Sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm của học sinh

Bí quyết chấm điểm và đánh giá sản phẩm của học sinh

Trong khi một số học sinh xem nó giống như một sự đánh giá đơn thuần về điểm số cho một bài làm thì có những học sinh giữ những con số đó trong tâm trí như sự ghi nhận những gì họ đã nỗ lực.

Chúng ta đều biết rằng việc chấm điểm thường khiến học sinh cảm thấy khó chịu. Nhận được điểm số có thể là giây phút dễ xúc động nhất đối với học sinh. Trong khi một số học sinh xem nó giống như một sự đánh giá đơn thuần về điểm số cho một bài làm thì có những học sinh giữ những con số đó trong tâm trí như sự ghi nhận những gì họ đã nỗ lực.

Cũng tương tự như vậy, việc chấm điểm không hề đơn giản đối với giáo viên  đặc biệt là những giáo viên trẻ. Khi bạn là sinh viên, nếu bạn được giao chấm điểm giúp một giáo sư, chắc chắn bạn sẽ phân vân làm thế nào để có thể công bằng và hiệu quả, bạn lo lắng về độ khó của bài tập, dự án hay các bài kiểm tra.

Tuy nhiên, nếu bạn có thể thực hiện một số nguyên tắc cơ bản sau, việc chấm điểm sẽ trở thành một trải nghiệm tích cực, cải thiện quá trình học tập của học sinh. Điều này sẽ giải quyết được những yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá và cho điểm. Những điểm chính bạn cần nhớ:

Đánh giá bài tập của học sinh không chỉ là cho điểm và đưa nhận xét mà còn giải thích cách chấm điểm và tình nguyện trao đổi cởi mở với người học về điểm số và làm thế nào để làm tốt hơn.

Bạn phải làm rõ các tiêu chí chấm điểm cua mình  giải thích những yếu tố nào để học sinh có thể đạt điểm A.

  1. Các nguyên tắc cơ bản

Chúng ta sẽ cân nhắc về việc lựa chọn các yếu tố của việc chấm điểm một cách hiệu quả dưới đây. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong một vài trường hợp:

Các tiêu chí chấm điểm của bạn nên phản ánh nội dung, mục tiêu của khóa học. Nếu khóa học của bạn được thiết kế nhằm nhấn mạnh đến khả năng phân tích hay giải thích thì sau đó các bài kiểm tra nên hướng đến điều đó. Thêm vào đó, các tiêu chí của bạn cũng nên được xây dựng với các mức độ mà học sinh của bạn đánh giá và giải thích.

Cho học sinh có cơ hội được hiểu rõ về các tiêu chuẩn của bạn trước khi làm bài kiểm tra. Đừng đợi cho đến khi gần hết học kì rồi bạn mới cho học sinh phát hiện ra rằng là bạn có các tiêu chí rất cao. Hãy giao các bài bài tập ngắn hay bài tập về nhà trong 2 hay 3 tuần đầu tiên. Một số chuyên gia thích chấm điểm một cách chặt chẽ và cho học sinh có cơ hội được làm lại bài tập, một các hợp lý học sinh sẽ học được các tiêu chuẩn của khóa học và sẽ cố gắng để thể hiện đầy đủ những yêu cầu đó trong thời gian còn lại của học kì.

Điểm số chỉ là sự biểu hiện về năng lực học thuật. Điều quan trọng là bạn chấm điểm sản phẩm của học sinh dựa trên những điểm chúng làm tốt, chứ không phải những sai lầm trước đó như: việc học sinh nói trong lớp học hay việc chúng thường xuyên đến lớp muộn

Các bài tập và bài kiểm tra nên có độ khó phù hợp với mục tiêu của khóa học hoặc bài học. Nhưng là một nguyên tắc, các bài kiểm tra cuối năm hoặc cuối kì hoặc kết thú một dự án nên có ít hơn 1/3 học sinh đạt điểm cao nhất (Davis, 1993). Thông thường mà nói, một ý tưởng tốt là giao cho học sinh các loại bài tập đa dạng (bài kiểm tra, bài test, bài tập về nhà, bài tập lớn) để thể hiện năng lực và kiến thức. Bạn nên cân đối dựa trên sự nỗ lực và mối quan hệ của nó với mục tiêu bài học.

Thông thường việc đánh giá sự nỗ lực của người học khá khó. Các nhà nghiên cứu thường đưa ra các quan điểm chống lại việc cho điểm học sinh dựa trên sự nỗ lực của chúng trong học kì, và cho rằng điều đó là rất khó để có thể đo được. Họ cho rằng, nên trao thưởng cho học sinh cho sự nỗ lực bằng việc tăng điểm trong bài kiểm tra hoặc một thang điểm cho điểm số cuối cùng.

Khi có thể, sử dụng các con số thay vì các điểm bằng chữ. Điều này thông thường khá dễ dàng để chuyển đổi các con số sang chữ. Thêm vào đó, các con số sẽ không đem lại cảm giác về giá trị giống như các điểm bằng chữ mang lại.

  1. Cơ chế chấm điểm

Với vị trí một giáo viên, điều quan trọng là các điểm số bạn mang đến cho học sinh phải công bằng và phù hợp. Nó cũng là điều mà các giáo viên mong muốn, với quan điểm việc chấm điểm sẽ mang lại hiệu quả như nó có thể. Đây là hai ý tưởng có thể mâu thuẫn  chấm điểm thật nhanh có nghĩa là bạn không công bằng và không đầu tư thời gian.

Hãy chỉ ra những tiêu chí một cách rõ ràng. Đặc biệt là trong các lớp học hay đánh giá các bài viết, nó thực sự quan trọng để định hình cái mà bạn muốn tìm kiếm khi đánh giá sản phẩm của học sinh. Liệu rằng sự rõ ràng có đánh giá? Liệu rằng điều đó có cần thiết? liệu rằng có cần thiết phải có sự gọn gàng, cẩn thận?

Hãy đọc một số những điều sau trước khi bạn bắt đầu việc chấm điểm. Điều này rất có tác dụng trong việc cải thiện chất lượng của các bài kiểm tra. Bạn có thể thấy điểm nào bạn có thể đã kì vọng quá nhiều ở học sinh, điểm nào là vấn đề chung của tất cả người học. Nếu điều này giúp cho việc tạo nên các bài làm mẫu cho mỗi mức điểm. Từ đó học sinh có thể đối chiếu để đánh giá điểm số của mình.

Hãy cân nhắc đến các chuẩn mực trước khi bắt đầu chấm điểm. Nếu bạn chấp điểm theo nhóm, thì nên lấy bất kì 2 hoặc 3 bài của thành viên trong nhóm để cho điểm. Sau đó, thảo luận với mỗi mức điểm cho đến khi tất cả đều đồng ý. Khi bạn hoàn thiện điều đó, bạn sẽ có đưa ra được các tiêu chí rõ ràng cho các điểm số và giúp học sinh hiểu và thực hiện nó.

Hãy cân nhắc về việc chấm điểm cho các bài kiểm tra có rọc phách. Học sinh của bạn luôn có đề bài và có tên trên bài kiểm tra nó có thể tạo nên sự chủ quan khi chấm. Vì vậy bạn có thể nhờ giáo vụ bỏ nó để việc chấm bài được khách quan hơn.

Chỉ chấm 3  5 bài mỗi lần. Tâm trạng và nguồn năng lượng của bạn có ảnh hưởng rất rõ ràng đến điểm số bạn cho học sinh. Cố gắng tránh tâm trạng chán nản hay mệt mỏi, hãy chấm không hiều hơn 3  5 bài mỗi lần, sau đó dành vài phút nghỉ ngắn. Sau đó bạn được phục hồi, hãy nhìn vào đống bài của mình để chắc chắn rằng bạn chấm đúng và không bỏ sót.

Khi bạn hoàn thiện các tiêu chuẩn cho chính mình. Nếu bạn chấm điểm một mình, đặc biệt là chấm trong thời gian vài ngày, sẽ có tác dụng hơn để nhóm các bài kiểm tra dựa trên điểm số mà bạn chấm. Liệu rằng các bài kiểm tra có chung điểm số có chất lượng tương đương nhau hay không? Nếu không, bạn hãy dành thời gian để chấm lại và chỉnh sửa.

Nếu bài kiểm tra, các vấn đề được sắp xếp và các câu trả lời ngắn, hãy cân nhắc về việc châm điểm theo nhóm. Khi các bài tập và các bài kiểm tra có nhiều vấn đề để chấm điểm, bạn có thể tiết kiệm thời gian và chắc chắn bằng việc cùng chấm bài theo nhóm và mỗi người sẽ cùng chấm 2 hoặc 3 vẫn đề cho điểm trong toàn bộ các bài kiểm tra. Trong khi thực hiện điều này có thể có một vài thứ khiến bạn cảm thấy buồn chán, nó sẽ cho phép mỗi giáo viên phát hiện ra các vấn đề chung và chấm điểm nhanh hơn bằng việc tập trung sự chú ý của mỗi cá nhân.

Đừng chia nhỏ các điểm số. Một số giáo viên thích cho 2 hoặc nhiều hơn điểm số vào bài kiểm tra và các bài tập. Ví dụ, 1 nội dung mà cách tổ chức khác nhau. Tuy nhiên điều này có thể chỉ ra cho học sinh thấy rằng hai nội dung đó không có sự liên kết.

Khi đưa ra gợi ý ở trên, việc nhận xét bài làm của học sinh là một phần quan trọng trong quá trình dạy học, các bài tập đơn giản thì việc cho điểm là đủ  việc các bình luận của bạn cho học sinh biết tại sao bạn chấm điểm như vậy và làm như thế nào để học sinh có thể cải thiện trong các bài kiểm tra tiếp theo. Có một số lợi ích từ việc nhận xét vào bài làm của học sinh:

Nhận xét và giải thích điểm số mà bạn cho học sinh. Học sinh có thể có những cân hỏi phản biện khi bạn trả bài với điểm C mà không có bất kì nhận xét nào. Chúng cảm thấy ít băn khoăn thắc mắc về điểm số hơn khi bạn có những giải thích rõ ràng.

Nhận xét cho học sinh những phản hồi để cải thiện kết quả học tập. Học sinh có thể nhận ra những điều mình có thể làm tốt hơn hoặc làm khác đi để có thể đạt được yêu cầu của bài kiểm tra.

Cuối cùng, các nhận xét có thể tạo động lực và khuyến khích học sinh. Khi từng những lời phê, nhận xét được viết cho từng học sinh, nó sẽ là nguồn động lực để khuyến khích học sinh tiếp tục làm việc và tiến bộ hơn.

Theo đó, các cách đưa nhận xét, phản hồi vào bài làm học sinh từ một quan điểm mang tính xây dựng và rất có giá trị giáo dục.

Nhận xét nên được sử dụng cân bằng. Các nhận xét mang tính xây dựng thông thường phản ánh sự cân bằng giữa 3 loại lời phê: Những điều mà học sinh làm tốt, những điều con chưa đạt, sẽ tốt hơn nếu con cải thiện

Tránh việc chấm điểm quá nhiều. Trong khi bạn nên nhận xét thường xuyên bài làm của học sinh, bạn phản rất cẩn thận với những lời phê bình. Có quá nhiều phản hồi tiêu cực có thể phá hỏng sự nỗ lực của người họ. Bạn có thể muốn được bài kiểm tra trước để có một cái nhìn toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu sau đó mới đưa ra các phản hồi như vậy sẽ hiệu quả hơn.

  1. Nhận xét bài làm của học sinh

Cách sử dụng nhận xét, lời phê có tác dụng thúc đẩy việc học của học sinh. Thay vì việc viết một từ Không đạt yêu cầu khi học sinh mắc lỗi sai hoặc không rõ ràng hãy cân nhắc đến những nhận xét mang tính xây dựng. Thỉnh thoảng nó có thể là các câu hỏi (Liệu rằng có có mục đích nào khác trong sử dụng người nô lệ không?) hoặc đưa ra các gợi ý (những nội dung con học về phong cách của Nguyễn Tuân có thể áp dụng vào phân tích hình ảnh ông lái đò?). Việc đưa ra những nhận xét kiểu này sẽ khuyến khích học sinh suy ngẫm và đưa đến cho chúng nguồn động lực cho việc học.

Giải thích điểm số. Hãy sử dụng các nhận xét để giúp học sinh hiểu tại sao chúng lại nhận được điểm số như vậy. Ví dụ, bạn có thể nói, Trong khi bài kiểm tra này cần 5 chi tiết, con mới nêu được 3 ý vậy con được điểm B).

Viết vào ngay bên lề và cuối bài kiểm tra. Các nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh học tốt nhất từ các lời phê ngay bên lề của giáo viên, nó làm cho các nhận xét trở nên rõ ràng. Các lời phê cuối cùng là sự tổng kết ấn tượng của giáo viên về bài làm của học sinh và giải thích điểm số.

Hãy viết rõ ràng và dễ đọc. Cho dù bất kì bình luận của bạn là gì, nó sẽ không có bất kì tác dụng nào đến người học nếu học sinh không thể đọc nó. Hãy dùng thời gian để viết các nhận xét một cách cẩn thận và khuyến khích học sinh đối thoại với giáo viên nếu chúng có bất kì câu hỏi nào.

  1. Trả bài kiểm tra

Việc trả bài cho học sinh không hề là một công việc đơn giản như một công việc hành chính. Nó được coi là một trong những khoảng thời gian có giá trị trong lớp học. Nó có thể được sử dụng như một hoạt động học tập hiệu quả. Nó cung cấp cho bạn cơ hội thu được những phản hồi từ toàn bộ học sinh điều này sẽ giúp bạn thấy và khám phá ra các mối quan hệ, áp dụng và sự vận dụng của kiến thức mà học sinh đã và đang học.

Hãy hỏi học sinh những suy nghĩ của chúng về bài kiểm tra hoặc bài tập mà chúng được trả. Bạn có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu học sinh nói về những điểm dễ nhất hoặc khó nhất trong bài tập và vì sao? Điều này giúp bạn nhận ra những điểm mà học sinh còn yếu và hỗ trợ chúng.

Hãy cho học sinh biết về kết quả chung của cả lớp. Học sinh thường muốn biết bài làm của chúng trong so sánh với các bạn khác. Khi bạn chấm điểm, hãy xem điểm số được phân bố như thế nào? Cho học sinh biết phổ điểm của lớp và nói một cách chung nhất về những điểm chung mà cả lớp làm tốt hoặc chưa đạt yêu cầu.

Hãy ôn tập lại những điểm mà học sinh cảm thấy khó khăn. Nếu trong khi chấm điểm, bạn luôn theo dõi các vấn đề mà hầu hết các học sinh đều mắc phải, bạn có thể dành thời gian để quay trở lại bài học trước để ôn lại những khái niệm quan trọng tạo nền tảng cho việc học trong tương lai.

  1. Giải quyết những phàn nàn, thắc mắc của người học

Một điều không thể tránh được, cho dù bạn có cần thận và nghiêm túc đến đâu thì học sinh vẫn có những câu hỏi về điểm số mà chúng nhận được. Hầu hết học sinh đơn giản chỉ muốn một lời giải thích về việc tại sao chúng lại được điểm như vậy, chúng muốn biết rõ hơn về các tiêu chí chấm điểm. Chúng chắc chắn rằng chúng xứng đáng được điểm như vậy.

Hãy cho học sinh biết các tiêu chí chấm điểm và hãy nhận xét vào mỗi bài tập sẽ giúp bạn giảm được các thắc mắc mà bạn nhận được. Tuy nhiên, bạn nên làm gì khi học sinh hỏi bạn và yêu cầu bạn giải thích về điểm số của chúng?

Hãy giữ các bài làm của học sinh. Nó sẽ hữu ích để bạn có thể kiểm tra lại bài làm của học sinh và cho phép bạn chuẩn bị cho bất kì một câu hỏi nào. Bạn nên giữ các thông tin này trong bài năm trong trường hợp khóa học của bạn kéo dài.

Cần được chuẩn bị. Nếu một học sinh hỏi bạn một câu hỏi, tốt hơn hết hãy đặt một cuộc hẹn và sau đó đến cuộc hẹn sẵn sàng cho những câu trả lời và giải thích cho quyết định của bạn. Hãy đưa ra bất kì những ghi chú mà bạn ghi trong bài làm của học sinh, với một ví dụ về các mẫu bài tập, hay bài kiểm tra và với lời giải thích tại sao bài làm của học sinh không đạt yêu cầu. Một vài giáo viên thích việc yêu cầu học sinh viết một đoạn giải thích câu hỏi và tại sao học sinh nghĩ rằng điểm số cần được điều chỉnh?

Lắng nghe học sinh. Nếu học sinh muốn nói với bạn về điểm số, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên là lắng nghe những gì chúng nói. Học sinh muốn được lắng nghe và bạn có thể làm giảm đi sự căng thẳng bằng việc lắng nghe trước khi ra bất kì quyết định nào. Điều đó cũng quan trọng để duy trì một tâm thế cởi mở. Chúng ta tất cả đều có tạo có lỗi lầm và học sinh có quyền được nghe lời giải thích.

Trả lời người học. Một khi bạn đã lắng nghe, sau đó bạn sẽ có câu trả lời cho học sinh. Bạn cs thể thể hiện vì sao mà học sinh không đạt các tiêu chuẩn đề ra. Trong trường hợp đó, nó sẽ có tác dụng đưa đến các thảo luận về việc cái mà học sinh có thể làm trong tương lai, xác định các ví dụ cụ thể trong bài làm của học sinh để có thể cải thiện. Nếu bạn nghĩ bạn muốn thay đổi điểm số. Điều đó là hoàn toàn có thể, nhưng hãy nói với chúng khi bạn nhận ra vấn đề. Học sinh sẽ tôn trọng sự thành thật và sự tự nguyện của giáo viên.

Tài liệu tham khảo

Center for Excellence in Teaching (1999). Teaching Nuggets, Los Angeles: University of Southern California.

Davis, Barbara Gross (1993) Tools for teaching, San Francisco, Jossey  Bass.

Mc Keachie, J.Wilbert (1999) Teaching tips: Strategies, Research and Theory for College and University Teachers (10th ed), Boston: Houghton Mifflin Company.