Thủ cần khẩu trong triết học là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Điều kiện ra đời
  • Điều kiện tự nhiên
  • Điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá
  • 2. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Trung Quốc cổ, trung đại
  • Mầm mống tư tưởng triết học Trung Quốc
  • Vào thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu, từ thiên niên kỷ II - I TCN)
  • Vào thời Đông Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc, 770 - 221 TCN)
  • 3. Tư tưởng bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ, trung đại
  • 4. Tư tưởng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
  • 5. Tư tưởng biện chứng và nhận thức
  • Tư tưởng biện chứng
  • Nội dung tư tưởng về nhận thức
  • 6. Nội dung tư tưởng về con người và xây dựng con người
  • Tư tưởng về con người.
  • Tư tưởng về xây dựng con người
  • 7. Nội dung tư tưởng về xã hội lý tưởng và con đường trị quốc
  • 8. Đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ, trung đại

1. Điều kiện ra đời

Trung Quốc là một trong những chiếc nôi văn minh của nhân loại, là trung tâm văn hoá và triết học rực rỡ, phong phú của phương Đông. Sự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học Trung Quốc cổ, trung đại gắn liền với quá trình biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và sự phát triển của những mầm mống khoa học tự nhiên trong xã hội Trung Quốc qua từng thời kỳ.

Điều kiện tự nhiên

Trung Quốc cổ, trung đại là một quốc gia rộng lớn, phía Bắc xa biển, khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn; phía Nam có sông Hoàng Hà, Dương Tử, khí hậu thuận lợi; phía Đông là biển với địa hình phức tạp; phía Tây là các dãy núi cao.

Điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá

- Thời Xuân thu (770 - 475 TCN), công cụ lao động và sự phân công lao động đã phát triển khá mạnh; có lưỡi cày bằng sắt và đã dùng bò kéo, thuỷ nông góp phần nâng cao năng suất lao động, chăn nuôi đã tách khỏi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, xuất hiện các nghề mới như luyện kim, đúc, rèn sắt, nhôm, đồ gốm; nông dân vỡ hoang tạo ra nhiều số lượng ruộng tư, quý tộc phong kiến chiếm đoạt đất công tạo ra chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Trung Quốc cổ, trung đại bị chia ra thành các nước Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống và về sau thêm Ngô, Việt. Người dân càng đói khổ hơn vì các cuộc chiến tranh đó.

- Thời Chiến quốc (475 - 221 TCN), công cụ và sự phân công lao động phát triển mạnh hơn. Nghề luyện sắt hưng thịnh; buôn bán phát triển tạo nên những đô thị và các làng xóm bên các bờ sông; các nghề thủ công như đồ gốm, chạm bạc, ươm tơ, dệt lụa và đúc tiền ra đời; các công trình thuỷ lợi được xây dựng nhiều tại các lưu vực sông Hoàng Hà đến Dương Tử. Chế độ tự do mua, bán ruộng đất tạo ra hình thức bóc lột phát canh, thu tô, quan hệ sản xuất nông nô xuất hiện và dần chiếm ưu thế trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn đầy biến động đó của lịch sử Trung Quốc cổ, trung đại, xuất hiện một loạt những vấn đề đặt ra cho các nhà tư tưởng lớn.

2. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Trung Quốc cổ, trung đại

Mầm mống tư tưởng triết học Trung Quốc

>> Xem thêm: Phân tích chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học

Triết học Trung Quốc cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I TNCkhi xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ và bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội phong kiến phức tạp. Tính chất phức tạp đó của xã hội được phản ánh trong tính phức tạp của triết học Trung Quốc.

Vào thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu, từ thiên niên kỷ II - I TCN)

Vàothời Tam đại (Hạ, Thương, Chu, từ thiên niên kỷ II - I TCN) nàu, những biểu tượng tôn giáo - triết học xuất hiện với những biểu tượng về Đế, Thượng Đế, Thiên mệnh, Quỷ thần v.v.

Đầu thiên niên kỷ I xuất hiện thêm những biểu tượng về Âm dương - Ngũ hành. Vào giai đoạn này cuộc đấu tranh giữa các quan điểm của các trường phái diễn ra xung quanh các biểu tượng đó và diễn ra quanh vấn đề khởi nguyên của thế giới; vấn đề con người và số phận con người; vấn đề đạo đức, tri thức v.v.

Vào thời Đông Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc, 770 - 221 TCN)

Ở giai đoạn nàytư tưởng triết học có hệ thống được hình thành và là những mầm mống ban đầu của các loại thế giới quan và phương pháp luận của văn hoá Trung Quốc cổ, trung đại. Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều học thuyết chính trị - xã hội, triết học, có đến 6 trường phái triết học chủ yếu là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia và Âm D­ương gia (Kinh học của Khổng tử; Huyền học của Lão tử;Âm Dương gia của Trâu Diễn và những người khác; Phật học rồi về sau là Lý học, Thực học v.v) và chúng không ngừng đấu tranh với nhau.

3. Tư tưởng bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ, trung đại

Tuy không rõ ràng như các nền triết học khác trong thế giới nhưng tư tưởng về bản thể luận trong triết học Trung Quốc cổ, trung đại cũng có những đặc điểm của mình.

Trong Nho gia, Trời, Đạo Trời và Mệnh Trời được Khổng Tử làm chỗ dựa khi luận bàn đến các vấn đề thuộc chính trị, đạo đức và xã hội. Những quan niệm đó được các nhà triết học hậu thế bổ sung khác nhau. Mạnh Tử coi mệnh Trời sinh ra con người và thế giới, Trời quy định số phận con người; Tuân Tử cho rằng Trời Đất hợp lại thì sinh ra vạn vật, âm dương giao tiếp với nhau thì sinh ra biến hoá; Vương Sung, Trương Tải đều coi nguyên khí là yếu tố đầu tiên, là nguồn gốc của thế giới.

>> Xem thêm: Triết học là gì ? Đối tượng nghiên cứu của triết học ? Điều kiện ra đời của triết học Mác

Trong Đạo gia, Đạo là bản nguyên của thế giới theo trình tự đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật. Trong Âm Dương gia, âm dương là hai khí, hai nguyên lý tác động qua lại với nhau làm sản sinh ra vạn vật. Kinh Dịch bổ sung thêm Thái cực, theo đó tiến hoá trong vũ trụ theo lịch trình Thái cự sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tư tượng; Tư tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh vạn vật (384 sự vật, hiện tượng).

4. Tư tưởng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

Tư tưởng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức được thể hiện trong các cặp Thần - Hình, Tâm - Vật, Lý - Khí.

Thần - Hình xuất hiện thời Hán với quan điểm Thần là bản nguyên của Hình, Hình là phái sinh từ Thần của Đổng Trọng Thư. Ngược lại, Vương Sung phê phán quan điểm trên của Đổng Trọng Thư và khẳng định rằng không thể tồn tại tinh thần vô hình; Trọng Thường Thông coi thần học, mê tín là do những kẻ thống trị đề xướng.

Tâm - Vật xuất hiện thời Tuỳ - Đường, khi Đạo Phật làm chủ nền triết học Trung Quốc. Đạo Phật coi Tâm là bản nguyên của thế giới, nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều do thanh tịnh tâm tuỳ duyên mà sinh ra. Ngược lại, một số nhà tư tưởng khác cho rằng có Vật thì mới có Tâm, Tâm có dựa vào Vật thì mới tồn tại được; thậm chí Trương Tải lại coi Tâm của Đạo Phật chỉ là sự chủ quan, bịa đặt.

Lý - Khí xuất hiện thời Tống. Lý học là hình thái ý thức giữ vai trò chủ đạo trong xã hội phong kiến thời Tống. Theo Trình Hạo và Trình Di, Lý là cái có trước, sinh ra tất cả. Ngược lại Vương Phu Chi phủ định Lý học và chỉ rõ mối quan hệ giữa đạo và khí là quy luật chung của sự vật, hiện tượng vật chất.

5. Tư tưởng biện chứng và nhận thức

Tư tưởng biện chứng

>> Xem thêm: Bàn luận một số quan điểm triết học về con người

Triết lý duy vật biện chứng của triết học Trung Quốc cổ, trung đại đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới quan triết học không những của người Trung Quốc, mà còn của những người chịu ảnh hưởng của triết học Trung Quốc.

Biến dịch là quan niệm chung của triết học Trung Quốc cổ, trung đại, theo đó, Trời Đất, vạn vật luôn vận động và biến đổi với nguyên nhân là giữa Trời Đất với vạn vật vừa đồng nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Lão Tử cho rằng vũ trụ vận động, biến đổi theo luật bình quân và luật phản phục, trong đó luật bình quân giữ cho vạn vật được thăng bằng theo lẽ tự nhiên; luật phản phục dùng để chỉ sự quay trở lại phương hướng cũ sau khi sự vật, hiện tượng đã phát triển đến cực điểm. Trong Kinh Dịch, sự biến hoá của vạn vật tuân theo quy trình từ không rõ ràng -> rõ ràng -> sâu sắc -> kịch liệt -> cao điểm -> mặt trái. Vương An Thạch cho rằng mâu thuẫn nội, ngoại của Ngũ hành là nguyên nhân cơ bản và vô cùng của sự biến hoá của vạn vật. Vương Đình Tương cho rằng động lực của vận động, biến hoá của vạn vật là do khí ân dương không đồng đều nhau v.v.

Nội dung tư tưởng về nhận thức

Trong quá trình tìm hiểu thế giới bên ngoài đẻ phục vụ cho lợi ích của con người, các nhà triết học Trung Quốc cổ, trung đại đã có những tư tưởng khác nhau về nhận thức.

Khổng Tử tập trung vào thực tiễn giáo dục và phương pháp học hỏi; thuyết chính danh của ông lấy Danh để định Thực, Danh có trước Thực. Ngược lại, Tuân Tử cho rằng Thực khác nhau bằng Danh. Mặc Tử với thuyết Tam biểu (lập luận phải có căn cứ, lập luận phải có chứng minh, lập luận phải có hiệu quả) lấy Thực đặt Tên. Huệ Thi coi Thực to đến mức không có cái bên ngoài gọi là đại nhất, nhỏ đến mức không có cái bên trong gọi là tiểu nhất. Ngược lại, Công Tôn Long bắt đầu từ Danh, nhấn mạnh sự khác nhau giữa từ và khái niệm.

6. Nội dung tư tưởng về con người và xây dựng con người

Tư tưởng về con người.

- Vấn đề xác định vị trí và vai trò của con người trong mối liên hệ với Trời, Đất, Người, Vạn vật trong vũ trụ, Lão Tử cho rằng trong vũ trụ có bốn cái lớn là Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn, Người cũng lớn. Khổng Tử và Mặc Tử đều coi con ng­ười do Trời sinh ra nhưng sau đó cùng với Trời và Đất tạo nên ba ngôi tiêu biểu cho mọi sự vật, hiện tượng vật chất và tinh thần.

- Vấn đề quan hệ giữa Trời với Người được thể hiện trong các quan điểm 1) quan điểm cho rằng Mệnh Trời chi phối cuộc sống của con người và xã hội loài người, Trời an bài địa vị xã hội của con người. 2) Thuyết Thiên Nhân cảm ứng cho rằng Trời là chủ tể của việc người. Ngược lại, quan điểm Thiên Nhân hợp nhất lại cho rằng Trời với Người là một, trong đó con người phải theo Trời, lấy phép tắc của Trời làm mẫu mực, coi Thiên Đạo là Nhân Đạo, người đời phải ăn ở phù hợp với Đạo Trời. 3) Lão Tử cho rằng con người phải sống và hành động theo lẽ tự nhiên, không can thiệp và không làm trái với bản tính tự nhiên. Kinh Dịch đưa ra quan niệm Trời, Đất, Muôn Vật là nhất thể để có thể từ bản thân mà suy ra tìm hiểu được Trời, Đất và Muôn Vật. 4) Đối lập với các quan điểm trên là quan điểm Thiên Nhân bất tương quan của Tuân Tử, ông cho rằng Đạo Trời không quan hệ gì với Đạo Người; trị, loạn không phải tại Trời, Đất, nếu biết chăm lo sản xuất, chi dùng điều độ thì Trời không thể làm hại Người.

>> Xem thêm: Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen trong sự hình thành và phát triển triết học Mác – Lênin

- Vấn đề bản tính con người cũng được chú trọng. Khổng Tử coi tính người là gần nhau, do tập tành và thói quen nên mới xa nhau. Mạnh Tử coi bản tính người là thiện (thuyết tính thiện), sự khác nhau giữa con người với cầm thú là ở chỗ trong mỗi con người đều có phần cao quý và phần thấp hèn, phần cao quý làm nên sự khác biệt giữa người với cầm thú. Tuân Tử lại cho rằng ác (thuyết tính ác), con người sinh ra vốn ham lợi, dẫn đến tranh giành lẫn nhau, sinh ra đố kỵ, không có lòng trung tín thành dâm loạn, không có lễ nghĩa. Cáo Tử lại coi là không thiện, không ác. Vương Sung còn cho rằng thiện có thể biến thành ác và ác có thể biến thành thiện. Về sau, thuyết tính ác bị Hàn Phi cực đoan hoá, Lý Tư đã thực hành triệt để chính sách pháp trị, chuyên chế cực độ để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc.

Tư tưởng về xây dựng con người

Với tư tưởng xây dựng con người coi trọng sự nỗ lực của cá nhân, sự quan tâm của giai đình và xã hội trong việc xây dựng con người.

- Mục tiêu xây dựng con người của Nho gia hết sức thiết thực, giúp con người xây dựng mình thông qua năm mối quan hệ cơ bản (Vua - tôi, cha - con, anh - em, chồng - vợ, bạn hữu) và làm tròn trách nhiệm của mình trong năm mối quan hệ ấy (Vua nhân, tôi trung, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời, bạn hữu phải có tín). Muốn vậy, phải tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, trong đó tu dưỡng bản thân là hàng đầu. Tu thân trước hết thể hiện trong mối quan hệ của mình với gia đình, tiếp đó là trách nhiệm với nước, trung với Vua và mục tiêu cuối cùng của tu thân là bình thiên hạ. Phải thường xuyên trau dồi năm đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Sáu đức Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa dành cho các đệ tử của Nho gia. Ba đức Nhân, Trí, Dũng dành cho những người có trọng trách, vị trí trong xã hội. Trong tất cả những đức đó, nổi bật và quan trọng nhất là Nhân, Lễ. Tóm lại, theo Nho gia, con người phải xác định và làm tròn quan hệ của mình là Ngũ Luân (Vua - tôi, cha - con, anh - em, chồng - vợ, bạn hữu), trong đó Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ (Tam cương) là các quan hệ chính. Trong Tam cương lại có hai quan hệ cơ bản là Vua - tôi, biểu hiện bằng đức Trung, cha - con biểu hiện bằng đức Hiếu. Con người phải thường xuyên trau dồi Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín), đứng đầu Ngũ thường là Nhân, Nghĩa, trong đó Nhân là chủ.

- Đạo gia coi bản tính của con người có khuynh hướng trở về cuộc sống với tự nhiên, do vậy phải trừ khử cái thái quá, nâng đỡ cái bất cập, sống thanh cao, gần giũ tự nhiên và tránh chạy theo cuộc sống vật chất. Đạo Phật khuyên con người sống hiền lành, không sát sinh, không làm hại người khác.

7. Nội dung tư tưởng về xã hội lý tưởng và con đường trị quốc

Điển hình của tư tưởng về xã hội lý tưởng và con đường trị quốc là xã hội đại đồng của Khổng Tử với đặc trưng cơ bản là xã hội thái bình, ổn định; có trật tự, kỷ cương; mọi người được chăm sóc bình đẳng và mọi cái đều là của chung; được đảm bảo đầy đủ về vật chất; quan hệ tốt đẹp giữa người với người; xã hội có giáo dục, mọi người đều được giáo hoá. Muốn vậy, phải có Vua đứng đầu, hiểu Đạo và hành Đạo là trên dưới thuận hoà; Hiếu, Đễ làm gốc là mọi nhà nhân hậu, thiên hạ được yên.

Đường lối trị nước theo Thuyết Nhân trị và Thuyết Pháp trị:

Nội dung cơ bản của Thuyết Nhân trị : Thuyết Nhân trị chủ trương lấy đạo đức làm căn bản trong việc cai trị. Những người cầm quyền quy định sự hưng thịnh, suy vong của đất nước; do vậy những người cầm quyền phải có khả năng và đức hạnh. Theo Thuyết Nhân trị, những người cầm quyền phải lấy đạo đức để giáo hoá, dẫn dắt dân chúng mà không dùng cách cai trị cưỡng chế, trừng phạt. Biện pháp cơ bản để thực hiện Nhân trị là Chính danh, Lễ, vai trò của những người cầm quyền và vai trò của dân chúng với tư cách là gốc, là nền tảng của chính trị.

>> Xem thêm: Giới thiệu một số tác phẩm triết học của C.Mác, Ph.Ănggen và Lênin

8. Đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ, trung đại

Qua những điểm trên ta rút ra một số đặc điểmcơ bản của triết học Trung Quốc cổ, trung đại như sau:

- Nhấn mạnh sự hài hoà giữa tự nhiên với con người, với xã hội.

- Nhấn mạnh vấn đề chính trị đạo đức.

- Các quan điểm, tư tưởng triết học Trung Quốc cổ, trung đại thường dùng châm ngôn, ngụ ngôn, ẩn ngữ để diễn đạt tư tưởng của mình. Cách diễn đạt đạt ý quên lời, ý ở ngoài lời mở ra sự suy ngẫm. Châm ngôn, ngụ ngôn, ẩn ngữ không thể khúc chiết, mạch lạc nhưng bù lại, sức mạnh và tính chất sâu xa của tư tưởng triết học ẩn náu trong đó là sự gợi ý thâm trầm, sâu rộng d­ường như vô biên của chúng.

(MK LAW FIRM:Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Quan niệm triết học về nhân tố con người ? Chiến lược của Đảng trong phát huy nhân tố con người ?

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).