Thức ăn ôi thiu là hiện tượng vật lý hay hóa học

Quan sát hiện tượng xảy ra và điền đầy đủ thông tin vào bản dưới đây

Quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra ?

Biểu diễn các phản ứng hóa học sau theo sơ đồ phản ứng bằng chữ

Với Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học môn Hóa học lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Hóa học lớp 8.

Thức ăn ôi thiu là hiện tượng vật lý hay hóa học

A. Lý thuyết & phương pháp giải

– Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

– Hiện tượng hóa học là hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.

– Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong các hiện tượng sau, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học

A. Đốt gas để thu nhiệt.

B. Khi nấu cơm, nước bay hơi.

C. Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.

D. Hòa tan đường vào nước.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Đốt gas để thu nhiệt là hiện tượng hóa học vì khí gas cháy với không khí tạo thành chất mới.

B là hiện tượng vật lý vì nước chuyển từ lỏng sang hơi.

C là hiện tượng vật lý vì nước bay hơi bớt, dung dịch chỉ đậm đặc lại.

D là hiện tượng vật lý vì đường hòa tan nước → nước đường, không có chất mới tạo thành.

Ví dụ 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là

A. Cơm bị ôi thiu.

B. Lưu huỳnh cháy trong không khí.

C. Mực hòa tan vào nước.

D. Đốt cháy mẩu giấy.

Hướng dẫn giải

Chọn C

Mực hòa tan vào nước là hiện tượng vật lý do chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Loại A vì cơm bị ôi thiu là hiện tượng hóa học do vi sinh vật xâm nhập, xúc tác cho quá trình lên men tạo thành chất mới có mùi khó chịu.

Loại B vì lưu huỳnh cháy trong không khí là hiện tượng hóa học. Phản ứng chính xảy ra:

          S + O2 

Thức ăn ôi thiu là hiện tượng vật lý hay hóa học
SO2

Loại D vì đốt cháy mẩu giấy là hiện tượng hóa học. Giấy cháy tạo thành chất mới.

Ví dụ 3: Hãy cho biết hiện tượng sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng gì?

A. Hiện tượng hóa học.

B. Hiện tượng vật lý.

C. Cả hiện tượng vật lý và hóa học.

D. Không có hiện tượng gì.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới là gỉ sét.

Thức ăn ôi thiu là hiện tượng vật lý hay hóa học

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hiện tượng vật lý là

A. Hiện tượng chất bị phân hủy.

B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới.

C. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

D. Hiện tượng biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không.

Lời giải

Đáp án: Chọn C

Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng hóa học là: 

A. Cơm bị ôi thiu.

B. Nước bốc hơi.

C. Cồn để trong lọ không khí bị bay hơi.

D. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 3: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng hóa học

A. Mỡ đóng ván khi trời lạnh.

B. Mỡ tan chảy khi đun nóng.

C. Đun quá lửa mỡ bị cháy.

D. Không có hiện tượng hóa học.

Lời giải

Đáp án: Chọn C

Câu 4: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là

A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.

B. Sự xuất hiện chất mới.

C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.

D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Lời giải

Đáp án: Chọn B

Câu 5: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lý

A. Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu.

B. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.

C. Đốt gas để thu nhiệt.

D. Ngâm trứng vào giấm.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 6: Hiện tượng hóa học là

A. Hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.

B. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

C. Hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái của chất.

D. Cả A, B, C đều sai.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 7: Chọn câu sai:

A. Xay tiêu là hiện tượng vật lý.

B. Đốt cháy đường mía là hiện tượng hóa học.

C. Gấp quần áo là hiện tượng hóa học.

D. Hiện tượng ma trơi là hiện tượng hóa học.

Lời giải

Đáp án: Chọn C

Câu 8: Trong các hiện tượng sau:

(1) Pha loãng nước muối.

(2) Đốt cháy mẩu giấy.

(3) Nước bốc hơi.

(4) Lưu huỳnh cháy trong không khí.

Hãy cho biết hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (2), (3).

D. (3), (4).

Lời giải

Đáp án: Chọn B

Câu 9: Băng tan là hiện tượng

A. Hiện tượng vật lý.

B. Hiện tượng hóa học.

C. Cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

D. Không là hiện tượng nào.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng vật lý là

A. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

B. Trứng để lâu ngày bị thối.

C. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.

D. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 11: Những hiện tượng sau đây là hiện tượng hoá học?

(1) Về mùa hè thức ăn thường bị thiu

(2) Đun đường, đường ngả màu nâu rồi đen đi

(3) Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung

(4) Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường

(5) Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần:

A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (3). D. (1), (3), (4), (5).

Câu 12: Trước vào sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi?

A. khối lượng các nguyên tử. B. số lượng các nguyên tử.

C. liên kết giữa các nguyên tử. D. thành phần các nguyên tố.

Câu 13: Mol là lượng chất chứa bao nhiêu hạt vi mô (nguyên tử, phân tử)?

A. 3.106. B. 6.1023. C. 6.1022. D. 7,5.1023.

Câu 14: Điều kiện chuẩn là:

A. 20oC; 1atm. B. 0oC; 1atm. C. 1oC; 0 atm. D. 0oC; 2 atm.

Câu 15: Ở đktc, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là

A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 24,2 lít. D. 42,4 lít.

Câu 16: Trong 1 mol CO2 có bao nhiêu phân tử?

A. 6,02.1023. B. 6,04.1023. C. 12,04.1023. D. 18,06.1023.

Câu 17: Khí nào nặng nhất trong các khí sau?

A. CH4. B. CO2. C. N2. D. H2.

Câu 18: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5 gam kali clorat, thu được kali clorua và 9,6 gam khí oxi. Khối lượng của kali clorua thu được là

A. 13 gam. B. 14 gam. C. 14,9 gam. D. 15,9 gam.

Câu 19: Cho 16,25 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit sunfuric (H2SO4), thu được 40,25 gam ZnSO4 và 0,25 mol H2. Khối lượng axit cần dùng là

A. 24,5 gam. B. 24 gam. C. 15,75 gam. D. 57 gam.

Câu 20: Thể tích của 0,5 mol CO2 (đktc) là

A. 22,4 lít. B. 11,2 lít. C. 33,6 lít. D. 5,6 lít.

Câu 21: Một chất khí có phân tử khối bằng 14 lần khí hiđro, khí đó là

A. nitơ. B. oxi. C. clo. D. cacbonic.

Câu 22: X là chất khí có tỉ khối so với H2 bằng 22, phân tử X có chứa 1 nguyên tử O. X là khí nào?

A. NO. B. CO. C. N2O. D. CO2.

Câu 23: Cho phương trình sau: Giả sử phản ứng hoàn toàn, từ 0,6 mol KClO3 sẽ thu được bao nhiêu mol khí oxi?

A. 0,9 mol. B. 0,45 mol. C. 0,2 mol. D. 0,4 mol.

Câu 24: Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: Sau phản ứng thu được 2,24 lít (đktc) khí hiđro thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là

A. 2,4 gam. B. 12 gam. C. 2,3 gam. D. 7,2 gam.

Câu 25 : Dung dịch axit làm cho quỳ tím chuyển sang màu gì ?

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Màu vàng

D. Không đổi màu

Câu 26: Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là:

A. 80%

B. 82,41%

C. 94,12%

D. 71,24%

Câu 27: Nồng độ mol của 0,4 mol MgCl2 trong 200 ml dung dịch là:

A. 2M

B. 3M

C. 1M

D. 4M