Thú móng guốc sống ở đầu cách di chuyển của chúng như thế nào

Skip to content

Lớp thú có vú được phân chia thành nhiều bộ khác nhau như bộ dơi, bộ cá voi, bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ… và đặc biệt là bộ móng guốc quen thuộc nhất với con người. Cùng tìm hiểu về bộ này trong bài viết dưới đây:

Móng guốc là gì?

Móng guốc là chỉ một đặc điểm đặc trưng của một bộ trong lớp thú (lớp động vật có vú). Đây là một bộ phận thuộc đầu ngón chân của động vật bộ móng guốc, chúng được bao phủ bởi một lớp keratin cứng và dày như lớp sừng. Đặc điểm của móng guốc:

  • Cấu tạo của một móng guốc gồm vỏ, đế, cạnh và kẽ móng chân.
  • Chức năng của móng guốc là nâng đỡ trọng lực cho các loài thuộc bộ móng guốc.
  • Một móng guốc đẹp và chắc chắn phải có trục móng song song, thành móng thì dày, đế có độ sâu vừa đủ, phần gót của để phải đủ độ chắn chắn. Các vòng tăng trưởng có kích thước bằng nhau.
  • Động vật thuộc bộ này hầu hết dùng đầu ngón chân, thường là phần móng để nâng đỡ trọng lượng cơ thể khi di chuyển. Và cũng thường là phần đốt cuối của ngón có guốc mới chạm vào nền đất vì vậy diện tích tiếp xúc bàn chân của động vật bộ này thường hẹp. Phải dùng cả 4 chân mới có thể giữ thăng bằng. Nhưng đổi lại chúng chạy rất nhanh.
Bò là một loài gia súc thuộc bộ móng guốc

Định nghĩa bộ móng guốc

Bộ móng guốc là một bộ thuộc lớp thú gồm nhiều loài động vật đa dạng nhưng mang đặc điểm chung là đầu ngón chân có thêm một lớp keratin dày và cứng. Các động vật thuộc nhóm này có trâu, bò, lợn, ngựa, dê, lừa, cừu, hươu cao cổ, lạc đà, hươu, nai, linh dương, tê giác, hà mã và voi.

Như chúng ta đã thấy thì bộ động vật này hầu hết đều là các loại gia súc quen thuộc với người chăn nuôi. Chúng cung cấp cho con người thịt, sữa và sức kéo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm:

  • Dao gọt móng bò lưỡi lớn

  • Đá mài móng bò

Đặc điểm của bộ móng guốc

Đặc điểm chung của bộ này bao gồm:

  • Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có sừng bao bọc được gọi là guốc.
  • Thú móng guốc di chuyển nhanh vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn chân và ngón chân gần như thẳng hàng. Chỉ có đốt cuối của ngón chân được bọc guốc mới chạm đất nên diện tích tiếp xúc hẹp.
  • Hầu hết thú móng guốc đều ăn thực vật là các loại cây cỏ như (nai, linh dương, hươu, trâu bò), một số ít ăn tạp (như lợn…), một bộ phận là động vật nhai lại, trong dạ dày có phần dạ cỏ tạo ra vi khuẩn để tiêu hóa xenlulozo (như trâu bò…).
  • Môi trường sống của chúng đa dạng, bất kì nơi nào có thảm thực vật như miền núi, đồng bằng, ven sông…
  • Bộ này đều gồm những con vật có kích thước lớn và hầu hết tất cả đều có cân nặng trên 1kg.
Ngựa thuộc bộ móng guốc chẵn

Phân loại bộ móng guốc

Trong bộ này cũng được phân làm các bộ nhỏ hơn theo số lượng móng chân của chúng:

  • Bộ guốc chẵn gồm những thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số chúng sống theo đàn và ăn thực vật, nhiều loại nhai lại và có sừng. Để thích nghi với việc tiêu hóa xenlulozo một cách dễ dàng, tiêu hóa của chúng cần có sự biến đổi, thành một quá trình phức tạp. Thức ăn sau khi vào khoang miệng sẽ được đưa xuống dạ cỏ, tại đi có vi sinh vật lên men cỏ và động vật lại ợ lên, nhai tiếp rồi tiêu hCó loài cũng ăn tạp (ví dụ như lợn). Đại diện là lợn, bò, trâu, hươu…
  • Bộ guốc lẻ gồm những thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, chúng cũng ăn thực vật nhưng không nhai lại. Bộ guốc lẻ không có cấu tạo dạy dày cho chức năng nhai lại. Có loài không có sừng mà sống theo bầy đàn, cũng có loài có sừng nhưng sống đơn độc. Đại diện là ngựa, tê giác.
  • Bộ voi: gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, có ngà, dạ dày, thiếu lông. Chúng sống theo đàn, cũng ăn thực vật nhưng không nhai lại. Đại diện điển hình nhất là voi.

Động vật thuộc bộ móng guốc hầu hết là những loài bản tính hiền lành, ăn thực vật. Trong số đó có trâu, bò, lợn, để, cừu… là gia súc phổ biến trong chăn nuôi của con người.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: //www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

I. Các bộ móng guốc (trang 111 VBT Sinh học 7)

1. (trang 111 VBT Sinh học 7): Quan sát các hình 51.1, 2, 3 (SGK) đọc bảng sau lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú Móng guốc

Tên động vật Số ngón chân phát triển Sừng Chế độ ăn Lối sống
Lợn Chẵn Không Ăn tạp Đàn
Hươu Chẵn Nhai lại Đàn
Ngựa Lẻ Không Không nhai lại Đàn
Voi Lẻ Không Không nhai lại Đàn
Tê giác 5 ngón Không nhai lại Đơn độc

II. Bộ Linh trưởng (trang 111 VBT Sinh học 7)

1. (trang 111 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 51.4 SGK và đọc các thông tin phần: tóm tắt đặc điểm của bộ Linh trưởng, trong SGK, hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

Khỉ Vượn Khỉ hình người
Đười ươi Tinh tinh Gôrila
Đặc điểm đặc trưng nhất Có chai mông lớn, có túi má lớn, đuôi dài, sống theo đàn Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi, sống theo đàn Không có chai mông, túi má và đuôi. Sống đơn độc Không có chai mông, túi má và đuôi. Sống theo đàn Không có chai mông, túi má và đuôi. Sống theo đàn

IV. Đặc điểm chung của thú (trang 112 VBT Sinh học 7)

1. (trang 112 VBT Sinh học 7): Nêu đặc điểm chung của thú:

Trả lời:

Bộ lông: Lông mao

– Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm

– Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

– Sinh sản: Thai sinh

– Nuôi con: Bằng sữa mẹ

– Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt

Câu hỏi (trang 112, 113 VBT Sinh học 7)

1. (trang 112 VBT Sinh học 7): Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.

Trả lời:

Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

– Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

Thú Guốc chẵn Thú Guốc lẻ
Móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau Móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển nhất
Đa số sống theo đàn Sống theo đàn (ngựa) hoặc đơn độc (tê giác)
Ăn tạp, ăn thực vật, nhai lại Ăn thực vật, không nhai lại

2. (trang 112 VBT Sinh học 7): So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn

Trả lời:

Khỉ hình người khác khỉ và vượn: Khỉ hình người không có chai mông, túi má và đuôi, sống đơn độc hoặc theo đàn.

3. (trang 113 VBT Sinh học 7): Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú

Trả lời:

– Thực phẩm: lợn, bò, trâu,…

– Dược liệu: hươu,…

– Sức kéo: trâu, bò, ngựa,…

– Thí nghiệm: thỏ, khỉ, chó,…

Video liên quan

Chủ đề