Thay thủy tinh thể là gì

Mổ đục thủy tinh thể mắt sáng trong bao lâu là mối quan tâm của nhiều người chuẩn bị thực hiện phương pháp này. Mắt không chỉ là một bộ phận nhạy cảm mà nó còn vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Việc thị lực giảm sút và phải can thiệp y khoa là điều không ai mong muốn cả. Nhưng việc can thiệp phẫu thuật này sẽ có tác dụng trong bao nhiêu lâu, liệu có kéo dài vĩnh viễn không?

1. Mổ đục thủy tinh thể là loại phẫu thuật gì?

Thủy tinh thể hay còn được gọi là nhân mắt, đây là một thấu kính 2 mặt lồi, nó có độ đàn hồi và trong suốt, nằm phía sau đồng tử. Bộ phận này đóng vai trò như một thấu kính làm ánh sáng được hội tụ trên võng mạc sau khi đi qua đồng tử và truyền hình ảnh cho mắt nhìn thấy.

Đục thủy tinh thể còn có tên khác là bệnh cườm đá, cườm khô. Đây là phần thủy tinh thể đã trở nên đông đặc, mất đi độ trong suốt, chuyển sang màu trắng đục. Người bị đục thủy tinh thể thường sẽ có thị lực kém, hoặc rất kém. Khi bị mắc bệnh này họ sẽ nhìn mờ, rất nhạy cảm với ánh sáng, nếu như để lâu sẽ dẫn đến nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Mổ đục thủy tinh thể một phẫu thuật tương đối đơn giản, nó sẽ tán nhỏ rồi hút thủy tinh thể đã bị đục của người bệnh ra ngoài. Thay thế thủy tinh thể không dùng được bằng một thấu kính nhân tạo. Nó sẽ có hình dạng, kích thước, độ trong suốt tương tự và giúp người bệnh có thể nhìn trở lại. Khi được lắp thấu kính mới thì các tia sáng sẽ được truyền qua dễ dàng, thị lực cũng sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi những đám protein trong thủy tinh thể trước đây đã bị đục nữa.

Thay thủy tinh thể là gì

Đục thủy tinh thể còn có tên khác là bệnh cườm đá, cườm khô

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể

–  Dấu hiệu của tuổi tác: Tuổi già sẽ khiến cho mắt của nhiều người kém đi, theo nhiều khảo sát thì có đến 60% người bị đục thủy tinh thể là người từ 60 tuổi trở lên.

– Một số người sẽ là do yếu tố di truyền, bẩm sinh

– Nguyên nhân cũng có thể do thủy tinh thể của bị thiếu oxy, tổn thương thành phần protein

– Vô tình tiếp xúc với xạ I-on hóa thường được sử dụng trong y học để chụp X-quang hoặc để xạ trị cho bệnh nhân ung thư

– Do một số bệnh lý như là: tiểu đường, viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc

3. Nếu mổ đục thủy tinh thể mắt sáng trong bao lâu?

Mổ đục thủy tinh thể có thể sáng mắt trong bao lâu cũng còn tùy thuộc vào cơ địa, chế độ chăm sóc của mỗi người. Có người sau khi thực hiện mổ đục thủy tinh thể thì mắt đã có thể sáng khỏe trong nhiều năm. Tuy nhiên cũng có không ít những người nhìn mờ đi nhanh chóng ngay sau đó. Đôi khi còn có những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng như thị lực còn không được như trước khi mổ. Điều này có thể là vì những lý do được kể ra như sau:

– Bệnh nhân gặp phải biến chứng phẫu thuật: Tỷ lệ không nhiều, khoảng từ 10 – 15% những ca thực hiện. Một số dạng biến chứng sau phẫu thuật được kể đến như là: viêm giác mạc, bong rách võng mạc, viêm kết mạc, rối loạn điều tiết nước mắt, đục dịch kính, glocom…

– Thấu kính nhân tạo không được đặt đúng vị trí và làm đúng độ: Nếu như bị đục thủy tinh thể và kết hợp với một số trường hợp như cận thị, loạn thị, viễn thị thì rất dễ mắc phải.

– Thấu kính nhân tạo vô tình bị lệch khỏi vị trí: do tổn thương, bong rách màng bao sau.

– Mắc một số bệnh kết hợp về mắt: người bệnh có thể bị thoái hóa điểm vàng, tổn thương các dây thần kinh thị giác, đục dịch kính, glaucoma, khô mắt, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc mãn tính, khô mắt…

– Mắc một số loại bệnh mãn tính toàn thân như là: tiểu đường, suy thận, suy tim, tăng huyết áp, béo phì,  hội chứng suy giảm miễn dịch, bệnh dạ dày, viêm gan, xơ gan…

– Không kiêng hay sinh hoạt điều độ sau thi được mổ đục thủy tinh thể: người bệnh sau khi phẫu thuật tiếp tục tiếp xúc nhiều yếu tố gây hại cho mắt như ánh sáng mạnh, không đủ ánh sáng, vi khuẩn, gió bụi, rượu bia, thuốc lá,….

Thay thủy tinh thể là gì

Tuổi già sẽ khiến cho mắt của nhiều người kém đi, theo nhiều khảo sát thì có đến 60% người bị đục thủy tinh thể là người từ 60 tuổi trở lên

4. Những lưu ý giúp rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật

Sau khi thực hiện phẫu thuật người bệnh nên chú ý giữ gìn đôi mắt của chính mình và đặc biệt lưu ý những điều sau để nhanh chóng hồi phục hơn:

– Không lái xe vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật.

– Không làm nặng hoặc gắng sức vài tuần sau phẫu thuật

– Tránh cúi gập người ngay sau khi làm phẫu thuật để tránh gia tăng áp lực lên mắt

– Không hắt hơi hoặc nôn sau phẫu thuật nếu có thể

– Tránh va chạm mắt vào đồ vật

– Không bơi lội, ngâm bồn nước nóng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng mắt

– Tránh tiếp xúc mắt với các chất kích thích như bụi, bẩn, gió và phấn hoa trong vài tuần đầu sau phẫu thuật.

– Không dụi mắt sau khi phẫu thuật.

– Hạn chế tình trạng phải làm việc với máy tính liên tục không cho mắt nghỉ

– Ít tiếp xúc với những ánh sáng điện tử như: điện thoại, tivi,…

– Để mắt hồi phục tốt nhất, ít để lại di chứng bạn nên thực hiện đầy đủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

5. Biến chứng thường gặp nhất sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là một trong những phương pháp phẫu thuật được nhiều bác sĩ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đánh giá là an toàn, đồng thời nó cũng được thực hiện phổ biến nhất. Tuy nhiên bên cạnh những ca thành công thì các nghiên cứu cũng nhận thấy nếu như không được bảo vệ an toàn thì rất có thể sẽ gặp một vài tình trạng sau:

– Gần 96% mắt sau khi thực hiện phẫu thuật thì có thể đạt ít nhất 20/40 thị lực xa mà không cần chỉnh kính, đủ để có thể thực hiện việc lái xe mà không cần kính mắt hoặc kính áp tròng.

– Trong tất cả các mắt (bao gồm mắt có bệnh lý khác trước phẫu thuật mà không phải đục thủy tinh thể), gần 90% bệnh nhân có kết quả tốt sau phẫu thuật

– Các biến chứng đe dọa thị lực sau phẫu thuật chỉ chiếm khoảng 2% các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể có. Trong một số ít trường hợp, các biến chứng phẫu thuật đục thủy tinh được kể đến như là: viêm mủ nội nhãn.

Thay thủy tinh thể là gì

Lựa chọn một địa chỉ thăm khám uy tín để bảo vệ đôi mắt của mình bạn nhé!

Lựa chọn cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín khi gặp vấn đề về sức khỏe nói chung, và tình trạng mắt của mình nói riêng là vô cùng quan trọng. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: mổ đục thủy tinh thể mắt sáng trong bao lâu rồi. Hãy đón chờ những bài viết mới của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé.

Có thể bạn chưa biết, bệnh đục thủy tinh thể mắt là nguyên nhân gây mù lòa và suy giảm thị lực hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng những người trên 50 tuổi thường có nguy cơ cao nhất.

1. Bệnh đục thủy tinh thể mắt là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể mắt (hay còn gọi là cườm đá, cườm khô) là căn bệnh thường gặp nhiểu ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể có cấu tạo là một dạng thấu kính trong suốt với hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần vô cùng quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua và giúp cho các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc.

Công suất hội tụ của thủy tinh thể đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ. Đóng vai trò giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi chúng ta nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh còn được gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp cho mắt nhìn rõ được những vật ở gần.

Khi tình trạng trong suốt này dần mất đi, thể thuỷ tinh sẽ dần chuyển sang màu mờ đục và ánh sáng rất khó để có thể đi qua. Từ đó khiến cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn bị mờ đi và thậm chí có thể gây nên tình trạng mù loà nếu như không được chữa trị.

Thay thủy tinh thể là gì

Bệnh đục thủy tinh thể mắt (hay còn gọi là cườm đá, cườm khô) là căn bệnh thường gặp nhiểu ở người lớn tuổi

2. Đục thủy tinh thể được phân chia thành các nhóm như thế nào?

Bệnh đục thủy tinh thể được phân thành 2 nhóm đó là nhóm về hình thái, vị trí và nhóm phân theo mức độ.

2.1 Nhóm phân theo hình thái, vị trí

– Đục nhân: Đây là tình trạng đục nhân xảy ra khi tình trạng nhân thủy tinh thể bị xơ cứng và chuyển màu vàng vượt mức ở vùng trung tâm. Tình trạng này còn có tên gọi là đục nhân thể thủy tinh. Ở giai đoạn đầu, 2 yếu tố này sẽ gây ra một số tật khúc xạ của mắt dẫn đến những triệu chứng như nhìn xa mờ. Với đục nhân có thể xảy ra ở một bên mắt.

– Đục vỏ: Dạng đục vỏ này có thể sẽ có khả năng to ra và nhập vào nhau để tạo thành các vùng đục vỏ lớn hơn. Khi toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng người ta sẽ gọi đó là thủy tinh thể đục hoàn toàn, gọi là đục chín. Tình trạng này xảy ra ở hai mắt và thường không cân xứng với nhau.

– Đục bao: Đây là một dạng vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thủy tinh nhưng không làm ảnh hưởng đến lớp vỏ.

2.2 Nhóm phân loại theo mức độ

Bệnh lý đục thể thủy tinh sẽ được chia thành 4 mức độ khác nhau đó là: đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và cuối cùng là đục hoàn toàn.

Dù là thủy tinh thể đang ở dạng bị đục loại nào (trừ chấn thương) thì về cơ bản, tình trạng đục hầu hết là do cấu trúc và tỉ lệ của các phân tử protein đã bị biến đổi, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, gây cản ánh sáng đến võng mạc và gây suy giảm thị lực.

Thay thủy tinh thể là gì

Bệnh đục thủy tinh thể được phân thành 2 nhóm đó là nhóm về hình thái, vị trí và nhóm phân theo mức độ

3. Các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể mắt

Giảm thị lực được xem là triệu chứng quan trọng nhất và dễ nhận biết nhất. Thường là người bệnh sẽ bị nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể sẽ làm ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn bị mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng dần bị ảnh hưởng.

Mức suy giảm thị lực còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn có thể nhận biết được ánh sáng.

Đục thể thuỷ tinh có khả năng làm tăng khả năng hội tụ của nó và đây câu trả lời lý giải tại sao người một số người già bị đục thủy tinh thể đọc báo lại không cần phải đeo kính. Bên cạnh đó có một số người bệnh còn bị tầm nhìn đôi, đó là tình trạng thấy nhiều vật một lúc, hay tầm nhìn bị mờ như nhìn trong sương mù. Hiện tượng này là do thuỷ tinh thể bị đục gây tán xạ tia sáng đi qua nó.

Ở một số bệnh nhân khác lại có những triệu chứng khá đặc biệt như ra ngoài sáng thì nhìn kém nhưng vào trong nhà, ở trong bóng râm thì nhìn lại có thể tốt hơn. Đó là những bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh trung tâm khi ra nắng, sáng thì đồng tử sẽ bị co nhỏ lại, ánh sáng tới được võng mạc do đi qua đúng vùng trung tâm đục. Khi người bệnh ở trong điều kiện ít ánh sáng như trong nhà hay là bóng râm, đồng tử sẽ giãn rộng hơn, khiến cho ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thuỷ tinh chưa đục đậm và giúp bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn. Đối với những bệnh nhân chỉ mới đục ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác nữa như là mắt nhìn có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể.

Thay thủy tinh thể là gì

Các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể đó chính là suy giảm thị lực, thường là người bệnh sẽ bị nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng

4. Khi nào cần tiến hành mổ đục thủy tinh thể

Không phải bất kỳ trường hợp nào bị đục thủy tinh thể cũng cần phải phẫu thuật, bởi vì thủy tinh thể tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng bởi nó có khả năng điều tiết giúp cho mắt nhìn được mọi vật dù ở gần hay xa. Với những trường hợp bị đục thủy tinh thể đang ở giai đoạn đầu, người bệnh chưa cần thiết phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức mà có thể bổ sung một số vitamin quan trọng như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình phát triển của đục thủy tinh thể. Người bệnh nên tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và khói bụi.

Nếu trong trường hợp bắt buộc thường xuyên phải ra ngoài, bạn nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cũng cần phải có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế việc ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ và hạn chế ăn đồ ngọt.

Đối tượng nên tiến hành phẫu thuật đó là khi thị lực đã bị suy giảm dưới 3/10 hoặc sau những chấn thương mắt nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất trong việc điều trị bệnh đục thủy tinh thể mắt đó là mổ Phaco. Đây là một phương pháp phẫu thuật được thực hiện khá đơn giản, an toàn ít để lại biến chứng cho người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao rạch một vết nhỏ ở ngay phía rìa ngoài của giác mạc, sử dụng đầu của Phaco tán nhuyễn nhân thủy tinh thể bằng năng lượng siêu âm, sau đó hút toàn bộ nhân đó ra ngoài. Tiếp theo, một ống kính mới ( chính là thủy tinh thể nhân tạo) sẽ được bác sĩ đưa vào để thay thế thủy tinh thể cũ.

Ống kính này sẽ được tồn tại vĩnh viễn trong mắt, giúp cho phép ánh sáng đi qua và tập trung rõ trên võng mạc. Khi đã được đặt đúng vị trí, bác sĩ đóng vết mổ và người bệnh cần được băng bó một thời gian nhất định để bảo vệ mắt.

Thay thủy tinh thể là gì

Đối tượng nên tiến hành phẫu thuật đó là khi thị lực đã bị suy giảm dưới 3/10 hoặc sau những chấn thương mắt nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này của chúng tôi đã giúp cho các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý đục thủy tinh thể. Nếu như có thêm bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!