Thế giới của sophie review

“Thế giới của Sophie” là cuốn sách tổng hợp về triết học, dành cho những ai có mối quan tâm về triết học nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Đây có thể coi là một cuốn tổng hợp về lịch sử phát triển của triết học để người đọc có cái nhìn tổng quát về triết học trước khi quyết định quân tâm sâu sắc vào một giai đoạn nào đó. Cuốn sách được viết cho những người mới bắt đầu nên nội dung khá dễ hiểu bởi dọng văn kể chuyện về cuộc đời cô bé Sophie.

Cô bé Sophie được dẫn dắt tìm hiểu về triết học từ những câu hỏi tưởng chừng cô cùng đơn giản, đơn giản đến nỗi không mấy người thắc mắc:

“Tôi là ai?”.

“Tôi là Sophie”

“Vậy nếu một ai khác cũng tên là Sophie thì có phải cũng là tôi không? Vậy tôi còn là cái gì khác?…”

Câu chuyện triết học tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể dành cho tất cả lứa tuổi. Mỗi lứa tuổi đến với cuốn sách sẽ nhận được những món quà tri thức khác nhau từ cuốn sách này, giá trị món quà phụ thuộc vào trải nghiệm cuộc sống, khả năng chiêm nghiêm, khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế của mỗi người.

Cuốn sách sẽ giải thích cho chúng ta những nguyên nhân của những câu chuyện tưởng chừng hiển nhiên trong cuộc sống này. Và nó cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh mọi người, đặc biệt là những người đang ngày càng già đi trong tuổi tác. Khi còn là những đứa bé, chúng ta như những người ham học hỏi cuộc sống, chúng ta thắc mắc tất cả mọi việc xung quanh mình, từ đó, chúng ta có mở rộng kiến thức của bản thân, để bản thân tự do khám phá tận cùng thế giới. Cuốn sách ví khi đó, chúng ta như những người tí hon đứng trên đầu lông con thỏ để khám phá thế giới. Nhưng khi càng lớn lên, chúng ta càng chui dần sâu xuống lớp lông đó, để từ chối kiến thức mới mẻ xung quanh và chấp nhận những gì quen thuộc, ấm áp.

Cuốn sách này còn có nhiều giá trị, ý nghĩa hơn nữa nhưng chỉ mới 1 lần đọc, tôi chưa thể cảm nhận hết được tri thức nó mang lại. Đây là cuốn sách được thầy giáo đồng thời là 1 người kinh doanh thành công mà tôi rất kính trọng giới thiệu, và thấy tiết lộ thầy đã đọc nó 3 lần và sẽ còn đọc lại trong tương lai. Vậy còn bạn, bạn có muốn thử 1 lần tiếp cận với món quà giá trị của nhân loại đang sẵn sàng dành cho những người tí hon đứng trên đầu lông con thỏ?

Thế giới của sophie review

Sophie’s World là quyển tiểu thuyết viết về lịch sử triết học từ giai đoạn tiền Socrates cho đến Marx thông qua câu chuyện của 2 cô bé Sophie & Hilde. Xen kẽ trong cả cuốn sách không chỉ có mỗi lịch sử triết học mà còn có lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, và khoa học. Đây là tác phẩm mình nghĩ rất cần thiết cho mọi đọc giả, đặc biệt cho những ai hay tự vấn về các yếu tố nội tại và ngoại lai của con người.

Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Tại sao vạn vật xung quanh tôi lại tồn tại? Đâu là điểm bắt đầu và kết thúc? Thần linh có tồn tại? Mọi thứ có phải như tôi thấy? Kiến thức tôi có là từ đâu? Con người khác với các loài khác ở điểm nào? Làm sao để sống một cuộc sống tốt? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng tự hỏi chính bản thân như vậy, và đây là những câu hỏi siêu kinh điển trong triết học. Tuy vậy, khi quá bận rộn với cuộc sống, ta dần mất đi hứng thú để trả lời chúng. Sophie’s world sẽ mang mọi người quay lại với các nghi vấn cơ bản này.

Câu chuyện bắt đầu khi Sophie được hỏi “Tôi là ai?” và “Thế giới này có từ đâu?”. Jostein Gaarder khéo léo dẫn dắt đọc giả,với Sophie & Hilde, đi cùng các triết học gia qua 3 nghìn năm để trả lời 2 câu hỏi trên. Từ Socrates, Plato cho đến Hegel, Marx đều được Gaarder đem ra bàn luận, để xây dựng cho đọc giả nền tảng kiến thức rõ ràng về triết học. Tuy nhiên, các triết gia được kể liền một mạch qua mạch truyện của Sophie &Hilde nên các trường phái không được chia ra rõ ràng như Metaphysics, Epistemology hay Value Theory. Bên cạnh đó, Gaarder cũng không quên kèm theo những nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại bên ngoài biên giới triết học như Darwin, hay Freud.

Ở đoạn kết, mọi thứ vẫn chưa có lời giải thích xác đáng, nhưng mình nghĩ cái quan trọng mà Gaarder muốn mọi người có sau khi đọc xong quyển sách là nền tảng khá vững về các giá trị, niềm tin, lối suy nghĩ, và hi vọng của con người. Điều quan trọng hơn cả là khả năng suy luận độc lập và tự vấn. Như Gaarder nói: “Thế giới và cuộc sống này giống như một màn ảo thuật khi người nghệ sỹ rút được con thỏ ra khỏi cái mũ. Chúng ta có những người leo lên trên ngọn lông của con thỏ để quan sát màn trình diễn. Cũng có những người chỉ muốn trú thân ở dưới, ấm áp và bình yên”. Chỉ khi nào chúng ta nhận thức được sự tồn tại và phát triển của loài người, ta mới biết được mình nên làm gì để có được hướng đi cho bản thân. Và chính lúc đó, ta mới thực sự tồn tại. Chúng ta có là ai khi không biết được những gì diễn ra xung quanh mình?

He who cannot draw on three thousand years is living from hand to mouth — Goethe

Ngoài nội dung mang tính học thuật, Sophie’s world không thiếu các tình tiết hài hước, hồi hộp và đôi khi rùng rợn. Phần lớn của nửa đầu quyển tiểu thuyết là kiến thức nền tảng về triết học, lịch sử và văn hóa. Mình khá vật vã để vượt qua được phần này. Nhưng Sophie lê lết được (mới có 15 tuổi T____T) thì mình cũng không bỏ cuộc =)) Nửa sau cuốn sách thì câu chuyện sinh động, thú vị và thi vị hơn, nên mình đỡ mệt hẳn. Mình đã không khỏi cười lớn khi bị tác giả chơi khăm bằng plot twists, hay là xúc động bởi những ý tưởng quá nên thơ của các nhân vật trong truyện. Nhưng bù lại mấy triết gia được bàn luận ở nửa sau thì xoắn não bá đạo…Và sau khi đã đọc xong thì mình chắc sẽ phải đọc lại một vài lần nữa T___T Thiếu muối nên phải cố gắng. Tuy nhiên, mục đích của Jostein Gaarder là viết quyển tiểu thuyết này cho mọi đọc giả, nên nội dung của các tư tưởng đã được làm đơn giản khá nhiều, và được dẫn chứng, giải thích bằng vô vàn ví dụ.

Đây có lẽ là quyển sách hay nhất mình đọc trong nửa năm nay.

Tôi có là ai khi cố gắng chen vào đám đông?

Tôi có là bao nhiêu khi tiếng nói và hành động của bản thân không vang lên trong xã hội này?

Tôi có là gì ngoài những cái bóng khi mọi thứ tôi có chỉ là sản phẩm của người khác?

Dưới đây là mục lục của sách, cho những bạn nào muốn đọc và tham khảo nội dung trước.

1. The Garden of Eden — At some point, something must have come from nothing.

a. Who are you?

b. Where does the world come from?

2. The top hat — The only thing we require to be good philosophers is the faculty of wonder.

3. The myths — a precarious balance the forces of good and evil.

4. The natural philosophers — nothing can come from nothing.

a. Is there a basic substance that everything else is made of?

b. Can water turn into wine?

c. How can earth and water produce a live frog?

5. Democritus — the most ingenious toy in the world.

a. Why is Lego the most ingenious toy in the world?

6. Fate — the fortune teller is trying to foresee what is quite really unforeseeable.

a. Do you believe in fate?

b. Is sickness the punishment of the gods?

c. What forces govern the course of history?

7. Socrates — wisest is she who knows what she does not know.

a. Is there such thing as natural modesty?

b. Wisest is she who knows she does not know…

c. True insight comes from within.

d. He who knows what is right will do right.

8. Athens — several tall buildings had risen from the ruins.

9. Plato — a longing to return to the realm of the soul.

a. How a baker can bake fifty absolutely identical cookies?

b. Why are all horses the same?

c. Does man have an immortal soul

d. Are men and women equally sensible?

10. The Major’s cabin — the girl in the mirror winked with both eyes.

11. Aristotle — a meticulous organizer who wanted to clarify our concepts.

a. What came first — the chicken or the “idea” chicken?

b. Are we born with innate “ideas”?

c. What is the difference between a plant, an animal, and a human?

d. Why does it rain?

e. What does it take to live a good life?

12. Hellenism — a spark from the fire.

13. The postcards — I’m imposing a severe censorship on myself.

14. Two cultures — the only way to avoid floating in a vacuum.

15. The Middle Ages — Going only part of the way is not the same as going the wrong way.

16. The renaissance — O divine lineage in mortal guise.

17. The Baroque — such stuff as dream are made on.

18. Descartes — he wanted to clear all the rubble off the side.

19. Spinoza — God is not a puppeteer.

20. Locke — as bare and empty as a blackboard before the teacher arrives.

21. Hume — commit it then to the flames.

22. Berkeley — like a giddy planet round burning sun.

23. Bjerkely — an old magic mirror Great-grandmother had bought from a Gypsy woman.

24. The Enlightenment — from the way needles are made to the way cannons are found.

25. Kant — the starry heavens above me and the moral law within me.

26. Romanticism — the path of mystery leads inwards.

27. Hegel — the reasonable is that which is viable.

28. Kierkegaard — Europe is on the road to bankruptcy.

29. Marx — a spectre is haunting Europe.

30. Darwin — a ship sailing through life with a cargo of genes.

31. Freud — the odious egoistic impulse that had emerged in her.

32. Our own time — man is condemned to be free.

33. The Garden Party — a white crow.

34. Counterpoint — two or more melodies sounding together.

35. The Big Bang — we too are stardust.