Thư c tra ng chất lượng giảng dạy là gì năm 2024

Trung tâm giáo dục phổ thông trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh là nơi đào tạo uy tín, chất lượng. Luôn mang đến sự yên tâm cho phụ huynh và là môi trường học tập tốt. Mặc dù nguồn học sinh tuyển vào chất lượng không cao, song những năm học vừa qua, Trung tâm giáo dục phổ thông luôn nổ lực xây dựng và phấn đấu để đưa chất lượng trong công tác giáo dục được nâng cao và phát triển. Đưa thương hiệu Trung tâm giáo dục phổ thông ngày càng được khẳng định, là nơi đào tạo uy tín, chất lượng và là địa chỉ tin cậy của nhiều phụ huynh trong địa bàn thành phố.

Đóng góp vào thành tích chung của nhà trường không thể không nhắc tới cô Nguyễn Thị Quế Lâm, giáo viên dạy môn Sinh học của trung tâm là giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Nhiều năm trở lại đây, cô liên tục có học sinh đạt giải cao cấp thành phố.

Cô Nguyễn Thị Quế Lâm - Giáo viên trung tâm Giáo dục phổ thông, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Chia sẻ về kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ở Trung tâm Cô Quế Lâm cho biết: Học sinh trung tâm đầu vào không phải cao và đủ các thành phần, hoàn cảnh gia đình cũng rất phức tạp hầu hết bố mẹ là công nhân có hoàn cảnh rất khó khăn, để tổ chức công tác giảng dạy được hiệu quả, tôi đã lên kế hoạch cụ thể, chi tiết đối với các mảng kiến thức, đối với từng đối tượng học sinh, theo trọng tâm theo từng tháng, từng tuần để đảm bảo thời gian. Theo đó, các chương trình giảng dạy phải đảm bảo 3 yêu cầu: Phần kiến thức cơ bản; nâng cao; rèn luyện kỹ năng; phương pháp làm bài. Sau mỗi giai đoạn, tôi đều tự đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh và đề ra phương hướng thực hiện cho các giai đoạn tiếp theo. Điều tôi quan tâm nhất đó là chú ý nhiều đến việc dạy các phương pháp học đối với học sinh và coi đây là mục tiêu chính của quá trình dạy học. Ở mỗi buổi dạy, bản thân tôi luôn tìm những nội dung mới, thay đổi các hình thức và phương pháp dạy học.

Trong quá trình dạy học, cô Nguyễn Thị Quế Lâm còn chú ý đến việc kiểm tra đánh giá để điều chỉnh, bù đắp kiến thức, kỹ năng kịp thời cho mỗi học sinh. Cô thực hiện phương châm, dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới nâng cao.

Cũng theo cô Nguyễn Thị Quế Lâm, việc hướng dẫn học sinh tự học là đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy, học sinh nào có tinh thần và phương pháp tự học tốt thì thành công sẽ cao hơn. Do đó, cô đã hướng dẫn các học sinh của mình cách sử dụng quỹ thời gian của mình một cách hợp lý, hiệu quả.

Khi được hỏi về học sinh mà cô tâm đắc nhất trong quá trình tham gia giảng dạy tại Trung tâm giáo dục phổ thông cô Quế Lâm cho biết: Học sinh ở Trung tâm có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng các đa phần là ngoan, ham học và người học trò mà cô ấn tượng nhất là em Lê Tấn Phát. Em Tấn Phát không chỉ đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố, em cũng là học sinh luôn tự ý thức được việc học của mình, ham học hỏi và có tinh thần tự học tự rất cao nên thành quả đến với em là rất xứng đáng. Và cô Quế Lâm cũng rất hạnh phúc và tự hào khi nhiều em học sinh của trung tâm đã thành công trên con đường học tập và vào được các trường Đại học mà các em mong muốn.

Nói về Trung tâm giáo dục phổ thông mà mình đang học bạn Lê Tấn Phát chia sẻ: Học ở Trung tâm giáo dục phổ thông em chỉ tham gia học 7 môn chính gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý chương trình học nhẹ nhàng với các em, tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp THPT như các Trường THPT khác. Và việc chỉ học 7 môn sẽ giúp em có nhiều thời gian để tập trung vào các môn chính này và có thể học nâng cao, chuyên sâu hơn nữa các môn mà em yêu thích.

Với những giáo viên của Trung tâm giáo dục phổ thông luôn vui vẻ, nhiệt tình, giảng dạy với nhiều phương pháp linh hoạt, tận tình với từng học sinh giúp chúng em nắm được các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao.

Cô Nguyễn Thị Quế Lâm là giáo viên nhiều năm gắn bó với Trung tâm giáo dục phổ thông. Cô nói, thấy Trung tâm ngày càng phát triển từ cơ sở vật chất đến chất lượng đào tạo và luôn hướng đến người học. Trung tâm ngoài truyển đạt kiến thức cho các em, còn đưa vào giảng dạy các kĩ năng mềm, kĩ năng sống giúp hoàn thiện bản thân để các em sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội, đó là niềm tự hào không chỉ riêng bản thân tôi mà của toàn thể học sinh và giáo viên Trung tâm./.

Tiêu chuẩn giảng dạy và học tập trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học bao gồm những tiêu chí nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hoàng Nam hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi hiện là giáo viên tại một trường trung học phổ thông. Tôi có nghe về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi tiêu chuẩn giảng dạy và học tập trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học bao gồm những tiêu chí nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Tiêu chuẩn giảng dạy và học tập trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

1. Tiêu chí 15.1: Thiết lập được hệ thống lựa chọn các hoạt động dạy và học phù hợp với triết lý giáo dục và để đạt được chuẩn đầu ra.

2. Tiêu chí 15.2: Triển khai được hệ thống thu hút, tuyển chọn đội ngũ giảng viên, phân công nhiệm vụ dựa trên trình độ chuyên môn, năng lực, thành tích chuyên môn và kinh nghiệm.

3. Tiêu chí 15.3: Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc học tập suốt đời được tổ chức phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.

4. Tiêu chí 15.4: Các hoạt động dạy và học được giám sát và đánh giá để đảm bảo và cải tiến chất lượng.

5. Tiêu chí 15.5: Triết lý giáo dục cũng như hoạt động dạy và học được cải tiến để đạt được chuẩn đầu ra, đảm bảo dạy và học có chất lượng, học tập suốt đời.

Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:

5 Tiêu chuẩn chung để tuyển chọn giảng viên

- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học. Có bằng tiến sĩ đối với giảng viên dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

- Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp

- Lý lịch bản thân rõ ràng

Ngoài ra những tiêu chuẩn riêng dành cho giảng viên hạng I, hạng II, hạng III.

Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn giảng dạy và học tập trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chủ đề