn được thực tiễn kiểm nghiệm bởi chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức là tri thức đúng.

Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, tức là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.

Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến hành thực nghiệm, áp dụng những phát minh vào thực tế.

Ví dụ về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Ví dụ: Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.

Ví dụ: Trái đất quay quanh mặt trời

Ví dụ: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Những ví dụ trên chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới có thể khẳng định được tính đúng đắn.

Trên đây là nội dung bài viết ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.