Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 64 1993

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, việc chia lại ruộng đất sẽ xóa bỏ những thành quả đã thu được trong thời gian qua và là sự thay đổi lớn về chính sách, có thể gây xáo trộn khu vực nông thôn, tác động đến ổn định xã hội.

Cử tri tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định số 64/NĐ-CP về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Nghị định này ban hành đến nay đã 28 năm và nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Đa số người có ruộng đất theo Nghị định số 64/NĐ-CP, nay đã già cả, không còn sức lao động, nhiều người đã chết, hoặc chuyển đến khu vực thành thị sinh sống với con cái; một số lao động kế thừa, không trực tiếp sản xuất mà tìm cách ly hương đi làm ăn xa, lao động ở nước ngoài, dẫn tới ruộng đất bị bỏ hoang, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương.

Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 64 1993
Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên & Môi trường có ý kiến như sau:

Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp đã được thay thế bởi Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

Mặt khác, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã nêu quan điểm: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân, nhưng Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng với hiệu quả cao nhất.”.

Trong những năm qua nhiều địa phương đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Một số trường hợp Nhà nước đã thu hồi đất và người có đất đã được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đã tìm được việc làm mới… Việc chia lại ruộng đất sẽ xóa bỏ những thành quả đã thu được trong thời gian qua và là một sự thay đổi lớn về chính sách, có thể gây xáo trộn khu vực nông thôn, tác động đến ổn định xã hội.

Mặt khác, tại Điều 166, 167, 168, 169, 170, 179 và Điều 188 Luật Đất đai 2013 đã có các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất qua đó người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trong đó, có việc thực hiện các quyền của người sử dụng đối với đất được giao theo Nghị định số 64/NĐ-CP. Nếu thực hiện điều chỉnh đất nông nghiệp sẽ tạo ra sự không bình đẳng giữa những người sử dụng đất.

Đến nay việc giao đất nông nghiệp tại 41 xã thuộc các huyện ngoại thành theo Quyết định số 1615/QĐ - UB ngày 12/6/1995 và Thông báo số 149/TB-UB ngày 4/11/1994 của UBND Thành phố (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ) đã được thực hiện và ở một số xã đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCN quyền sử dụng đất.

Tuy vậy ở nhiều huyện, xã việc giao đất nông nghiệp còn để kéo dài, chưa tập trung giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi HTX nông nghiệp tạo ra động lực mới phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nền nếp.

Thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND, Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg ngày 20/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ, để đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất nông nghiệp trong năm 1998, UBND Thành phố yêu cầu UBND các huyện, các ngành liên quan thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau đây:

1/ Tại các xã được tổ chức giao đất nông nghiệp theo Thông báo số 149/TB-UB ngày 4/11/1994:

a/ UBND các huyện phối hợp với Sở Địa chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các xã đã được UBND huyện phê duyệt phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất khẩn trương lập phương án giao đất trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên bản đồ và ngoài thực địa cơ bản hoàn thành trước tháng 6/1998.

b/ Khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất cho nhau để khắc phục tình trạng phân tán, manh mún hiện nay ngay trong qúa trình giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp, nhằm từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

c/ Sở Tài chính - vật giá phối hợp với các huyện hướng dẫn quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

2/ Đối với các xã nằm trong vùng qui hoạch phát triển đô thị và công nghiệp của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;

a/ UBND các huyện vẫn tiến hành công tác giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP và Quyết định số 1615/QĐ - UB ngày 12/6/1995 của UBND Thành phố cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhưng chưa tiến hành cấp GCN quyền sử dụng đất.

b/ Do qui hoạch chi tiết các khu vực chưa ổn định nên chưa có cơ sở để lập qui hoạch phân bổ sử dụng đất lâu dài trên địa bàn từng xã mà chỉ xây dựng kế hoạch sử dụng đất từ 1-5 năm. Việc giao đất nông nghiệp chủ yếu căn cứ vào những nội dung sau:

- Qũi đất nông nghiệp có khả năng giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm phần còn lại của tổng qũi đất nông nghiệp bao gồm cả đất kinh tế gia đình (đất %) của các hộ gia đình đang quản lý trừ đi qũi đất công ích (không qúa 5% tổng qũi đất nông nghiệp), đất khu dân cư nông thôn (giãn dân) và qũi đất nông nghiệp không thể giao được (gồm các ao hồ tích thủy, hồ điều hòa hoặc khu vực mặt nước phục vụ nông nghiệp) ....

- Số nhân khẩu được giao đất nông nghiệp, điều tra tại thời điểm lập phương án giao đất và các thành phần khác được xem xét theo điều 6 và 7 của Quy định ban hành kèm theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ.

- Giao đất nông nghiệp dựa trên nguyên tắc bảo đảm sản xuất phát triển, đoàn kết nông thôn, hạn chế dũ rối, tạo điều kiện để sản xuất phát triển và ổn định chính trị ở nông thôn.

c/ Căn cứ danh sách các xã nằm trong vùng qui hoạch nêu tại công văn số 1029/KTST-QH ngày 28/11/1997 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc Sở Địa chính chủ trì, cùng với Kiến trúc sư trưởng Thành phố và Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát lại và công bố danh sách cụ thể cho UBND các huyện biết, đồng thời hướng dẫn UBND các huyện phương pháp thống kê qũi đất nông nghiệp; tính toán diện tích, địa điểm cụ thể qũi đất công ích, qũi đất khu dân cư nông thôn (giãn dân); kiểm kê nhân khẩu giao đất nông nghiệp để các xã lập và trình UBND huyện phê duyệt phương án giao đất nông nghiệp đến hộ gia đình, cá nhân.

d/ Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm tính toán cân đối kinh phí phục vụ cho việc giao đất nông nghiệp tại các xã trình UBND Thành phố phê duyệt, hướng dẫn sử dụng và quyết toán theo quy định hiện hành.

3/ Riêng đối với xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn) và xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì), tiếp tục triển khai công tác giao đất ổn định, lâu dài và cấp GCN quyền sử dụng đất theo qui định như 41 xã đã thực hiện Quyết định số 1615/QĐ - UB ngày 12/6/1995 của UBND Thành phố Hà Nội.

UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc các Sở: Địa chính, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo chức năng nhiệm vụ được giao, có kế hoạch triển khai cụ thể để hoàn thành thực hiện Nghị định 64/CP trên địa bàn Thành phố vào cuối năm 1998.

Giám đốc Sở Địa chính chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp kết quả hàng tháng báo cáo UBND Thành phố.