Tiêm vaccine có bị chậm kinh không

Sau tiêm vaccine COVID-19, những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như cơn đau bụng có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn bình thường, đến sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến. Có nhiều phụ nữ đã báo cáo về hiện tượng thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt của họ sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Tiêm vaccine có bị chậm kinh không
4 điều cần biết cho phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19

Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Boston - Hoa Kỳ đang điều tra, liệu vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không. Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như tuổi tác, thuốc men, bệnh tật, tinh thần, thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục...

Bằng chứng cho thấy sự căng thẳng của đại dịch COVID-19 đã tác động đến những người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, với một số người tham gia nghiên cứu cho biết các triệu chứng của họ tồi tệ hơn, thời gian có kinh thay đổi và mức độ lo lắng của họ tăng lên. Sự căng thẳng do đại dịch gây ra tác động đến những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm chủng chứ không phải là do vaccine.

Điều cực kỳ quan trọng là không được nhầm lẫn giữa những thay đổi kinh nguyệt tạm thời với khả năng sinh sản lâu dài. Mặc dù có khả năng tiêm vaccine COVID-19 có thể tạm thời làm thay đổi thời gian kinh nguyệt hoặc rụng trứng, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc có con trong tương lai.

Tiêm vaccine có bị chậm kinh không

Sau tiêm vaccine COVID-19, kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn chu kỳ bình thường.

Vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?

Sốt, đau cánh tay, đau đầu, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc ốm yếu là một số tác dụng phụ điển hình sau khi tiêm vaccine mà mọi người đã được lưu ý nhưng không có cảnh báo bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.

Có khoảng 6000 phụ nữ ở Mỹ đã báo cáo rằng kinh nguyệt của họ đến sớm hơn bình thường hoặc xuất hiện không đều. Ở Anh, có khoảng 35.000 phụ nữ báo cáo chu kỳ kinh nguyệt của họ có thay đổi.

Bà Victoria Male - Giảng viên trường Đại học Hoàng gia London về miễn dịch sinh sản

Hầu hết những người báo cáo sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm chủng đều thấy rằng chu kỳ sau đó trở lại bình thường. Quan trọng là không có bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine COVID-19 ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản hoặc những bất thường cần được điều tra.

TS Michelle Wise, Giảng viên cao cấp của Khoa Sản và Phụ khoa Đại học Auckland giải thích: Về lý thuyết, vaccine có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể và phản ứng miễn dịch này có thể có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa một phần bởi hệ thống miễn dịch. Một số tế bào miễn dịch nhất định có thể được tìm thấy trong lớp nội mạc tử cung và tham gia vào quá trình bong ra của lớp niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt, và xây dựng lại nó cho chu kỳ tiếp theo.

Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến hormone hoặc hệ thống miễn dịch như căng thẳng, chế độ ăn kiêng, tập thể dục, giấc ngủ hoặc bệnh tật, đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể lo lắng, căng thẳng về việc tiêm phòng, trong khi những người khác sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi được tiêm phòng.

 Hiện tượng "cục máu đông" của chu kỳ kinh nguyệt sau tiêm vaccine COVID-19

Cục máu đông trong kinh nguyệt khác với cục máu đông ở mạch máu. Hai vấn đề này không liên quan gì đến nhau. Sự đông tụ của máu kinh xảy ra khi máu thoát ra khỏi mạch và không phải là nguy cơ cản trở dòng chảy đến các mô. Còn người nhiễm COVID có liên quan đến việc đông máu theo nghĩa y tế chẳng hạn như tạo ra tắc mạch phổi làm tắc nghẽn dòng máu đến phổi.

Một số bằng chứng cũng chỉ ra ảnh hưởng của SARS-CoV-2 đối với chu kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu nhỏ trên 177 bệnh nhân có COVID-19, được công bố vào tháng 9 năm 2020, cho thấy 28% bị gián đoạn chu kỳ, bao gồm ít chảy máu hơn và chu kỳ dài hơn. Các bệnh truyền nhiễm cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng.

Sự gián đoạn hoặc thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra sau khi tiêm phòng nhưng không có bằng chứng gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Sẽ cực kỳ nghiêm trọng và tồi tệ hơn rất nhiều nếu bị mắc COVID-19. Do đó, hãy tự bảo vệ mình bằng cách tiêm phòng vaccine COVID-19, đồng thời bảo vệ những người khác khỏi COVID-19.

Quyết định tiêm phòng rất quan trọng

Những thay đổi về kinh nguyệt đã được báo cáo sau khi sử dụng cả vaccine mRNA (Pfizer và Moderna) và adenovirus (AstraZeneca), cho thấy rằng, nếu có mối liên hệ, nó có khả năng là kết quả của phản ứng miễn dịch với việc tiêm chủng hơn là một loại vaccine cụ thể.

Tiêm vaccine có bị chậm kinh không

Sau tiêm vaccine COVID-19, nếu có kinh nguyệt nhiều hơn hãy đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

TS Michelle Wise nhấn mạnh rằng các báo cáo về kinh nguyệt không đều không phải là lý do để tránh tiêm vaccine. Bị nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe kinh nguyệt. 

Nếu đủ điều kiện để được tiêm vaccine COVID-19 nên tiêm phòng. Sau tiêm vaccine COVID-19, nếu có kinh nguyệt nặng hơn, hãy nghĩ đó giống như một tác dụng phụ tạm thời và đừng lo lắng.

Vì vậy, nếu chỉ gặp phải sự gián đoạn trong một chu kỳ bất kể lý do là gì thì có thể không cần phải lo lắng. Nếu kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn ba tháng, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Xem thêm video đang được quan tâm

Giải tỏa lo lắng khi tiêm phòng vaccine COVID-19.


Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Alison Edelman, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Sức khỏe và khoa học Oregon (Mỹ), cho biết: "Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu xem xét về mức độ ảnh hưởng của tiêm vaccine phòng COVID-19 đến kinh nguyệt của phụ nữ".

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu ẩn danh, cụ thể những phụ nữ nhập thông tin về kinh nguyệt của họ và đồng ý chia sẻ thông tin cho mục đích nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tập trung phân tích đánh giá khoảng 4.000 phụ nữ, trong đó có khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 (chủ yếu là vaccine Moderna hoặc Pfizer).

Kết quả cho thấy, so với 3 tháng trước khi tiêm phòng, những phụ nữ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn một chút sau mũi vaccine thứ nhất và thứ hai: trung bình dài hơn 1 ngày. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn một chút, nhưng số ngày hành kinh thì không thay đổi. Trong khi đó, nhóm phụ nữ chưa tiêm vaccine thì không có sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Tiêm vaccine có bị chậm kinh không

Vaccine phòng COVID-19 làm khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn

Theo nhóm nghiên cứu, sự thay đổi về thời gian chu kỳ kinh nguyệt này vẫn nằm trong giới hạn bình thường về sức khỏe sinh sản phụ nữ.

"Hầu hết phụ nữ có thể sẽ không nhận thấy sự thay đổi trong vòng chưa đầy 1 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian trung bình của các đối tượng nghiên cứu, nên thực tế có những phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh kéo dài hơn 1 ngày, và chính điều này gây ra sự lo lắng ở một số người" – Nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể tạm thời gây kéo dài một chút chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Và nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá về thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt chứ không phân tích về các thay đổi khác liên quan tới kinh nguyệt như số ngày hành kinh,…

2. Ý kiến chuyên gia

Tiến sĩ Alison Edelman cho biết: "Kết quả nghiên cứu mới này giúp trấn an và cũng xác nhận những gì đã được những phụ nữ phản hồi sau tiêm vaccine. Tuy nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêm phòng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bởi vì có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt".

Tiêm vaccine có bị chậm kinh không

Chưa có bằng chứng cho thấy tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn.

"Vaccine phòng COVID-19 đã tạo ra đáp ứng miễn dịch chủ động và mạnh mẽ, trong đó cơ thể sản sinh ra cytokine kích thích hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Nhưng cytokine cũng có thể ảnh hưởng đến "đồng hồ sinh học" đảm bảo các quá trình khác nhau của cơ thể hoạt động theo đúng lịch trình. Vì vậy, đây có thể là lý do khiến thời gian chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị chênh lệch một chút trong tháng đó" - Edelman cho biết thêm.

Candace Tingen, chuyên gia tại Viện Sức khỏe trẻ em và phát triển con người quốc gia ở Bethesda (Mỹ), cho biết: "Ở đâu có sự thiếu hụt thông tin, ở đó có thể xuất hiện những thông tin sai lệch. 

Nghiên cứu này thuộc dự án đánh giá các mối liên quan giữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và những thay đổi về kinh nguyệt. 

Mục đích của nghiên cứu là cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác, khoa học có liên quan đến sức khỏe trước khi phụ nữ tham gia tiêm chủng. Trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, một số phụ nữ đã phản hồi về những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt mà họ cho rằng có liên quan đến vaccine phòng COVID-19".

"Mặc dù đã có những thông tin chính thống về một số tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhưng thực tế những thay đổi về kinh nguyệt chưa được theo dõi trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine" - Tingen nói.

Các nhà khoa học cho biết, kết quả nghiên cứu này không đề cập đến mối liên quan giữa tiêm vaccine phòng COVID-19 và khả năng sinh sản ở phụ nữ, vấn đề liên quan tới nhiều thông tin sai lệch đang phổ biến. Tuy nhiên, tất cả dữ liệu khoa học thu thập được tại thời điểm này đều có thể giúp các phụ nữ yên tâm rằng: "Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn".