Thủ dầu 1 ở đâu

Thủ Dầu Một là thành phố đô thị loại I và một trong 7 thành phố không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Đức (thành phố).

Bạn đang tìm hiểu về bản đồ hành chính Thành phố Thủ Dầu Một hay bản đồ các Phường của TP Thủ Dầu Một phóng to trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm tra cứu thông tin quy hoạch của khu vực chính xác. Chúng tôi BanDoVietNam.com.vn tổng hợp thông tin trên và thông tin quy hoạch TP Thủ Dầu Một từ nguồn Internet năm 2022 một cách chi tiết.

Thủ dầu 1 ở đâu

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính Thành phố Thủ Dầu Một

+ Vị trí: Thủ Dầu Một là thành phố đô thị loại I, thuộc trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của tỉnh Bình Dương, có sông Sài Gòn chảy qua TP và bao quanh Thủ Dầu Một là Phía đông giáp thị xã Tân Uyên; Phía tây giáp huyện Củ Chi, TPHCM; Phía nam giáp thành phố Thuận An; Phía bắc giáp thị xã Bến Cát.

+ Diện tích và dân số: Diện tích tự nhiên 118,67 km² và 351.893 người có đăng ký cư trú (năm 2020)

+ Đơn vị hành chính: 14 phường gồm: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.

Thủ dầu 1 ở đâu
Bản đồ hành chính các phường tại TP Thủ Dầu Một

Thông tin quy hoạch giao thông tại Thủ Dầu Một

Về đường bộ

+ Phát huy thế mạnh kết nối của đại lộ Bình Dương với trục Quốc Lộ 13

+ Đầu tư xây dựng thêm tuyến đường trên cao, gia tăng năng lực lưu thông.

+ Đầu tư Đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối từ Bàu Bàng (Thị xã Bến Cát) đi qua Thủ Dầu Một theo hướng Bắc - Nam

+ Đầu tư xây dựng Đường vành đai 3 trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn đoạn ngã tư Bình Chuẩn và đi theo hướng Đông - Tây qua địa bàn Thủ Dầu Một, khi tuyến đường hoàn thành, góp phần rút ngắn khoảng cách từ Bình Dương đến TP.HCM, Đồng Nai, Long An…

+ Cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 60km: Điểm đầu giao đường Xuyên Á tại giao lộ ngã tư Gò Dưa (điểm cuối đường Vành đai 2), điểm cuối tại Chơn Thành, Bình Phước. Quy hoạch với đường cao tốc với 6-8 làn xe, triển khai sau năm 2020

Hiện nay, TP Thủ Dầu Một có các đầu mối giao thông huyết mạch của tỉnh Bình Dương như: Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT741, ĐT742, ĐT743, ĐT744, ĐT745 tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mọi mặt của thành phố.

Thủ dầu 1 ở đâu

Về đường thủy

+ Cải tạo, nâng cấp cảng Bà Lụa trên sông Sài Gòn thành cảng phục vụ du lịch và các ghe tàu tải trọng nhỏ.

+ Phát triển hệ thống taxi nước với cụm bến tại khu vực chợ Thủ Dầu Một, khu Đại Nam...

Về đường sắt

+ Tuyến xuyên Á với 2 trạm xe lửa tại khu vực đô thị Thủ Dầu Một là trạm Bình Chuẩn và trạm Phú Tân

+ Tuyến số 2 (Thủ Dầu Một - Hồ Chí Minh) dài 21,4 km: kết nối với tuyến số 1 theo đường Phạm Ngọc Thạch và đi dọc Theo Quốc lộ 13 qua Vĩnh Bình kết nối với tuyến metro số 3 trong tương lai của TP HCM tại khu vực ngã tư Bình Phước. Tuyến đi trên cao, triển khai sau năm 2020

+ Tuyến số 4 (thành phố mới Bình Dương - Uyên Hưng - Tân Thành) dài 22,3 km: Từ ga trung tâm tại thành phố mới theo đường đường ĐT746B, Tạo lực 5, đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng tới Uyên Hưng, theo đường ĐT.746B tới Tân Thành. Tuyến này đi trên cao, triển khai sau năm 2020.

Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Dầu Một khổ lớn

Thủ dầu 1 ở đâu
Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Dầu Một khổ lớn năm 2022

 PHÓNG TO

Thủ dầu 1 ở đâu
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Dầu Một năm 2022

Bên trên là tất tần tật thông tin về Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Dầu Một và Thông tin quy hoạch mới nhất. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin quy hoạch về các khu vực khác ở phía dưới. 

Xem thêm: Bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Thủ Dầu Một

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Thủ Dầu Một (định hướng).

Thủ Dầu Một là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Q1 Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 31 km về phía bắc. Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành. Tp.HCM

Hiện thị xã Thủ Dầu Một là thị xã có số dân đông thứ Ba Việt Nam, sau Thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An cũng thuộc tỉnh Bình Dương.

Dân số 280.680 Người Tháng 10 năm 2010.

Ngày 29/7/2011, tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Bình Dương khóa VIII đã thông qua nghị quyết đề nghị Chính phủ thành lập thành phố Thủ Dầu Một (đô thị loại 3) trực thuộc tỉnh trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số và số đơn vị hành chính hiện trạng của TX.TDM. Theo đó, thành phố Thủ Dầu Một có diện tích 11.881 ha, dân số 289.266 người, các đơn vị hành chính gồm 11 phường (Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Hiệp Thành, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Hòa Phú, Định Hòa, Hiệp An) và 3 xã (Tương Bình Hiệp, Chánh Mỹ, Tân An).

Được biết từ năm 2007, Bộ Xây dựng đã công nhận TX.TDM là đô thị loại 3. Theo đó những năm qua, cơ cấu kinh tế của TX.TDM có sự chuyển dịch mang tính chất đô thị. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại 2. Công tác phát triển đô thị được tỉnh tập trung đầu tư tương đối đồng bộ, chất lượng và cảnh quan đô thị được cải thiện rõ nét. Tình hình phát triển thực tế về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị hiện nay ở TX.TDM đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại 2.

Nguồn gốc tên gọi

Trước hết, xin được điểm lại một số giải thích đáng chú ý hơn cả của các nhà nghiên cứu có uy tín chung quanh sự hình thành cụm từ địa danh TDM. Đồng thời thử nêu lên một cách lý giải, tiếp cận nhìn từ góc độ lịch sử, từ nguyên cũng như về thời điểm xuất hiện của địa danh này.

Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên TDM có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Chẳng hạn, như nhà soạn từ điển Lê Văn Đức, nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ, ở phần địa danh (trang 260) trong “Việt Nam từ điển” (Sài gòn TB 1970) cho rằng tên TDM do âm Việt đọc tiếng Cao Miên (sic) “Thun Doán Bôth” (có nghĩa là gò có đỉnh cao nhất) mà ra (lỵ sở TDM ở trên ngọn đồi ven sông Sài gòn)(2).

Nhưng phần đông tác giả khác (kể cả người viết bài này) đều nghĩ TDM là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố: “Thủ” (từ Hán - Việt có nghĩa là “giữ”vì nơi đây có đồn binh để canh giữ, kiểm soát); “Dầu Một” là tên đất, được cấu tạo theo cách: “Tên một loài thảo mộc + từ chỉ số lượng”. Ví dụ như các địa danh “Quéo Ba” (ở Long An), “Xoài Đôi” (ở Phú Nhuận, TP.HCM). Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi là “cây dầu một” nên tên gọi THỦ DẦU MỘT ra đời.

Học giả Vương Hồng Sển trong từ điển “Tiếng nói miền Nam” TP.HCM xb 1997, trang 645) cho rằng người Campuchia gọi tên TDM là “Chhocutal MucyDoem” (Chhocutal: gỗ dầu; Mucy: một; Doem: cây) có nghĩa là “cây dầu một” theo đúng cách hiểu ở trên(3). Người Hoa cũng dùng tên “Thổ Long Mộc” (cây rồng đất: có thể hiểu đây là cây dầu rái hay dầu lông có chứa chất nhựa rất dễ cháy nổ gọi là “mãnh hỏa du”, để chỉ vùng đất TDM. Trong hồi ký viết về vùng đất TDM (xuất bản tại Paris 1863), đại úy L.C Grammont (viên sĩ quan Pháp đánh chiếm và quân quản TDM trong thời gian 1861-1862), cũng hiểu “thủ” là “giữ”; “dầu một” là một loại cây nên đã dùng cụm từ Pháp để chuyển nghĩa tên TDM “garde - un arbre” (garde: giữ un arbre: một cây).

Riêng chữ “thủ” còn có người hiểu theo nghĩa là “đầu”, đứng đầu như trong các từ kép “thủ sở”, “thủ phủ” là nơi đặt trụ sở một đơn vị hành chính. Trong “Kỷ yếu TDM - Bình Dương 300 năm hình thành...” (XB 1998), nhà nghiên cứu địa bạ Nguyễn Đình Đầu giải thích địa danh TDM: “Trong địa phận làng này xưa có thủ sở gần cây dầu lớn nhất...” (trang 49).

Trên đây là một số giải thích về địa danh TDM. Tuy việc làm này cần nên tiếp tục, nhưng đến nay chúng ta cũng có thể đi đến một cách lý giải, tiếp cận có nhiều cơ sở có thể thuyết phục và chấp nhận được (phần lý giải này đã được trình bày trong cuốn sách “Lối xưa đất Thủ” của chúng tôi xuất bản 2009)(4). Chẳng hạn, tên gọi “dầu một” hay là vùng có nhiều cây dầu lông, dầu rái (miệt dầu). Việc dùng tên thảo mộc (cây đặc sản hay đặc biệt) để tạo thành một địa danh vẫn là cách thường thấy tại nước ta, nhất là ở miền Nam. Thí dụ: các địa danh “Trảng Bàng” (khoảng đất rộng có nhiều cây bàng), Gò Vấp (gò có nhiều cây vấp, cây lim). Ngay ở thị xã TDM có tên xóm Gò Cầy (gò có nhiều cây cầy, cây Kơ-nia (?)). Còn tên đất liên quan đến cây dầu rái (dầu lông) thì có nhiều, khá phổ biến như tên huyện Gò Dầu (ở Tây Ninh), xóm Suối Dầu (ở Nha Trang). Riêng ở TDM - Bình Dương trước đây có rất nhiều cây dầu, ngày nay loại cây này vẫn còn khá nhiều trên khu đồi UBND Tỉnh ủy Bình Dương. Chắc rằng tên Dầu Một và cả tên TDM bắt nguồn từ tên loài cây này mà ra. Từ “Thủ” (là do có đồn binh để trấn thủ hay đó là nơi “thủ sở”) ghép với từ “dầu một” thành tên TDM đều có thể hợp lý, vì từ xưa đến nay nơi đây luôn là lỵ sở của vùng đất TDM - BD trước năm 1956 của tỉnh Sông Bé sau ngày giải phóng cũng như tỉnh BD hiện nay.[1]

Địa lý, dân số

  • Thị xã nằm bên tả ngạn sông Sài Gòn. Phía Đông giáp các huyện Tân Uyên và Thuận An, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp huyện Thuận An, Bắc giáp huyện Bến Cát và Tân Uyên.
  • Diện tích: 118,812 km²
  • Dân số: 280.680 người (10/2010)

Kinh tế

Có địa hình đồng bằng thích hợp với việc trồng lúa, cây ăn quả, mía, sắn; chăn nuôi các loại gia súc như lợn, bò.

Thủ Dầu Một nguyên cũng nổi tiếng sản xuất hàng sơn mài gốm sứ, mây tre đan.

Ngoài ra: cơ khí lắp ráp, vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ điện, may mặc, sản xuất đường mía, chế biến thực phẩm;

Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị 4.200 ha đang được xây dựng.

Hành chính

Thủ Dầu Một gồm 14 đơn vị hành chính, 11 phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Tân, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Định Hòa, Hiệp An, Hòa Phú và 3 xã: Tân An, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp. Thị xã này đang có đề án nâng cấp lên thành phố.

Di tích và danh thắng

Lịch sử

Theo wikipedia