Thực trạng thị trường liên ngân hàng Việt Nam

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng việt nam   thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (429.89 KB, 16 trang )

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam -
thực trạng và giải pháp phát triển

Ngô Hoài Bắc

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Hoàng Nga
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Nghiên cứu các nội dung cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng: khái
niệm, vai trò, các đặc trưng cơ bản, cấu trúc và các hoạt động; kinh nghiệm của một số
nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số bài học đối với Việt Nam. Phân tích thực
trạng thị trường liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007  2011 về khuôn khổ pháp lý,
cấu trúc thị trường, các hoạt động nghiệp vụ của thị trường, qua đó đánh giá kết quả đạt
được, những tồn tại trong phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam hiện nay. Đề
xuất một số giải pháp vĩ mô nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân
hàng Việt Nam giai đoạn 2012  2020.

Keywords: Thị trường tiền tệ; Liên ngân hàng; Ngân hàng

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường tiền tệ là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, nơi các công cụ nợ ngắn
hạn được giao dịch. Là một cấu phần quan trọng của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng
(TTLNH) là thị trường hoạt động tích cực nhất, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khả
dụng và đảm bảo khả năng chi trả cho các ngân hàng. Do đó, thị trường liên ngân hàng không
chỉ là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quan trọng của Ngân hàng trung ương (NHTƯ), lãi
suất hình thành trên thị trường liên ngân hàng được coi là lãi suất tham chiếu cho nền kinh tế mà


thị trường này còn là nơi đáp ứng nguồn vốn thanh khoản lớn, kịp thời cho các Tổ chức tín dụng
(TCTD).
Với sự bùng nổ của hệ thống các TCTD trong nước, sự tham gia tích cực của các TCTD quốc
tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng những năm gần đây, cùng quá trình hội nhập ngày càng sâu
với thị trường tài chính quốc tế, thị trường liên ngân hàng Việt Nam đang ngày càng sôi động và
đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nguồn thanh khoản dồi dào cho các TCTD. Một thị
trường liên ngân hàng phát triển sẽ giúp các TCTD tận dụng tốt các cơ hội đầu tư trên thị trường
và chủ động trong việc điều tiết vốn khả dụng; đồng thời cũng sẽ giúp NHTƯ xử lý nhanh
chóng, kịp thời, và có những điều chỉnh chính sách thích hợp với các diễn biến thị trường.
Tuy nhiên, thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ở
trình độ thấp và chưa hoàn thiện; còn nhiều rào cản đối với các giao dịch liên ngân hàng. Lãi suất
giao dịch liên ngân hàng chưa phát huy hết được vai trò là lãi suất tham chiếu cho nền kinh tế ;
NHTƯ chưa theo dõi được thông tin thị trường thường xuyên, kịp thời để phục vụ công tác điều
hành chính sách tiền tệ; các TCTD cũng chưa có được các thông tin đầy đủ, kịp thời để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp. Phát triển thị trường liên ngân
hàng là một nhiệm vụ không thể thiếu để phát triển thị trường tiền tệ nhằm duy trì sự ổn định tài
chính và kinh tế vĩ mô.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu có hệ thống thực trạng và các giải pháp nhằm
phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam là cần thiết để từng bước hoàn thiện thị trường,
đẩy mạnh khả năng thanh khoản và luân chuyển vốn ngắn hạn giữa các TCTD cũng như khả
năng thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) của NHTƯ thông qua kênh truyền dẫn này. Đề tài Thị
trƣờng tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển được lựa chọn
nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến thị trường tiền tệ và phát triển thị trường tiện tệ, đã có một số công trình nghiên
cứu, các đề tài, đề án có giá trị cao, như:
- Cuốn Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, năm 2004, của PGS.TS. Lê
Hoàng Nga.
- Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Ngành Vấn đề phát triển thị trường tài chính: thị trường
tiền tệ, tín dụng, tài sản và các mối tương tác với chính sách tiền tệ ở Việt Nam thập kỷ 2001  

2010, của PGS.TS. Nguyễn Đức Thảo.
- Đề án Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, năm 2010, của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu thị trường liên ngân hàng một cách có hệ thống và khoa học
thì chưa có nhiều đề tài. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý và điều tiết
thị trường liên ngân hàng nhưng vấn đề về thông tin và công bố thông tin về thị trường này còn
hạn chế; hệ thống thông tin thị trường cũng chưa phát triển. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu vấn
đề này, học viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận một cách có hệ thống cơ sở lý thuyết cho luận
văn cũng như khó khăn trong việc khai thác thông tin của thị trường liên ngân hàng Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các nội dung cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng: khái niệm, vai trò, các
đặc trưng cơ bản, cấu trúc và các hoạt động; kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc và một số bài học đối với Việt Nam.
- Phân tích thực trạng thị trường liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007  2011 về khuôn
khổ pháp lý, cấu trúc thị trường, các hoạt động nghiệp vụ của thị trường,; đánh giá những kết
quả đạt được, những tồn tại trong phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp vĩ mô nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân
hàng Việt Nam giai đoạn 2012  2020.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu thị trường liên ngân hàng trên giác độ các giao dịch bằng đồng bản tệ
(Việt Nam đồng) mà không đi sâu phân tích các giao dịch bằng ngoại tệ.
- Các số liệu, thông tin chỉ tập trung nghiên cứu cho giai đoạn 2007-2011.
- Không đi sâu vào tác nghiệp cụ thể mà chủ yếu là vấn đề quản lý và giám sát thị trường dưới
giác độ của NHTƯ, không đi vào hoạt động dưới góc độ của TCTD.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp triết học biện chứng và lịch sử thường được dùng trong nghiên cứu khoa
học, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hệ thống, phân tích, tổng hợp, so
sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh làm sáng tỏ các luận cứ được nêu ra.
6. Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống lại hoạt động thị trường liên ngân hàng Việt Nam để thấy được thực trạng, yêu cầu
và những rào cản đối với việc phát triển thị trường này;
- Đề xuất các mục tiêu rõ ràng và lộ trình trình phát triển của thị trường liên ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2012  2020 theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế;
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi và thiết thực nhằm phát triển thị trường liên
ngân hàng như:
+ Về pháp lý (áp dụng Quy tắc ứng xử, Hợp đồng repo chuẩn,);
+ Lãi suất liên ngân hàng: cải thiện cách thức thu thập, phương pháp xác định, báo cáo, lưu
giữ dữ liệu,;
+ Thiết lập tổ chức hỗ trợ mới và cần thiết cho thị trường theo thông lệ quốc tế như các nhà
giao dịch sơ cấp, môi giới tiền tệ, xếp hạng tín nhiệm,
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Chương 2: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG

1.1. Một số vấn đề cơ bản về thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng
1.1.1. Khái niệm TTLNH
Thị trường tiền tệ (TTTT) là một bộ phận của thị trường tài chính, nơi thực hiện các giao
dịch vốn ngắn hạn (có thời hạn dưới 12 tháng) [10].
Là một cấu phần quan trọng của thị trường tiền tệ, thị trƣờng liên ngân hàng được hiểu là
nơi mà các nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các TCTD được đáp ứng. Các nhu cầu vốn này tồn tại
dưới dạng hoạt động cho vay/gửi tiền liên ngân hàng, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (GTCG)
liên ngân hàng (hoạt động repos), mua/bán ngoại tệ liên ngân hàng.
1.1.2. Vai trò, chức năng của TTLNH

- Đảm bảo cân đối, điều hoà khả năng chi trả giữa các TCTD
- Lãi suất hình thành trên TTLNH được coi là lãi suất tham chiếu cho nền kinh tế.
- Là thị trường mà NHTƯ có thể sử dụng để điều hành CSTT, là nơi phát đi các tín hiệu cho
việc hoạch định CSTT của NHTƯ một cách kịp thời và chính xác.
- Quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ
lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của TTLNH
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn và có độ an toàn cao.
- Thời hạn giao dịch trên TTLNH thường ngắn, từ qua đêm cho đến dưới 1 năm.
- Thị trường liên ngân hàng là một thị trường phi tập trung, sôi động và mang tính toàn cầu.
- Thị trường liên ngân hàng linh hoạt và nhạy cảm.
1.1.4. Cấu trúc của thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- Căn cứ vào đối tượng tham gia giao dịch
- Căn cứ vào loại hình giao dịch
1.1.5. Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng
1.1.5.1. Ngân hàng Trung ương
NHTƯ là một thành viên quan trọng trên TTLNH. NHTƯ tham gia TTLNH với tư cách vừa
là thành viên của thị trường vừa là người tổ chức, kiểm soát thị trường.
1.1.5.2. Các Tổ chức tín dụng
Các TCTD có vai trò rất quan trọng trên TTLNH, là các chủ thể cơ bản của TTLNH, bởi các
nhu cầu về vốn thanh khoản ngắn hạn của các TCTD hình thành nên bản chất và cách thức hoạt
động của TTLNH.
1.1.5.3. Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp (Dealer) và môi giới (Broker)
Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp và các nhà môi giới hình thành trên cơ sở các giao dịch
giữa NHTƯ, TCTD. Với vai trò là chất xúc tác, cầu nối và thúc đẩy thị trường, hệ thống các nhà
kinh doanh chuyên nghiệp và môi giới sẽ càng ngày càng thể hiện được vị trí của mình khi
TTLNH ngày càng phát triển và tiến gần hơn tới TTLNH quốc tế.
1.1.6. Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng
1.1.6.1. Hoạt động cho vay, gửi tiền trên thị trường liên ngân hàng
TTCVGT liên ngân hàng là thị trường có lịch sử phát triển lâu đời nhất, là nòng cốt của

TTTT:
- Nơi mà các TCTD thừa vốn cho vay các TCTD thiếu vốn.
- Thời hạn: thường là dưới 3 tháng với kỳ hạn qua đêm là chủ yếu.
- Thành phần tham gia các hoạt động này là các TCTD, mà chủ yếu là các ngân hàng thương
mại (NHTM).
- Thường đều là các khoản vay không có tài sản đảm bảo.
- Rất nhạy cảm với tình trạng thiếu thanh khoản trên thị trường, đặc biệt là lãi suất qua đêm
nên thường được các NHTƯ can thiệp để giữ ở một mức gần với mức lãi suất mục tiêu của
mình.
- Các TCTD cho vay, gửi tiền lẫn nhau trên TTLNH căn cứ vào xếp hạng nội bộ để cấp hạn
mức giao dịch cho đối tác hoặc là quan hệ tín chấp (cho vay không có tài sản đảm bảo).
1.1.6.2. Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations)
NVTTM chỉ các hoạt động mua bán GTCG của NHTƯ trên thị trường mở. Thông qua các
hành vi mua bán này, NHTƯ có thể tác động trực tiếp đến dự trữ của hệ thống ngân hàng và tác
động gián tiếp đến lãi suất thị trường từ đó có thể ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua
tác động cả về giá và lượng.
Các loại hàng hóa được phép giao dịch trên rất phong phú về loại hình cũng như kỳ hạn.
Thường là tín phiếu Kho bạc, TPCP,Tuy nhiên đều đảm bảo được các tiêu chuẩn: có tính lỏng
cao, dễ dàng giao dịch được trên thị trường mà không phải điều chỉnh lớn về giá, có rủi ro tín
dụng thấp.
Thành viên tham gia giao dịch NVTTM: NHTƯ; Các đối tác của NHTƯ bao gồm: NHTM,
TCTC phi ngân hàng,.
1.1.6.3. Hoạt động mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (repos) giữa các tổ chức tín dụng
- Về bản chất hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD là các khoản cho vay ngắn
hạn có đảm bảo bằng GTCG.
- Lãi suất của các khoản vay này thường sẽ thấp hơn hoạt động cho vay trên TTCVGT.
- Các loại GTCG được sử dụng để làm repo giữa các TCTD rất phong phú, nhưng được sử
dụng nhiều nhất là trái phiếu chính phủ, do có độ an toàn cao và biến động giá ít.
1.1.6.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ liên ngân hàng
Các TCTD tham gia các hoạt động mua bán ngoại tệ liên ngân hàng chủ yếu nhằm đáp ứng

nhu cầu thanh khoản các loại ngoại tệ ngoài Việt Nam đồng (VND).
1.2. Phát triển và điều kiện phát triển thị trƣờng liên ngân hàng quốc gia
1.2.1. Phát triển thị trường liên ngân hàng
- Phát triển một hệ thống thể chế, khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc hình thành và phát triển
của thị trường liên ngân hàng;
- Phát triển một cấu trúc thị trường hoàn thiện;
- Phát triển năng lực hoạt động của thị trường;
- Phát triển các hoạt động hỗ trợ thị trường.
1.2.2. Điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng
1.2.2.1. Điều kiện kinh tế vĩ mô
Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi ảnh hưởng đến cung  cầu thanh khoản của các TCTD; ảnh
hưởng đến định hướng và những quyết định chính sách của NHTƯ từ đó tác động đến thị trường
liên ngân hàng khi các chủ thể đưa ra các quyết định để phản ứng với những thay đổi trong kinh
tế vĩ mô.
1.2.2 2. Điều kiện thị trường
a) Cung cầu thanh khoản.
b) Mức độ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ.
c) Tính liên kết giữa các thị trường trong thị trường tài chính.
d) Khả năng dự báo, quản trị nguồn vốn của các TCTD.
đ) Chính sách tiền tệ của NHTƯ.
e) Hoạt động quản lý và giám sát TTLNH của NHTƯ.
1.2.2.3. Điều kiện kỹ thuật
- Công nghệ thông tin.
- Các tổ chức chuyên nghiệp.
1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trƣờng liên ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới và
bài học đối với Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.3.4. Bài học rút ra đối với Việt Nam

Qua kinh nghiệm của các nước, để phát triển TTLNH Việt Nam trong thời gian tới, có thể rút
ra một số bài học sau đây:
- Về khuôn khổ pháp lý: Các NHTƯ cần phải đưa ra các quy định về đối tượng tham gia thị
trường, kỳ hạn, khối lượng vay Các giao dịch và thanh toán liên ngân hàng cần phải được thực
hiện qua tài khoản tiền gửi mở tại NHTƯ hoặc thông qua một sàn hay trung tâm giao dịch tập
chung do NHTƯ tổ chức.
- Về lãi suất thị trường liên ngân hàng: NHTƯ các nước đều coi lãi suất TTLNH là lãi suất
mục tiêu.
- Xây dựng quy tắc ứng xử và phát huy tính tự tuân thủ của các thành viên thị trường.
- Về phát triển thị trường repo.
- Về hình thành và phát triển hoạt động môi giới tiền tệ và các nhà giao dịch sơ cấp.
- Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật và đưa ra các thông tin định hướng cho thị trường.

CHƢƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.1.1.1. Đối với hoạt động cho vay, gửi tiền liên ngân hàng
2.1.1.2. Đối với nghiệp vụ thị trường mở
2.1.1.3. Đối với hoạt động mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (repos) giữa các tổ chức tín dụng
2.1.1.4. Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng
2.1.1.5. Đối với hoạt động của môi giới tiền tệ, các nhà giao dịch sơ cấp
2.1.2. Cấu trúc thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam được phân chia thành bốn thị trường bộ phận, bao
gồm:
2.1.2.1. Thị trường cho vay, gửi tiền giữa các TCTD
Trong thời gian qua, thị trường cho vay gửi tiền (TTCVGT) đã có những bước tiến đáng kể,
quy mô giao dịch ngày càng tăng qua các năm.
2.1.2.2. Thị trường mua, bán GTCG giữa NHNN với các TCTD qua NVTTM

NVTTM được NHNN đưa vào thực hiện từ 7/2000. Hoạt động NVTTM góp phần phát triển
TTTT, hỗ trợ các TCTD sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Quy mô NVTTM ngày càng được mở
rộng, kỳ hạn giao dịch đa dạng phù hợp với tình hình vốn khả dụng của TCTD và nhu cầu điều
tiết tiền tệ của NHNN.
2.1.2.3. Thị trường mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các tổ chức tín dụng:
Hiện nay, các hoạt động mua, bán có kỳ hạn giữa các tổ chức tài chính ở Việt Nam còn tương
đối ít, trong đó chủ yếu các giao dịch mua, bán có kỳ hạn là giữa các TCTD với nhau.
2.1.2.4. Thị trường mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng
Năm 1999, NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng theo mô hình tập trung. Hiện có khoảng 65 TCTD là thành viên thị trường, thực hiện giao
dịch qua trang giao dịch điện tử do Reuters cung cấp.
2.2. Thực trạng thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.2.1. Chủ thể và năng lực tham gia trên thị trường liên ngân hàng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: NHNN tham gia TTLNH trước hết với tư cách là người tổ
chức NVTTM. Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam còn tham gia TTLNH với một chức năng quan
trọng là tổ chức, theo dõi, giám sát hoạt động của TTLNH.
- Tổ chức tín dụng: Là thành viên chính trên TTLNH, hiện nay, có khoảng trên 110 TCTD
được phép tham gia. NHTM là các thành viên hoạt động chủ yếu (chiếm trên 90% doanh số giao
dịch).
2.2.2. Các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng
2.2.2.1. Hoạt động cho vay, gửi tiền liên ngân hàng
- Thành viên: NHTM, CTTC, CTCTTC, NHHTX, NHCS, QTDND, Trong đó, NHTM là các
thành viên tham gia chủ yếu.
- Các nhu cầu giao dịch được khớp nối với nhau qua: trực tiếp, điện thoại, hoặc qua hệ thống
giao dịch thuê bao do hãng Thomsons Reuters cung cấp.
- Xác định hạn mức tín dụng cho đối tác.
- Thời hạn cho vay, gửi tiền phổ biến là dưới 3 tháng.
- Doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền trên TTLNH có sự tăng lên đáng kể qua các năm trong
giai đoạn 2007  2011, với tốc độ tăng trưởng tăng dần theo các năm.
- Hình thức giao dịch chủ yếu là gửi tiền (80% - 90%).

2.2.2.2. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
- NVTTM được NHNN đưa vào thực hiện từ 7/2000; thực hiện qua hình thức giao dịch tập
trung do NHNN tổ chức; từ năm 2007 đến nay được NHNN thực hiện qua phần mềm giao dịch
AFD.
- Thành viên được phép tham gia NVTTM là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật
TCTD.
- Khối lượng giao dịch NVTTM ngày càng tăng.
- NVTTM đã phát huy vai trò tích cực trong thực thi CSTT, góp phần kiểm soát lạm phát,
đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, an toàn và bền vững cho hệ thống ngân hàng Việt
Nam.
2.2.2.3. Hoạt động mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD (Repo)
Thị trường repo Việt Nam phát triển ở mức độ sơ khai. Các TCTD chỉ mới thực sự quan tâm
tới thị trường này từ năm 2004.
- Phương thức: tự thỏa thuận hoặc thực hiện trên sàn giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch
chứng khoán Hà Nội.
- Xác định lãi suất giao dịch repo trên TTLNH hiện vẫn chưa theo chuẩn mực thống nhất.
- Lưu ký GTCG: chủ yếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
- Mặc dù các giao dịch repo đã xuất hiện và đang hoạt động trên TTLNH Việt Nam, nhưng
các TCTD vẫn chưa thực sự quan tâm và ưa thích dùng các giao dịch này.
2.2.3. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
Lãi suất bình quân cho vay, gửi tiền liên ngân hàng được xác định hàng ngày trên cơ sở lãi
suất giao dịch thực tế của các TCTD, phản ánh cung, cầu vốn trên thị trường. Lãi suất trên
thị trường liên ngân hàng Việt Nam qua các năm 2007  2011 cho thấy một số xu hướng, đặc
điểm như:
Thứ nhất, lãi suất ngắn hạn có biên độ dao động lớn hơn so với lãi suất dài hạn.
Thứ hai, thể hiện tính mùa vụ.
Thứ ba, có sự gia tăng trong mặt bằng lãi suất giao dịch trên thị trường cho vay gửi tiền
liên ngân hàng qua các năm.
Thứ tư, nhìn chung tương đối ổn định.
Thứ năm, chịu sự ảnh hưởng, tác động khá nhạy bén từ các thay đổi, mục tiêu CSTT của

NHNN.
Lãi suất trên TTLNH Việt Nam đã phần nào phản ánh được cung  cầu vốn khả dụng và tình
hình thanh khoản của các TCTD, đã phản ánh được những biến động trong điều kiện kinh tế và
những thay đổi trong mục tiêu điều hành chính sách của NHNN.
2.2.4. Mối quan hệ giữa TTLNH và TTTT, TT tín dụng
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ, lãi suất trên
thị trường tín dụng (cho vay và huy động trên thị trường 1) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Cơ chế chính sách
Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo được một hành lang pháp lý cần thiết
cho hoạt động của TTLNH theo hướng phát triển và hội nhập với thị trường tài chính khu vực và
quốc tế.
2.3.1.2. Các cấu phần của thị trường liên ngân hàng đã hình thành
Về cơ bản, TTLNH Việt Nam đã hình thành tương đối đồng bộ.
2.3.1.3. Thị trường liên ngân hàng đang phát triển tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế
- Thành viên thị trường dần hình thành thói quen giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng
theo chuẩn mực quốc tế với số tiền tối thiểu thường là 1 tỷ đồng, thời hạn tính trên cơ sở 1 năm
360 ngày; đối với các giao dịch repo, trái phiếu Chính phủ thời hạn tính trên cơ sở 1 năm 365
ngày.
- Ra đời các Hiệp hội: Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu, Hiệp hội
thị trường trái phiếu.
- Đã có nhận thức và đề cập đến Quy tắc ứng xử.
2.3.1.4. Quy mô giao dịch ngày càng tăng
Qua diễn biến hoạt động TTLNH thời gian qua có thể thấy các giao dịch TTLNH đều có sự
cải thiện đáng kể về quy mô giao dịch. Nhìn chung, doanh số hoạt động của thị trường, đặc biệt
là thị trường cho vay, gửi tiền liên ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt.
2.3.1.5. Cơ sở kỹ thuật của thị trường phần nào đã đáp ứng được các giao dịch TTLNH
Hệ thống công nghệ thông tin của TTLNH đã từng bước được hiện đại hóa và đáp ứng được
các giao dịch trên thị trường.

- Việc thỏa thuận giao dịch cho vay, gửi tiền và mua, bán GTCG giữa các TCTD được thực
hiện chủ yếu qua điện thoại, một số trường hợp thỏa thuận qua hệ thống giao dịch thuê bao của
hãng Thomsons Reuters (giao dịch phi tập trung), sau đó, xác nhận qua SWIFT (đối với giao
dịch qua mạng Thomsons Reuters) hoặc xác nhận bằng FAX có mã khoá (đối với các giao dịch
qua điện thoại). Các giao dịch ngoại hối giữa TCTD với nhau được thực hiện qua mạng Reuters
(giao dịch tập trung).
- Các giao dịch mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD hiện nay còn được thực hiện qua
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội bằng các thỏa thuận điện tử hoặc thỏa thuận thông thường.
- Việc thanh toán giao dịch liên ngân hàng được thực hiện qua: thanh toán qua Hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng do NHNN tổ chức; hoặc thanh toán song phương, đa phương qua các
kênh như VCB money (chủ yếu cho các giao dịch ngoại tệ), BIDV (là ngân hàng thanh toán
trong các giao dịch GTCG qua HNX); hoặc thanh toán bù trừ thủ công qua NHNN chi nhánh
tỉnh, thành phố (đối với một số TCTD cổ phần hoặc mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam).
- Các giao dịch NVTTM giữa NHNN với các TCTD hiện nay đã được nối mạng qua phần
mềm do NHNN cung cấp (sàn giao dịch tập trung).
2.3.1.6. Hệ thống thu thập, công bố thông tin thị thị trường đã được hình thành
a) Thu thập và phân tích thông tin về thị trường liên ngân hàng:
- Thông tin từ hệ thống phần mềm giao dịch điện tử do NHNN cung cấp.
- Thông tin do các thành viên thị trường báo cáo.
- Thông tin chiết xuất qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Từ các hãng Thomson Reuter, Bloombergs
b) Công bố thông tin về thị trường liên ngân hàng:
NHNN công bố: định kỳ thông qua các phương tiện thông tin, đặc biệt là qua website của
NHNN (lãi suất bình quân và doanh số TTLNH hàng ngày, diễn biến hàng tuần của TTLNH, kết
quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở )
Ngoài việc tham khảo lãi suất bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố, các thành viên thị
trường còn có thể tham khảo lãi suất chào cho vay, gửi tiền liên ngân hàng (VNIBOR) do
Thomsons Reuters công bố
2.3.1.7. Vai trò điều hành thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước ngày càng

được khẳng định
Về cơ bản, trong thời gian qua, NHNN đã điều hành tương đối linh hoạt và đưa ra các phản
ứng chính sách kịp thời nhằm điều tiết hoạt động của TTLNH, giảm tác động tiêu cực của các cú
sốc do các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế cũng như các diễn biến từ bên ngoài, góp phần
đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
2.3.1.8. Ngân hàng Nhà nước đã tạo lập được một khuôn khổ quản lý và giám sát thị trường
liên ngân hàng
Để bảo TTTT nói chung và TTLNH nói riêng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả,
NHNN đặt ra những quy định và yêu cầu các thành viên tham gia thị trường phải tuân thủ. Các
điều kiện này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật TCTD, các
Quy chế, Thông tư dưới luật. Cụ thể:
- Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua,
bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Yêu cầu: đáp ứng một
số điều kiện như có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giao dịch; có đội ngũ cán bộ đủ trình
độ, năng lực chuyên môn; có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro;
không có nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên đối với các giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm thực
hiện giao dịch,
- Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy đinh: kỳ hạn giao dịch LNH tối đa là dưới 01 năm; lãi
suất giao dịch do các bên tự thỏa; quy định về loại GTCG được thực hiện mua bán có kỳ hạn.
- Không có quy định về các tỷ lệ an toàn riêng áp dụng cho các thành viên khi tham gia
TTLNH mà các TCTD phải tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn chung trong hoạt động ngân
hàng:
+ Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong
hoạt động của TCTD, Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010, Thông tư 22/2011/TT-
NHNN ngày 30/8/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13: phải duy trì gồm tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả và giới hạn góp vốn, mua cổ
phần;
+ Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn
(trong đó có bao gồm cả nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng) được sử dụng để cho vay
trung hạn và dài hạn đối với TCTD (tỷ lệ này là 30% đối với NHTM, công ty tài chính và công

ty cho thuê tài chính; 20% đối với quỹ tín dụng nhân dân).
Căn cứ vào các quy định đã ban hành, NHNN thực hiện việc giám sát hoạt động của các thành
viên tham gia thị trường và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với các thành viên vi phạm
những quy định của NHNN để đảm bảo TTLNH hoạt động an toàn, hiệu quả.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
TTLNH Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp so với khu vực và thế giới.
2.3.2.1. Về cơ chế, chính sách
- Hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường chưa đồng bộ.
- Quy tắc ứng xử trên TTLNH chưa được ban hành.
- Hệ thống môi giới tiền tệ chưa hình thành mặc dù đã có Quy chế môi giới tiền tệ.
2.3.2.2. Cấu trúc vi mô của TTLNH chưa hoàn thiện
- Thiếu những tổ chức trung gian (những nhà môi giới tiền tệ chuyên nghiệp) trên thị trường.
- Thiếu những nhà tạo lập thị trường (market maker).
- Chưa có công ty định mức tín nhiệm có uy tín tại Việt Nam.
- Chưa có hệ thống giao dịch tập trung/hệ thống thông tin tập trung.
2.3.2.3. Các thị trường bộ phận chưa hoàn thiện
- Thị trường cho vay, gửi tiền không có bảo đảm chưa hiệu quả.
- Thị trường mua bán có kỳ hạn GTCG (repo) chưa phát triển.
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa sôi động.
2.3.2.4. Hạn chế về công cụ tài chính trên thị trường liên ngân hàng
- Công cụ tài chính chưa đa dạng về chủng loại và thời hạn.
- GTCG phát hành không theo chuẩn mực quốc tế.
- Khó khăn trong lưu trữ, chuyển giao GTCG dưới hình thức chứng chỉ.
2.3.2.5. Hệ thống thông tin thị trường và các thông tin về TTLNH được công bố còn hạn chế
Mặc dù đã hình thành được một hệ thống thu thập và công bố thông tin TTLNH, nhưng việc
thu thập và công bố thông tin về thị trường liên ngân hàng của NHNN hiện nay vẫn còn nhiều
bất cập.
- Tình trạng thiếu thông tin/thông tin chưa kịp thời về quy mô và cách thức hoạt động của
TTLNH.
- Thông tin về giao dịch cho vay  gửi tiền liên ngân hàng (lãi suất và doanh số) chưa được

cập nhật: hiện nay độ trễ công bố thông tin hàng ngày về giao dịch liên ngân hàng trên website
NHNN là 02 ngày.
- Chưa công bố biểu số liệu tổng hợp các giao dịch lịch sử về đấu thầu NVTTM.
- Thông tin về thị trường ngoại hối còn hạn chế.
- Lãi suất VNIBOR do Reuters công bố không phản ánh được chính xác lãi suất giao dịch trên
thị trường do các ngân hàng không thường xuyên cập nhật và phần lớn các ngân hàng không giao
dịch theo lãi suất VNIBOR chào trên trang của Reuters.
2.3.2.6. Hệ thống thanh toán của TTLNH còn tồn tại một số bất cập
- Đối với Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng việc thực hiện thanh toán còn chậm,
TCTD phải trả phí thanh toán, chưa xây dựng được cổng kết nối thông tin tự động với
TTLKCK,;
- Đối với kênh thanh toán cho các giao dịch GTCG qua BIDV hiện nay chứa đựng những rủi
ro nhất định về khả năng thanh toán do khi khối lượng giao dịch tăng cao sẽ vượt quá khả năng
của ngân hàng, bên cạnh đó việc tập trung thanh toán qua một NHTM sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho ngân hàng này so với các ngân hàng khác.
2.3.2.7. Một số hạn chế trong công tác điều hành CSTT của NHNN
Thứ nhất, công tác dự báo tình hình vốn khả dụng của NHNN và TCTD còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, trong một số trường hợp, những nỗ lực của NHTƯ trong việc thúc đẩy các hoạt động
trên thị trường lại vô tình cản trở sự phát triển của thị trường ở mức độ nhất định.
Thứ ba, về nghiệp vụ thị trường mở:
- Có những thời điểm NHNN thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng để kiểm
soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán nên lãi suất liên ngân hàng có thể
biến động khi vốn khả dụng của TCTD thiếu hụt nhiều.
- Kết quả đấu thầu thường được công bố muộn.
- Lãi suất qua đêm liên ngân hàng không ổn định cho thấy NVTTM hiện nay chưa thực sự
hiệu quả trong việc cung ứng hay hút bớt thanh khoản.
Thứ tư, về nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu và cho vay có bảo đảm bằng GTCG: Khối
lượng tiền cung ứng qua các nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng không đáng kể, do đó, chưa thấy được
rõ tác động của nó đến lãi suất thị trường cũng như hành vi ứng xử của các TCTD. Lãi suất cho
vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG của NHNN chưa thực sự đóng vai trò là giới hạn trên của

lãi suất TTTT.
Thứ năm, về chính sách lãi suất: Việc áp dụng lãi suất trần có thể tạo ra rủi ro trong ổn định
tài chính liên quan đến hỗ trợ các ngân hàng nhỏ và yếu kém tiếp cận nguồn vốn liên ngân hàng.
Ngoài ra, lãi suất trần cho vay liên ngân hàng gây ra hiện tượng lãi suất không phản ánh đúng
bản chất cung cầu trên thị trường.
Thứ sáu, công tác tổ chức, phân công công việc giữa các bộ phận liên quan trong nội bộ
NHNN để thực hiện các khâu từ thu thập, dự báo, phân tích, đề xuất giải pháp can thiệp TTTT
còn có những chỗ chưa hợp lý.
2.3.2.8. Một số vấn đề thuộc về TCTD
- Khả năng nắm bắt, cập nhật thông tin, phân tích và dự báo diễn biến thị trường còn hạn chế.
- TCTD chưa tin tưởng vào hiệu quả xử lý tranh chấp tài chính.
- Sự phân đoạn của thị trường TTLNH Việt Nam
- Năng lực cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của nhiều TCTD còn yếu.
- Công tác quản lý vốn tập trung trực tuyến trong hệ thống tại nhiều TCTD còn gặp nhiều khó
khăn.


CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo điều
kiện quan trọng cho hoạch định và điều hành CSTT, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn
lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng với
cơ chế hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong giám sát, điều
hành hoạt động của thị trường. Phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc và thị
trường mở Tăng cường sự liên kết hoạt động và quản lý, điều hành giữa các thị trường tiền tệ
bộ phận; giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Hạn chế can thiệp hành chính vào
hoạt động của thị trường tiền tệ [13].

Việc phát triển TTLNH phải tạo ra động lực, tạo ra điểm cất cánh cho sự phát triển của TTTT.
3.1.2. Mục tiêu phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- Phát triển đồng bộ các thị trường: TTLNH không có bảo đảm (cho vay, gửi tiền không
có thế chấp), TTLNH có bảo đảm bằng GTCG (repo) hoặc bảo đảm bằng hình thức khác
(ngoại tệ đối ứng, ), thị trường ngoại hối, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc và các công
cụ tài chính khác giao dịch trên TTTT như chứng chỉ tiền gửi, thị trường phái sinh.
- Nâng cao năng lực tổ chức và giám sát TTLNH của NHNN.
+ Xây dựng khuôn khổ CSTT phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của thị trường; Xây
dựng và hoàn thiện hệ thống mục tiêu của CSTT; Điều hành CSTT trên nguyên tắc hỗ trợ phát
triển nền kinh tế Việt Nam nhằm nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam;
+ Thu thập được thông tin TTLNH cần thiết kịp thời và chính xác;
+ Nâng cao trình độ cán bộ trong phân tích, dự báo và năng lực ra quyết định kịp thời, chính
xác;
+ Thiết lập khuôn khổ pháp lý phù hợp trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại
hình TCTD hoạt động kinh doanh được cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo an toàn hệ thống.
- Tăng cường năng lực tài chính và trình độ quản trị rủi ro cho các TCTD-thành viên chủ yếu
trên TTLNH
+ Đáp ứng đủ các quy định về tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động;
+ Tăng cường năng lực và trình độ cán bộ trong quản trị điều hành.
- Hình thành và phát triển hệ thống các nhà môi giới, các nhà giao dịch sơ cấp, các tổ chức
chuyên nghiệp trên thị trường.
3.1.3. Lộ trình phát triển thị trường liên ngân hàng
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:
- Về pháp lý: rà soát, sửa đổi và ban hành Thông tư thay thế Quy chế môi giới tiền tệ hiện có,
đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan để có những chỉnh sửa pháp lý phù hợp nhằm tạo
điều kiện hình thành và thúc đẩy hoạt động môi giới tiền tệ; hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều
kiện hình thành hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp;
- Thiết lập hệ thống các nhà môi giới tiền tệ, nhà giao dịch sơ cấp. Bước đầu hoạt động trên
thị trường mở và thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ;
- Xây dựng Hợp đồng repo chuẩn toàn cầu với Phụ lục Việt Nam, thực hiện áp dụng Hợp

đồng này cho NVTTM giữa NHNN và các TCTD;
- Xây dựng lãi suất liên ngân hàng chính xác, cập nhật, phản ánh đúng cung cầu thanh khoản
của thị trường.
b) Giai đoạn 2015  2020:
- Phát triển hoạt động của hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp, môi giới tiền tệ trên toàn thị
trường liên ngân hàng;
- Áp dụng Hợp đồng repo chuẩn toàn cầu với Phụ lục Việt Nam trong các giao dịch repo giữa
các TCTD, tiến tới áp dụng Hợp đồng này cho các giao dịch giữa TCTD với khách hàng;
- Hình thành kho dữ liệu tập trung của ngân hàng Nhà nước, trong đó có các dữ liệu của
TTLNH;
- Vi tính hóa, hiện đại hóa hệ thống công nghệ của thị trường (giao dịch, thanh toán, báo cáo,
thống kê, phân tích, );
- Năng lực tài chính của các TCTD được nâng cao: đảm báo đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ,
đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu,
3.2. Giải pháp phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- Xoá bỏ dần và tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn thông qua việc áp dụng các thông lệ và
chuẩn mực quốc tế
- Ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để mở rộng áp dụng các công cụ tài
chính; tiếp tục chuẩn hoá
- Rà soát lại khuôn khổ pháp lý và điều tiết hiện hành đối với hoạt động cho vay, gửi tiền trên
TTLNH.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý an toàn hoạt động ngân hàng về cấu trúc và
giới hạn nguồn, sử dụng nguồn vốn hoạt động của TCTD theo hướng tăng cường quản trị rủi ro.
- Đưa vào áp dụng Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ (gồm các chuẩn mực đạo đức;
nguyên tắc giao dịch; nguyên tắc quản lý rủi ro; quy trình ở phòng nghiệp vụ, ).
3.2.2. Phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường
3.2.2.1. Nâng cao tính định chuẩn của lãi suất liên ngân hàng
a) Trước hết cần một nghiên cứu giới thiệu và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường.
b) Cần xác định/coi lãi suất liên ngân hàng (ví dụ mức lãi suất qua đêm) là lãi suất mục tiêu

và thiết lập một hành lang lãi suất biến động cho lãi suất liên ngân hàng.
c) Xác định lãi suất liên ngân hàng:
- Hỗ trợ thiết lập một bộ Quy tắc Ứng xử thể hiện được sự cam kết của lãnh đạo cấp cao trong
việc cung cấp các lãi suất thích hợp giúp cho việc xác lập một mức lãi suất thị trường liên ngân
hàng xác thực;
- Có thể lựa chọn ra một nhóm các ngân hàng đến từ mỗi khu vực ngân hàng thương mại
chính để thực hiện việc báo cáo lãi suất nhằm xác lập lãi suất thị trường.
- Quy định giờ báo cáo là từ 16h đến 16h25 hàng ngày để khắc phục tồn tại về độ trễ thời
gian.
3.2.2.2. Phát triển thị trường repo
- Đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của các đơn vị liên quan (NHNN, BTC, thành viên thị
trường, ), NHNN cần đóng vai trò chủ đạo.
- NHNN và BTC phối hợp, xây dựng một kế hoạch phát triển thị trường repo bắt đầu bằng
việc khai thác sâu hơn các NVTTM, sau đó phát triển hoạt động repo liên ngân hàng, tiếp theo là
repo giữa ngân hàng và các định chế khác, như các công ty chứng khoán và các tổ chức đầu tư.
- NHNN cần rà soát khuôn khổ pháp lý và điều tiết hiện hành cho hoạt động repo. Trong khi
đó, BTC sẽ cần xem xét lại các quy định về thuế, hạch toán kế toán, phí giao dịch, để tạo điều
kiện và hỗ trợ cho các giao dịch repo.
- Xây dựng và áp dụng thống nhất một Hợp đồng repo chuẩn toàn cầu với Phụ lục Việt Nam.
3.2.3. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng
3.2.3.1. Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với thị
trường tiền tệ liên ngân hàng
a) Tổ chức một cách khoa học và hợp lý hơn nhiệm vụ quản lý và giám sát TTLNH giữa các
đơn vị chức năng thuộc NHNN; tăng cường sự phối kết hợp giữa các đơn vị liên quan
b) Tăng cường và cải thiện cách thức điều hành TTLNH của NHNN
- Tiếp tục hoàn thiện NVTTM để NVTTM đóng vai trò là công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền
tệ của NHNN.
- Điều hành lãi suất liên ngân hàng theo hướng duy trì sự biến động của lãi suất TTLNH
trong phạm vi hành lang lãi suất.
- Giảm dần việc kiểm soát, quản lý thị trường bằng các công cụ mang tính chất mệnh lệnh,

hành chính; chuyển sang sử dụng một cách linh hoạt các công cụ thị trường.
3.2.3.2. Nâng cao năng lực của các tổ chức tín dụng
a) Nâng cao năng lực tài chính của các TCTD:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các TCTD
- Tiếp tục nâng cao năng lực về vốn
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện có
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới
b) Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ, chuyên gia cao cấp; nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ của mình trong việc quản
lý, nhất là quản trị nguồn vốn và khả năng thanh khoản.
c) Nâng cao năng lực, trình độ của các nhân viên ngân hàng, nhất là những cán bộ của
mảng thị trường tiền tệ liên ngân hàng (chủ yếu là các cán bộ Phòng Nguồn vốn)
d) Áp dụng các kinh nghiệm quốc tế, các phương pháp quản trị, điều hành tiên tiến, khoa học,
hợp lý
đ) Các TCTD cần tăng cường sự phối hợp, chia sẻ giữa với NHNN và các cơ quan quản lý.
3.2.3.3. Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thống các nhà môi giới tiền tệ (brokers),
các nhà giao dịch sơ cấp (primary dealers) và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức
chuyên nghiệp trên thị trường
a) NHNN Việt Nam cần xem xét thiết lập/hỗ trợ thành lập hệ thống môi giới tiền tệ tại Việt
Nam nhằm cải thiện thị trường tiền tệ
- Trong giai đoạn đầu, có thể vẫn cho phép các TCTD ở Việt Nam thành lập và cung ứng dịch
vụ môi giới tiền tệ. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới cần xem xét tới việc cho phép các công ty môi
giới độc lập thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ => đòi hỏi phải xem xét kết nối/sửa đổi các quy
định pháp lý liên quan (Luật doanh nghiệp, Luật NHNN, Luật TCTD, Quy chế môi giới tiền tệ
hiện hành, ).
- Mô hình: nên là một công ty cổ phần liên doanh giữa các ngân hàng Việt Nam lớn, uy tín và
những đối tác nước ngoài có kinh nghiệm trong kinh doanh môi giới tiền tệ.
- Điều kiện: có một cơ cấu công ty rõ ràng, minh bạch; có vốn đủ, vốn điều lệ khoảng 15  20
tỷ đồng; cổ đông là những người/tổ chức có vị trí cao, danh tiếng và uy tín tốt, có hoạt động tích

cực trên thị trường tiền tệ; có đội ngũ quản lý và nhân viên có trình độ, chuyên nghiệp; có cơ sở
vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu của hoạt động môi giới; có quy trình
hoạt động và kiểm soát rủi ro, kiểm toán nội bộ đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Khuyến khích các công ty này hoạt động trước hết đối với các nghiệp vụ trên TTLNH nhằm
thúc đẩy phát triển TTLNH trước, từ đó tạo sức lan tỏa và đòn bẩy cho các nghiệp vụ khác của
TTTT.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các nhà giao
dịch sơ cấp và có những chính sách ưu đãi đối với nhà giao dịch sơ cấp
- Xem xét thúc đẩy, hình thành và phát triển hệ thống 10  15 các nhà giao dịch sơ cấp (là các
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
- Tiêu chuẩn:
+ Có mức vốn điều lệ phù hợp: đề xuất mức tối thiểu là 5.000 tỷ đồng.
+ Có lịch sử về đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về vốn, tỷ lệ an toàn trong hoạt đông ngân hàng;
+ Có lịch sử về việc nắm giữ khối lượng lớn và đa dạng các loại trái phiếu Chính phủ;
+ Tham gia tích cực trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ;
+ Có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tiền tệ và có danh mục khách hàng tốt;
+ Có danh tiếng tốt, không có sự phàn nàn từ khách hàng hay đối tác; tuân thủ pháp luật, các
quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức.
- Các nhà giao dịch sơ cấp có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên đấu thầu trái phiếu
Chính phủ của BTC với khối lượng và giá cả hợp lý.
- NHNN và BTC cần phối hợp để có thể hình thành một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp
vừa là PDs trên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ vừa là PDs trên TTLNH; đồng thời, cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị trong việc tạo ra các hàng hóa chuẩn cho TTLNH như về
loại GTCG, khối lượng, lãi suất, kỳ hạn, và thúc đẩy thị trường thứ cấp các hàng hóa này phát
triển (TTLNH).
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm để
giúp cho việc định giá giấy tờ có giá được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành
viên thị trường.
3.2.3.4. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và tác nghiệp
- Xây dựng một tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ thật khoa học, hợp lý.

- Bố trí, phân công công việc một cách khoa học, hợp lý.
- Chú trọng đặc biệt đến công tác đào tạo sau tuyển dụng.
- Xây dựng chế độ quản lý cán bộ công chức bằng hiệu quả công việc.
- Xây dựng môi trường làm việc khoa học, năng động, chế độ tiền lương, đãi ngộ hợp lý để
thu hút và giữ chân những người tài.
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, thông tin thị trường
- Thiết lập một hệ thống thu thập dữ liệu có thể cung cấp thông tin thị trường kịp thời.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành theo hướng tin học hóa, đảm bảo nắm bắt được
đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tiền tệ- tín dụng.
- Tăng cường sự phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành, nhất là với Tổng
cục thống kê để phục vụ công tác phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát.
- Đầu tư trang thiết bị, hệ thống phần mềm, desktop để phục vụ cho việc thu thập thông tin,
phân tích, xử lý các dữ liệu để đưa ra các nhận định, dự báo về xu hướng phát triển của thị
trường tiền tệ trong tương lai.
- Nguồn kinh phí để thực hiện hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, thông tin thị trường chủ
yếu sẽ được thực hiện bằng ngân sách Nhà nước. Đồng thời, có thể sử dụng từ các nguồn vốn tài
trợ, vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB,
3.2.5. Tăng cường và đổi mới hoạt động giám sát thị trường liên ngân hàng
- Từng bước chuyển dần sang việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trong hoạt động của TCTD
trên TTLNH, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế để làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra
của NHNN.
- Tăng cường và phối hợp hơn nữa giữa Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, các đơn vị
chức năng của NHNN, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong quá trình thanh tra,
kiểm tra TTLNH.
- Việc xử lý các vi phạm của các thành viên thị trường cần được thực hiện một cách công
bằng, nghiêm minh, công khai.
KẾT LUẬN
Sự biến động không ngừng của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới trong lịch sử,
đặc biệt là những năm gần đây đã chứng minh một thực tế rất rõ ràng: thị trường tiền tệ nói
chung, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Đối với nước ta, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, hoàn thiện và kiểm soát thị trường tiền tệ liên
ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đang được đặt ra bức thiết.
Luận văn Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát
triển đã hoàn thành các nhiệm vụ:
- Một là, hệ thống hóa những nội dung cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2007-2011, những thành tựu, tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những
tồn tại đó.
- Ba là, đề xuất các giải pháp góp phần phát triển thị trường liên ngân hàng giai đoạn
2012  2020.
Mặc dù đã rất cố gắng song do hạn chế về trình độ và nhận thức, bài luận văn vẫn còn
nhiều sai sót, hạn chế về lý luận và thực tiễn. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để
bài luận văn hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Tài chính  Ngân hàng, Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận văn; đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo và những ý kiến quý báu của người hướng dẫn
khoa học - PGS.TS Lê Hoàng Nga trong suốt quá trình thực hiện luận văn này./.


References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duệ (Chủ biên) (2003), Giáo trình ngân hàng Trung ương, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia.
3. Lê Hoàng Nga (2004), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Đề án Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1910/QĐ-NHNN ngày 18/10/2010 của Thống đốc
NHNN), Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kế hoạch triển khai Đề án phát triển ngành
ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 1879/QĐ-
NHNN ngày 28/9/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005  2011), Báo cáo thường niên các năm 2005,
2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, Hà Nội.
7. Tô Kim Ngọc, Lê Thị Tuấn Nghĩa (2008), Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
8. Tô Kim Ngọc (Chủ biên) (2008), Giáo trình tiền tệ và ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
9. Nguyễn Thị Nhung (Chủ biên), Lê Hoàng Nga, Lê Thị Mẫn (2002), Giáo trình Thị
trường tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
11. Quốc hội (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng 2010.
12. Nguyễn Đức Thảo, Vấn đề phát triển thị trường tài chính: thị trường tiền tệ, tín dụng, tài
sản và các mối tương tác với chính sách tiền tệ ở Việt Nam thập kỷ 2001  2010, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
13. Văn phòng Chính phủ (2006), Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg
ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.
Tiếng Anh
14. Asian Development Bank (2009), Support for Developing Capital Markets and Building
Capacity in the Financial Sector: Bond and Money Market Component, TA 7087 Report.
15. Bank of England (2011), The Framework for the Bank of Englands Operations in the
Sterling Money Markets.
16. Business Monitor International (2011), Vietnam commercial banking report.
17. Hong Kong Foreign exchange and Money market practices Committee, Hong Kong
Code of conduct.
18. United State Financial Industry Regulatory Authority, FINRAs Code of conduct.
Website:
19. www.sbv.gov.vn, Trang tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

20. www.gso.gov.vn, Trang tin điện tử Tổng cục thống kê.