Thích thực là gì

Thích thực là gì

Dàn ý 

I, MB: Rất nhiều những người anh hùng đã được ghi tên trong các tác phẩm văn học. Đa phần họ đều là những người có tên tuổi. Nhưng có một nhà thơ đã ghi danh những người anh hùng bình dị - những người nông dân yêu nước trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Đó là Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm ‘ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. NhẬN xét về  phần thích thực  cs ý kiến cho rằng " Lần đầu tiên người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học viết với những nét đẹp trân thực giản dị hào hung

II, TB

1, Giowi thiệu chung

Hoàn cảnh sáng tác:Viết theo yêu cầu của Đỗ Quang tuần phủ Gia Định để truy điệu các nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tấn công đồn Cần Giuộc đêm 16 – 12 – 1861. 2. Phân tíchNgười nghĩa sĩ nông dân được miêu tả rất cụ thể:

“Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”

Đây là những nét cơ bản về đức tính của người nông dân Việt

Nam

+ Côi cút đ gợi ra cuộc sống âm thầm lặng lẽ, chịu thương chịu khó, gắn bó với đồng ruộng.

+ Toan lo nghèo khổ: Quanh năm làm ăn vất vả mà vẫn quanh năm lo đói lo rách. Sự lựa chọn từ ngữ là biểu hiện ý thức, tấm lòng yêu thương trân trọng của thầy Đồ Chiểu với người nghĩa sĩ nông dân.

- Hoàn cảnh sống của họ

+ Chỉ quen với cuốc cày đồng ruộng “việc cuốc... quen làm”

+ Họ xa lạ với vũ khí, với chiến tranh: “tập khiên... ngó”

+ Họ sống bình dị “Ngoài cật có một manh áo vải”

Một số ít

Manh: mỏng

=> Không chỉ bình dị còn gợi ra sự thiếu thốn, mỏng manh của tấm áo che thân. Đâu phải những người “mớ ba mớ bảy” giàu có gì. Hoàn cảnh của họ gợi ra bao nỗi niềm thương cảm của người đọc. Họ nghèo về vật chất nhưng rất giàu về tinh thần.

+ Yêu nước gắn liền với căm thù giặc. “Tiếng phong hạc... cắn cổ”

+ Yêu nước gắn liền với niềm tự hào về truyền thống đất nước và khẳng định quan điểm đúng đắn: “Một mối xa thư... bàn chó”

- Xa thư đ xa đồng quỹ, thư đồng văn đ xe chung một đường, sách cùng một chữ. Cả câu khẳng định đất nước ta là một khối thống nhất.

- “Hai vầng nhật nguyệt” đ mặt trăng và mặt trời

Hình ảnh rực rỡ này khẳng định: Ta với địch (chỉ bọn Pháp), không thể có chỗ đứng chung dưới ánh sáng rực trời của chính nghĩa. Điều đó khẳng định còn ta thì không thể có địch và ngược lại.

+ Lòng yêu nước thể hiện ở tinh thần tự nguyện đứng lên đánh giặc.

“Nào ai.... Bộ hổ”

- Đoạt kình đ bắt, chém loài cá dữ ở biển

- Bộ hổ đ bắt hổ bằng tay không

Câu văn đối nhau về cả hình ảnh và thanh

Há để ai/đâu dung lũ

Đoạt kình/bộ hổ

Hoả mai đánh/gươm đeo dùng

Rơm con cúi/lưỡi dao phay.

Tất cả nhằm thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước của người nghĩa sĩ nông dân. Sau này trong văn học hiện đại, chúng ta bắt gặp những hình ảnh.

“Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai

Bền bỉ nuôi chồng nuôi con đánh giặc”

Và “Đất nước của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, rắn hơn sắt thép

Những buổi chia tay không bao giờ rơi nước mắt

Nước mắt để những ngày gặp mặt”

+ Hành động chiến đấu của người nghĩa sĩ nông dân thật dũng cảm. Hàng loạt những từ ngữ. “Chi nhọc quan... súng nổ”.

- “Đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không”Kiên quyết mạnh mẽ không sợ giặc, vào đồn giặc như vào chỗ không người.

- “Xô cửa xông vào liều mình như chẳng có” Tinh thần quả cảm không sợ hi sinh.

=> Hàng loạt những động từ đạp rào, lướt tới, xô cửa, xông vào, đâm ngang chém ngược, hò trước, ó sau làm nổi bật hành động chiến đấu mạnh mẽ của người nghĩa sĩ nông dân. Cách ngắt nhịp câu ngắn gọn tạo giọng điệu không khí khẩn trương sôi động. Tính chất tương phản giữa một bên là nông dân và một bên là kẻ thù xâm lược. Một bên điều kiện chiến đấu không có gì chỉ là lòng “mến nghĩa”, một bên có đủ tàu chiến, súng nhỏ, súng to làm rõ tinh thần chiến đấu.

- Đây là bức tranh công đồn chưa hề thấy trong văn chương trung đại. Ta mới thấy võ quan như Phạm Ngũ Lão “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu”, một Trần Quốc Tuấn “Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da... cũng nguyện xin làm”. Một Đặng Dung mài gươm dưới trăng ngửa mặt nhìn trời than thở. “Mài gươm mấy độ bóng trăng tà”. Một Nguyễn Trãi “Trận Bồ Đẳng sấm vang chấp giật, miền Trà Lân trúc trẻ tro bay, sĩ khí càng hăng, quân Thanh càng mạnh”.

=> Đây là lần đầu tiên người nông dân chiến đấu xuất hiện với vẻ đầy dũng khi hiên ngang trong văn học mặc dù lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định công lao to lớn của người dân chân lấm tay bùn.

3, Tổng kết:

- NT: Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc

+ Lời văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh.

+ Thủ pháp liệt kê, đối lập..

- ND: + Tác phẩm là khối tượng đài đồ sộ, hoành tráng về người nông dân anh dũng

+ Phát hiện, cái nhìn tiến bộ về người nông dân của nhà thơ.

+ Qua tiếng khóc chân thành trong văn tế, ta càng hiểu tinh thần yêu nước của nhà văn Nam Bộ

III, KB: Khẳng định lại vấn đề

*Bài viết tham khảo

Rất nhiều những người anh hùng đã được ghi tên trong các tác phẩm văn học. Đa phần họ đều là những người có tên tuổi. Nhưng có một nhà thơ đã ghi danh những người anh hùng bình dị - những người nông dân yêu nước trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Đó là Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm ‘ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. NhẬN xét về  phần thích thực  cs ý kiến cho rằng " Lần đầu tiên người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học viết với những nét đẹp trân thực giản dị hào hung

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một "Tác phẩm nghệ thuật" hiếm có được ra đời năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng.   "Bi tráng" là tầm vóc và tính chất của tác phẩm nghệ thuật ấy, hùng tráng, vừa thắm thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc.

Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Và người nông dân chỉ biết cui cút làm ăn một cách tội nghiệp đã dũng cảm đứng lên đánh giặc giành lại nền độc lập cho Tổ quốc thân yêu mà sự dũng cảm đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước có trong mỗi con người. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của những người nông dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. hình tượng chính của bài văn tế chính là những chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc.

Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền lành, cần cù là chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá bừa, rất xa lạ với cung ngựa trường nhung:

Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Cui cút làm ăn có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một cách tội nghiệp.Dù mệt mỏi hay vất vả thì họ vẫn âm thầm, lặng lẽ chịu đựng một mình mà chẳng nói với ai. “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó” đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người “dân ấp dân lân” Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó.Họ là những người nông dân mà quanh năm chỉ biết làm với làm, chưa hề biết đến cái gì gọi là cung, cái gì gọi là ngựa.

Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Họ là lớp người đông đảo, sống gần gũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, “chưa hề ngó tới” việc binh và vũ khí đánh giặc:

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó.

Thế nhưng khi đất nước quê hương bị giặc Pháp xâm lược, những người dân chân lấm tay bùn ấy đã đứng lên tình nguyện làm quân tự nguyện đánh giặc cứu nước cứu nhà, bảo vệ cái nghề làm lụng mà họ coi là bát cơm manh áo của họ là cái nghĩa lớn mà họ “mến” là đeo đuổi:

Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới an gan;

Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có một thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ”, chỉ có một chí hướng: “phen này xin ra sức đoạn kình..., chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.

Trong tác bài Văn Tế Nguyễn Đình Chiểu đã có khắc nên sự đối lập giữa đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lược. Giặc xâm lược được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tà, ma ní” thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân lại hết sức thô sơ. Quân trang chỉ là “một manh áo vải”. Vũ khí chỉ có “một ngọn tầm vông”, hoặc “một lưỡi dao phay”, một súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”.

Bài Văn tế đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc Pháp:

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh;

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.

Không khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, “có bọn hè trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau”. Giọng văn của Nguyễn Đình Chiểu đã tô đậm tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất của các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc. Ông cũng thể hiện rõ lòng khâm phục đối với người nghĩa sĩ nông dân. Từ trước đến nay, đây là tác phẩm đầu tiên có đưa hình ảnh của nghĩa sĩ nông dân

Tóm lại, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khẳng định tấm lòng yêu thương dân thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập vững chắc của quê nhà, nơi họ đã sinh ra và lớn lên hay đó là Tổ quốc mà đối với họ “nó” rất quan trọng trong cuộc đời. Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc chính là tấm gương về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước sâu sắc để cho các thế hệ đi sau khi đọc được bài văn tế này mà noi theo để xây dựng đất nước càng ngày giàu mạnh hơn.