Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước là gì năm 2024

Ngân hàng Nhà nước thì ai cũng đã từng nghe qua nhưng ngân hàng Trung ương là gì thì chắc hẳn không nhiều người biết. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về ngân hàng trung ương trong bài viết hôm nay để xem ngân hàng trung ương có phải là ngân hàng nhà nước không nhé!

Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước là gì năm 2024

Ngân hàng trung ương là gì?

Theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 thì ngân hàng trung ương (hay ngân hàng dự trữ) là ngân hàng thực hiện các hoạt động của Nhà nước về tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, giữ vai trò trung tâm của hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính của một quốc gia.

Tính chất của ngân hàng trung ương có sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia. Có thể hiểu ngân hàng trung ương là các tổ chức phi thị trường hoặc chống cạnh tranh. Hầu hết các ngân hàng trung ương đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng vẫn giữ mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia trên thế giới, một số ngân hàng trung ương không phải là cơ quan nhà nước, do đó thường có tính độc lập về mặt chính trị. Mặc dù vậy, các đặc quyền của những ngân hàng này vẫn do pháp luật thiết lập và bảo vệ.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Trung ương chính là Ngân hàng Nhà nước, đảm trách việc quản lý các hệ thống tiền tệ của quốc gia. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương của nước ta thuộc sở hữu của Nhà nước và là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên không có tính độc lập về mặt pháp lý và cũng không độc lập trong hoạt động.

“Ngân hàng trung ương là cơ quan đặc trách trong việc quản lý hệ thống tiền tệ, chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ của một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ với mục đích ổn định giá trị tiền tệ, cung tiền, kiểm soát lãi suất và hỗ trợ các ngân hàng thương mại đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.”

Đặc điểm của các ngân hàng trung ương là gì?

Thứ nhất, khác với những ngân hàng thương mại thông thường chỉ được phép phát hành các khoản nợ không kỳ hạn, chẳng hạn như tiền gửi séc thì ngân hàng trung ương có một đặc quyền quan trọng chính là phát hành tiền giấy và tiền mặt.

Thứ hai, ngân hàng trung ương là một tổ chức tài chính chịu trách nhiệm giám sát hệ thống tiền tệ, điều tiết lượng cung tiền và ấn định lãi suất cho các khoản vay và trái phiếu. Các ngân hàng trung ương có quyền ban hành các chính sách tiền tệ bằng cách nới lỏng hoặc thắt chặt nguồn cung tiền. Điển hình là việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất để làm chậm tăng trưởng và tránh lạm phát, đảm bảo nền kinh tế của một quốc gia phát triển đồng đều.

Thứ ba, quản lý và điều chỉnh ngành ngân hàng nói chung thông qua việc ban hành các quy định về vốn, bảo đảm tiền gửi, yêu cầu dự trữ (quy định ngân hàng có thể cho khách hàng vay bao nhiêu và họ phải giữ bao nhiêu tiền mặt)…

Thứ tư, ngân hàng trung ương là đơn vị cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn và các tổ chức khác, thậm chí là cả chính phủ. Nếu không có ngân hàng trung ương thực hiện hoạt động quản lý và điều tiết thì quá trình vận hành hệ thống các ngân hàng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, các ngân hàng nhà nước cũng chính là đơn vị quản lý dự trữ ngoại hối ở mỗi quốc gia.

Các chức năng của ngân hàng trung ương là gì?

Chức năng phát hành tiền tệ

Đây là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng trung ương tại hầu hết các quốc gia. Ngân hàng trung ương là cơ quan tài chính duy nhất có quyền phát hành tiền tệ hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất trong lưu thông tiền tệ của đất nước.

Tại một số quốc gia, ngân hàng trung ương là đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, các loại tiền khác như tiền kim loại sẽ do Chính phủ phát hành.

Chức năng ngân hàng của các ngân hàng

Nói đến chức năng của ngân hàng trung ương là gì thì nó được coi là ngân hàng của các ngân hàng vì không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối với các ngân hàng trung gian.

Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ ngân hàng trung gian

Các ngân hàng trung gian gian trên cả nước phải gửi tiền tại ngân hàng trung ương dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc. Tiền gửi bắt buộc là khoản tiền đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng. Đây là khoản tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng trung gian phải gửi lại.

Trong khi đó, tiền gửi thanh toán nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán tiền, đáp ứng nhu cầu giao dịch với ngân hàng trung ương và chi trả cho các ngân hàng khác. Khoản tiền này các ngân hàng trung gian buộc phải duy trì thường xuyên tại tài khoản thuộc ngân hàng trung ương.

Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian

Có thể sẽ hơi khó hiểu với những ai không am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng khi nói rằng ngân hàng trung ương sẽ thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian thông qua tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là hình thức cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian trong việc mở rộng hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, đơn vị này còn có chức năng bảo vệ các ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản bằng tín dụng.

Chức năng ngân hàng của chính phủ

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngân hàng trung ương còn đóng vai trò quản lý tiền tệ của Chính phủ thông qua một tài khoản giao dịch không lãi suất. Ngân hàng trung ương sẽ có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng và tư vấn chính sách về tài chính tiền tệ cho Chính phủ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cơ quan đảm nhận chức năng này là kho bạc nhà nước.

Như vậy, bài viết hôm nay đã giải thích khái niệm ngân hàng trung ương là gì cũng như làm rõ những chức năng của ngân hàng trung ương tại các quốc gia. Và đừng quên ở Việt Nam ngân hàng trung ương chính là Ngân hàng Nhà nước đấy nhé!

Gửi tiết kiệm ngân hàng Agribank 100 triệu lãi suất bao nhiêu?

Như vậy, khi gửi 100 triệu ngân hàng Agribank trong 12 tháng, với mức lãi suất áp dụng hiện tại là 5.5%.

Mục đích tiền gửi ngân hàng là gì?

Là tiền gửi không kỳ hạn với mục đích chuyển khoản, chi trả hóa đơn,... đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tài chính của khách hàng. Là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi suất định kỳ. Các mức lãi suất theo từng kỳ hạn phụ thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng.

Tại sao lãi gọi là Ngân hàng Nhà nước?

Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước; có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. - Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn là gì?

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.