Tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là gì

– Muốn thảo luận, trước hết ta phải cùng hiểu nội hàm của 2 chữ LỄ và VĂN. Đây là 2 từ cổ mà thường bị hiểu theo nghĩa nôm na ngày nay, LỄ thì toàn nghĩa phản cảm (lễ phép, lễ bái, cúng lễ, lễ tiết, lễ hội…), toàn là sự phục tùng cung kính của kẻ dưới với người trên. VĂN thì văn chương thơ phú… rông dài. Thế thì khẩu hiệu này chỉ đáng vứt đi cho rảnh.

– Nhưng theo lời giảng mà tôi học được ở chữ Nho thuở bé thì LỄ là tất cả những quy phạm khuyên con ngưới cần đối xử với nhau và với mọi công việc trong xã hội sao cho đúng nhất, tốt nhất. Tất nhiên cái tốt cái đúng của ngày xưa thì không thể toàn vẹn và hiện đại như ngày nay, nhưng cái đúng trong đó vẫn là cơ bản. Không phải cứ cổ là trọng nam khinh nữ mà các Cụ rất trọng tấm gương “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng biết kính trọng nhau như khách). Các Cụ đã khuyên “bất xỉ hạ vấn” (đừng xấu hổ khi học hỏi những người dưới mình). “Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, quân vị khinh” (Dân mới quý, rồi đến đất nước, còn vua thì bình thường thôi). Nho giáo vào Việt Nam đã nhuốm thuần phong mỹ tục của nước Việt chứ không dập khuôn như Tàu. Chữ VĂN thì không phải chỉ là Văn chương thơ phú rông dài mà là tất cả những điều, những tri thức học được từ sách vở, từ sự giảng dạy của người thầy.

– Tóm lại, theo điều tôi lĩnh hội được thì tinh thần toát lên từ lời răn “Tiên học Lễ hậu học Văn” là hãy dạy cho học sinh biết làm Người trước đã, rồi mới đến chuyện dạy học sinh mọi kiến thức sách vở. Giáo dục trước hết là dạy làm Người, rồi mới đến dạy mọi tri thức. Đã làm Người thì trước hết phải biết tự khẳng định mình, biết mình “đã đứng trong trời đất” thì phải ứng xử với mọi người, mọi việc ra sao cho xứng đáng? Nghĩa là phải chủ động và đóng góp cái đặc hiệu của cá nhân mình! Phương châm Giáo dục tích cực quý giá như vậy thiết tưởng còn phải giữ đến muôn đời.

– Tuy vậy, vì 2 chữ LỄ và VĂN có nguồn gốc chữ cổ, có lẽ nên để trong dấu ngoặc kép, và cần được giảng giải cho đúng cái nghĩa tượng trưng bao quát của nó như trên đã trình bày chăng?

– Nhưng theo tác giả Hiếu Chân thì “Trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển của đất nước và xã hội Việt Nam chính là đảng Cộng Sản chứ không phải cái khẩu hiệu “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”, và do đó cái cần phải bãi bỏ càng sớm càng tốt là chế độ độc tài toàn trị mà đảng này áp đặt lên toàn bộ đất nước chứ không chỉ bãi bỏ câu khẩu hiệu vốn dĩ đã bị xếp xó và thay bằng “5 điều bác Hồ dạy” từ sau ngày miền Nam thất thủ”.

Đúng là trong một chế độ toàn trị hà khắc thì quyền làm một con người tự do, chủ động là rất khó. Nhưng nếu chờ thanh toán xong chế độ ấy mới cải tiến được phương châm giáo dục thì biết đến bao giờ, chịu bó tay chăng?

Theo tôi, hiện nay, tuy gặp khó khăn như vậy, nhưng những nhà giáo dục có tâm huyết với đất nước vẫn có thể thực hiện khẩu hiệu chân chính “Tiên học LỄ”, dạy làm Người hiệu quả trong một chừng mức nào đó. Bởi vì thời thế đã có chút đổi khác. Thời Cộng sản toàn trị còn hưng thịnh, người ta mị dân và ép tất cả phải nhất nhất phải nghe theo. Nhưng sang giai đoạn thoái trào này, sự cai trị đã phân hóa theo hai đầu: một mặt không mị dân nữa mà trừng trị thẳng cánh cho biết tay, nhưng mặt khác họ vẫn phải âm thầm khôn ngoan, chấp nhận những lẽ phải của công lý chung trong nhân loại, để gỡ thế bị cô lập và tẩy chay.

Những cố gắng chân chính nếu biết khéo léo vẫn có cơ thực hiện, cứ thế “tích thiểu thành đại” cụm dần nhau lại sẽ đẩy nhanh Dân tộc thoát khỏi mối đại họa này. Lương tâm toàn Dân tộc sẽ thắng, kể cả những người Cộng sản.

(VOH) - ‘Tiên học lễ hậu học văn’ từ lâu là khẩu hiệu giáo dục quen thuộc với bao thế hệ học sinh, và cũng trở thành thước đo đạo đức và nhân phẩm của một con người trong xã hội.

Có lẽ, chúng ta đã thuộc nằm lòng “Tiên học lễ, hậu học văn”, một câu khẩu hiệu giáo dục được học từ những buổi đầu cắp sách đến trường. Nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội, liệu “tiên học lễ hậu học văn” có bị lỗi thời?

1. “Tiên học lễ hậu học văn” là gì?

"Tiên học lễ, hậu học văn" được cho là quan điểm lễ nghĩa của Nho giáo. Theo thời gian dần được bổ sung để phù hợp với sự tiến bộ của thời đại và được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở giáo dục.

Tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là gì

Câu tục ngữ bao gồm hai vế cụ thể như “Tiên học lễ” và “Hậu học văn”. Ta cần hiểu “tiên học lễ” là việc đầu tiên con người phải học tập lễ nghĩa, cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống. Rèn luyện đạo nhân và tu dưỡng nhân cách của bản thân.

Bởi vì lẽ đó, mà đây chính điều mà chúng ta được học ngay từ những ngày đầu ngồi trên ghế nhà trường, trở thành kim chỉ nam trong giáo dục. Giúp thầy cô định hướng học tập, và nuôi dưỡng đạo đức cho những thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Sau đó, mới đến “hậu học văn” đó chính là kiến thức văn hóa như những môn học được giảng dạy nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mở mang trí tuệ và trở thành con người có trình độ hiểu biết.

“Tiên học lễ, học học văn” là câu tục ngữ quý giá trong kho tàng văn học Việt Nam. Mặc dù sở hữu 2 vế câu độc lập nhưng lại tương trợ và bổ nghĩa cho nhau. Mang đến bài học sâu sắc về giáo dục trong suốt những năm qua, đó là con người trước hết cần phải biết đạo đức, lễ nghi để làm một người tốt. Sau đó mới học văn hóa, trí thức của nhân loại để trở thành người có ích cho xã hội.

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên"

2. Tiên học lễ hậu học văn - Liệu có lỗi thời?

Từ xưa đến nay, cha ông ta vẫn luôn coi trọng lễ nghĩa. Thế nhưng, trong một xã hội đang không ngừng đổi mới và giá trị con người luôn đề cao. Cùng với đó là những mong muốn mang đến nhiều điều tốt nhất, kích thích sự phát triển và khai mở tư duy cho thế trẻ, thì liệu “tiên học lễ hậu học văn” có bị lỗi thời?

Thử hỏi, nếu chỉ cung cấp kiến thức nhưng không dạy lễ nghĩa cho trẻ em sẽ như thế nào?. Nếu không được dạy dỗ cách đối nhân xử thế, ứng xử chuẩn mực đạo đức, và “tôn sư trọng đạo” thì chúng ta sẽ ra sao?

Có lẽ những trường hợp về bạo lực học đường, học trò đánh thầy, … sẽ xảy ra. Bởi khi ấy con người trở nên ngang ngược, bất chấp đạo lý và chỉ hành động theo cảm xúc cá nhân.

Tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên”. Thực vậy, trong quá trình học tập chúng ta không thể thiếu “cái gốc” văn hóa chính là việc rèn luyện đạo đức. Một người có tài mà nhân cách tồi tàn thực sự là mối họa lớn cho cộng đồng!

“Tiên học lễ, hậu hậu văn” không chỉ được xem là cách ứng xử lễ nghĩa tại trường học mà còn nền tảng hình thành tính cách của chúng ta sau này. Biết sống yêu thương ông bà, cha mẹ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không mưu cầu lợi ích cho cá nhân.

Nhìn nhận lại, mục tiêu cuối cùng của giáo dục là nuôi dưỡng những con người vừa có tài, vừa có đức. Thế hệ làm chủ đất nước phải sở hữu đầy đủ cả trí tuệ lẫn đạo đức mới có thể giúp xã hội phát triển bền vững.

Xem thêm: Học để hiểu câu thành ngữ ‘Ôn cố tri tân’, triết lý về giáo dục của Khổng Tử

3. Những thành ngữ, tục ngữ nổi bật về giáo dục

"Tiên học lễ, hậu học văn" chứa đựng bài học nhân sinh sâu sắc, nền tảng giáo dục để con người hướng đến sự hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ. Cùng tham khảo những câu thành ngữ, tục ngữ ý nghĩa dưới đây:

  1. Yêu con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi.
  2. Con học, thóc vay.
  3. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  4. Chẳng học lấy đâu biết chữ.
  5. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  6. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
  7. Học tài thi phận.
  8. Măng không uốn, uốn tre sao được.
  9. Non chẳng uốn, già nổ đốt.
  10. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
  11. Làm người chữ "Lễ" đứng đầu Kế đến chữ "Nghĩa" ngàn sau để đời.
  12. Học là học để làm người Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
  13. Chẳng cây lấy đâu có thóc Chẳng học lấy đâu biết chữ.
  14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

    Xem thêm: Những câu nói về Tâm và Đức - nền tảng đạo đức con người

4. Tổng hợp câu nói hay nhất về giáo dục

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cũng như góp phần vào sự thành công của mỗi người. Chúng ta cùng suy ngẫm những câu nói nổi tiếng về giáo dục ngay sau đây:

Tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là gì

  1. Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức. – Hegel
  2. Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung. – Helen Keller
  3. Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống, và kiểu còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào. – John Adams
  4. Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo. – Pestalogi
  5. Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường. – Maria Montessori
  6. Trẻ em phải được giáo dục, nhưng chúng cũng cần được để mặc cho tự giáo dục bản thân. – Abbé Dimnet
  7. Trường học nên giữ một vai trò chủ động trong việc định hướng các thay đổi xã hội, và tham gia vào việc xây dựng trật tự xã hội mới. – John Dewey
  8. Quan trọng không phải là bề ngoài, mà là tinh túy. Quan trọng không phải là tiền bạc, mà là học thức. Quan trọng không phải là quần áo, mà là phong cách. – Coco Chanel
  9. Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho thay đổi. Học hỏi bao gồm nhiều việc hơn là chỉ tiếp thu kiến thức, nó đòi hỏi sự thấu hiểu. – William Arthur Ward
  10. Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau. – Maria Montessori

Hy vọng, qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn là gì?”. Từ đó thấy được giá trị con người không chỉ đánh giá, so sánh qua vẻ bên ngoài mà còn cả lối sống lễ nghĩa và đạo đức.